Công Minh:"Chính sách thu hồi đất cũng tác
hại không kém. Giả sử bạn là người có tiền, bạn có thể mua cổ phiếu của một
doanh nghiệp trồng lúa hoặc một doanh nghiệp sân golf. Bạn biết rằng Nhà
nước chỉ thu hồi đất trồng lúa để làm sân golf chứ chẳng bao giờ thu hồi
đất làm sân golf để trồng lúa. Vậy bạn sẽ có xu hướng mua cổ phiếu của ai?"
Gần 30 năm qua, chúng ta vẫn coi lúa gạo là niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có thương hiệu gạo quốc gia. Ảnh: LÊ HOÀNG VŨ |
(TBKTSG) - 1. Tin tức về việc chính quyền tỉnh Sóc Trăng sang Campuchia học tập kinh nghiệm kinh doanh lúa gạo khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Tôi sinh ra sau đổi mới, chỉ
được biết về nó qua các bài học lịch sử. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in
cảm giác tự hào dân tộc khi nghe cô giáo lịch sử cấp 2 của mình nói: “Công
cuộc đổi mới đã biến Việt Nam từ một nước thiếu đói nhanh chóng vươn lên vị
trí cường quốc xuất khẩu gạo”. Gần 30 năm qua, chúng ta vẫn coi lúa gạo là
niềm kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam.
Nhưng vài năm trở lại đây, báo
đài dần xuất hiện nhiều hơn các bài viết nói về sự tụt hậu của ngành lúa
gạo Việt Nam, rằng chất lượng gạo của chúng ta thấp, rằng gần 30 năm rồi mà
chúng ta chưa có thương hiệu gạo quốc gia. Rồi một vài lần mẹ tôi đi siêu
thị mua về gạo Nhật, gạo Thái, cũng thấy khác so với gạo nội mình thường
ăn. Hạt gạo của họ trắng hơn, to đều, không có hạt vỡ, không lẫn trấu sạn,
lại thơm hơn và dẻo hơn. Lúc đó tôi chỉ nghĩ: “Thái với Nhật phát triển hơn
Việt Nam nên mới thế”.
Một cú sốc nữa đối với ngành lúa
gạo Việt Nam khi chỉ mới tháng trước, chính quyền Trung Quốc, một thị
trường vốn được coi là rất dễ tính, sang Việt Nam để kiểm tra việc kiểm
dịch gạo. Theo một chuyên gia trong ngành, nguyên nhân là do các doanh
nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đấu trộn quá nhiều. Từ năm 2017 trở đi,
chỉ còn 22 doanh nghiệp được quyền bán gạo vào thị trường này.
2. Cách đây không lâu, tôi có
dịp ngồi nói chuyện với một doanh nhân người Campuchia kinh doanh trong
lĩnh vực lúa gạo. Ông ta say sưa kể về công việc kinh doanh của mình, rằng
mỗi năm ông ta xuất được bao nhiêu gạo, rằng giá rất tốt do gạo của ông ta
là gạo hữu cơ, không dùng hóa chất... Nhưng điều người đàn ông này tự hào
nhất là ông đã giúp được rất nhiều nông dân Campuchia thoát nghèo dựa trên
công nghệ trồng lúa gạo hữu cơ mà ông dạy họ.
Tôi hỏi ông ta có kho chứa gạo
không, dung tích bao nhiêu, có máy xát không, công suất thế nào... Ông nói
lúc đầu khởi nghiệp thì chỉ đi thuê kho và máy rất nhỏ, sau có thương hiệu
rồi, có nhà đầu tư khác cùng hùn vốn rồi thì mới mua sắm.
Tôi kể cho ông ấy nghe Nghị định
109 của Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có kho 5.000 tấn
và máy xát 10 tấn/giờ. Ông ấy trợn tròn mắt và nói: Thế thì tôi cũng không
thể khởi sự kinh doanh.
Tôi cũng kể cho ông ấy chuyện
Công ty Cỏ May của Việt Nam làm gạo hữu cơ nhưng không thể tự mình xuất
khẩu đành phải lách. Cỏ May đã phải thành lập một công ty tại Singapore. Cỏ
May trong nước sản xuất ra gạo, đưa gạo của mình cho người có giấy phép
xuất khẩu để bán cho công ty của chính Cỏ May ở Singapore, công ty này sau
đó mới bán cho khách hàng (xem thêm bài Hạt gạo
vướng nút thắt Nghị định 109/2010 trên kinhtesaigon.vn).
Người đàn ông nghĩ một lúc rồi
nói nửa thật nửa đùa: “Vậy tôi mong Chính phủ Việt Nam duy trì quy định
này, để gạo của tôi bớt đối thủ cạnh tranh”.
Xây dựng thương hiệu tức là
khiến người tiêu dùng ghi nhớ trong đầu rằng gạo có tên A, B, C... này có
chất lượng tốt. Muốn vậy, thì đầu tiên doanh nghiệp phải cung một lượng nhỏ
gạo có chất lượng tốt ra thị trường. Nếu thấy thị trường đón nhận, người
tiêu dùng bắt đầu ghi nhớ rằng gạo A, B, C... đó tốt rồi thì mới tìm kiếm
thêm nhà đầu tư, ngân hàng để mở rộng quy mô và cố gắng duy trì chất lượng.
Không ai mới bắt đầu xây dựng thương hiệu mà đã đi vay hàng chục tỉ đồng để
đầu tư, cung một lượng gạo khổng lồ ra thị trường khi chưa biết thành, bại
ra sao.
Đó là cách mà Nghị định 109 đã
góp phần giết chết những nhà khởi nghiệp và giết chết thương hiệu gạo của
Việt Nam.
3. Làm việc sâu trong lĩnh vực
pháp luật kinh tế, tôi ngày càng thấm thía một điều rằng, để phát triển một
ngành sản xuất nào đó, không cần Nhà nước phải ưu đãi, hỗ trợ, hay quy
hoạch, cấp phép gì hết, chỉ cần Nhà nước bảo hộ quyền tài sản và quyền hợp
đồng của nhà đầu tư trong lĩnh vực đó một cách toàn vẹn và lâu dài, chắc
chắn ngành đó sẽ phát triển.
Đất canh tác là cơ sở đầu tiên
để đầu tư vào lúa gạo. Nhưng quyền tài sản của nhà đầu tư đối với đất trồng
lúa bị giới hạn bởi hai chính sách: (1) hạn điền và (2) thu hồi đất.
Hạn điền làm tăng chi phí canh
tác, bởi chẳng ai có thể ứng dụng máy móc vào một mảnh ruộng bé tí hon.
Nhưng tai hại hơn, hạn điền còn khiến chất lượng gạo không ổn định. Doanh
nghiệp mua gạo của hàng trăm ngàn hộ nông dân khác nhau thì không có cách
nào để bảo đảm chất lượng gạo đồng đều.
Doanh nghiệp tập huấn cho bà
con, cung cấp giống, phân, thuốc rồi giám sát để bảo đảm chất lượng gạo
đồng đều ư? Chỉ cần khi đến vụ, giá gạo bên ngoài cao hơn 100 đồng/ki lô
gam là nông dân lật kèo, doanh nghiệp có đủ chứng cứ cũng không thể đi kiện
bởi vì hệ thống tư pháp quá mất thời gian và không hiệu quả. Quyền hợp đồng
không được Nhà nước bảo hộ thì không thể bảo đảm cho những mô hình hợp tác
như vậy.
Chính sách thu hồi đất cũng tác
hại không kém. Giả sử bạn là người có tiền, bạn có thể mua cổ phiếu của một
doanh nghiệp trồng lúa hoặc một doanh nghiệp sân golf. Bạn biết rằng Nhà
nước chỉ thu hồi đất trồng lúa để làm sân golf chứ chẳng bao giờ thu hồi
đất làm sân golf để trồng lúa. Vậy bạn sẽ có xu hướng mua cổ phiếu của ai?
Thu hồi đất còn khiến không ai
dám đầu tư lâu dài. Muốn trồng gạo hữu cơ đòi hỏi đất không được sử dụng
bất kỳ hóa chất nào trong ít nhất ba năm. Sẽ không ai dám làm điều này nếu
họ không thể chắc chắn rằng họ có quyền sử dụng mảnh đất đó trên 10 năm.
Trên 10 năm tức là phải trải qua ba nhiệm kỳ chủ tịch tỉnh, người có quyền
ký quyết định thu hồi đất, không ai dám chắc ông chủ tịch tiếp theo không
làm điều này.
Nguồn: Thời Báo Saigon
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire