* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Trung tuần tháng 10/2016, Hội nghị Trung ương 4 ĐCSVN (Khóa XII) họp trong 6
ngày. Hội nghị tập trung bàn thảo chủ yếu về công tác xây dựng Đảng, mà đề tài
nóng bỏng là sự SUY THOÁI đang diễn ra trong Đảng lúc này! Kết thúc Hội nghị,
theo lệ thường, là sự ra đời một bản Nghị quyết quan trọng! Lần này bản Nghị
quyết có tên khá dài là “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn
chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; và một số vấn đề khác.”Ngay
trong bài diễn văn khai mạc Hội nghị, TBT Nguyễn Phú Trọng đã cảnh báo: “Tình
trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn chưa được ngăn chặn và đẩy
lùi; có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả
khôn lường!”.
Trước hết, cần khẳng định, cũng như THAM
NHŨNG, hiện tượng SUY THOÁI là khuyết tật của riêng Đảng, khởi nguồn ngay trong
nội bộ Đảng chứ không phải là tác động khách quan từ bên ngoài dội vào hàng ngũ
Đảng, càng không phải là của “các thế lực xấu, thù địch chống phá Đảng”! Trong
vấn đề này, hoàn toàn không có thế lực nào chui được vào trong nội bộ Đảng để
có thể bôi nhọ hoặc làm mất uy tín của Đảng! Thứ đến, xem chừng hiện tượng này
đã đến điểm nút và rất nguy cấp, đến mức ông Nguyễn Phú Trọng phải lo lắng thốt
lên “có thể gây ra những hậu quả khôn lường!” . Hậu quả khôn
lường ở đây, theo thiển ý của người viết, có thể là Đảng đang đứng trước nguy
cơ “vỡ trận” chăng?!
Vậy đâu là nguyên nhân của sự SUY THOÁI này và giải pháp thoát khỏi nó là gì?
Thực ra, tình trạng SUY THOÁI trong Đảng không phải là hiện tượng mới, nó đã có
từ trên 20 năm nay! Ngay từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996), Đảng
đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ này rồi! Và, cũng giống như THAM NHŨNG mà Đảng
coi là căn bệnh ung thư cách đây đã trên 25 năm (từ Đại hội Đảng lần VII,
6/1991), nguy cơ SUY THOÁI cũng không dễ ngăn chặn và đẩy lùi được! Thực tế,
các nguy cơ trên cứ sau mỗi kỳ Đại hội Đảng, nó hình như lại được “nuôi dưỡng”
để trở nên lớn mạnh không ngừng! Vậy, đâu là căn nguyên gốc rễ đưa đến vấn nạn
này, và đâu là giải pháp chủ yếu để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ mà TBT Trọng coi
là “sẽ gây ra những hậu quả khôn lường”?
Ông
Vũ Ngọc Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban thường
trực Ban Tuyên Giáo Trung ương (Khóa XI) đã chỉ ra nguyên nhân chủ yếu, nguyên
nhân gốc rễ của nạn SUY THOÁI trong Đảng hiện nay. Trong số các nguyên nhân
chính, ông Hoàng (ông Vũ Ngọc Hoàng chứ không phải là ông Vũ Huy Hoàng) nhấn
mạnh việc thiếu vắng 2 cơ chế là Kiểm soát quyền lực và Tự
do tư tưởng, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin! Nhưng ông Hoàng
không đề xuất và kiến nghị được giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn nạn SUY THOÁI
này! Song ông Hoàng đã nói rất đúng, 2 cơ chế này đâu đã có, nó hoàn toàn thiếu
vắng trong sinh hoạt Đảng từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến nay!
Trước hết, xin được bàn qua về cơ chế Kiểm soát quyền lực! Nói
đến cơ chế này, phải nói đến Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng. Từ khi Đảng ra
đời, tất cả Ủy ban Kiểm tra các cấp của Đảng đều do Đảng bộ cấp đó chỉ định,
không thông qua qua bầu cử! Ngay cả Ủy ban Kiểm tra Trung ương hiện nay cũng
vậy, đều do Ban Chấp hành Trung ương chỉ định. Cơ cấu nhân sự gồm những ai, quy
chế hoạt động ra sao đều do TBT và BCT quyết định, chứ không do Đại hội Đảng
bầu ra! Đây là một khiếm khuyết vô cùng nghiêm trọng! Được biết, từ năm 1980,
trước và trong mỗi kỳ Đại hội toàn quốc, rất nhiều đảng viên, trong đó có người
viết bài này, kiến nghị Đại hội Đảng phải trực tiếp bầu ra Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, chứ không thể để Ban Chấp hành Trung ương chỉ định ra Ủy ban này!
(Cũng như UBKT các cấp phải do Đại hội Đảng bộ và Chi bộ bầu, chứ không thể do
Đảng ủy hay Chi ủy cử như hiện nay!) Nhưng tất cả các ý kiến này đều bị phớt lờ
hoặc bịt đi, không được chấp nhận! Như mọi người đều rõ, quyền lực của Đảng trước
nay chủ yếu tập trung vào các chức vụ chủ chốt như Tổng Bí thư, các Ủy viên Bộ
Chính trị và Ban Bí thư! Nhưng Đảng lại không có cơ chế kiểm soát các vị này
một khi họ có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Đảng hoặc vi phạm Hiến pháp và Pháp luật
Nhà nước, chẳng hạn như các hiện tượng “SUY THOÁI về chính trị biểu
hiện qua các hiện tượng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” hoặc “SUY
THOÁI về đạo đức, lối sống biểu hiện qua các hiện tượng như lợi ích nhóm, tham
nhũng chính sách, tham nhũng quyền lực, tham ô công quỹ, nhận hối lộ v.v...”.
Chủ động tiến hành việc ngăn
chặn, đẩy lùi hoặc xử lý những hiện tượng này là Ủy ban Kiểm tra Trung ương ư?
Không đâu! Ủy ban này chỉ được làm những vụ việc do TBT hoặc BCT trực tiếp ra
lệnh hoặc cho phép. Nếu tự tiện làm những vụ việc mà chưa được lệnh hoặc không
có sự đồng ý của TBT hoặc BCT thì ngay lập tức sẽ bị “tốp” lại ngay, và ông Chủ
nhiệm hay Phó Chủ nhiệm hoăc toàn bộ Ủy ban Kiểm tra sẽ bị bãi chức, bị giải
thể lập tức! Nhưng nếu UBKTTƯ do Đại hội bầu thì lại khác, sẽ khác hoàn toàn
với UBKTTƯ như hiện nay, vì Ủy ban này không phụ thuộc vào BCHTƯ, họ chịu trách
nhiệm và chỉ chịu trách nhiệm trước Đại hội Đảng toàn quốc, chứ không phụ thuộc
vào TBT hay BCT như hiện nay! Do vậy, họ có toàn quyền kiểm tra, giám sát những
vụ việc, hoặc bất cứ tổ chức hay cá nhân nào, kể cả TBT và các Ủy viên BCT, một
khi Ủy ban này thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc vi hiến, lạm quyền như
Dự án Bauxite Tây Nguyên, 2 vụ Vinashines, Vinalines, vụ cảng nước sâu Sơn
Dương và Formosa Vũng Áng (Hà Tĩnh), hoặc các vụ cấp phép cho Trung Quốc thuê
300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn ở các tỉnh biên giới trong những năm đầu thập kỷ
2010’s! Tôi tin rằng, nếu có UBKTTƯ do Đại hội Đảng bầu ra, chắc chắn rất nhiều
dự án, trong đó có các dự án nói trên, sẽ không hình thành, và do vậy lúc này
Đảng đâu phải lo lắng đối phó với “Tình trạng SUY THOÁI có thể gây ra
những hậu quả khôn lường” như ông Nguyễn Phú Trọng đang lo lắng và
than thở!
Còn về cơ
chế “Tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin”, nói
gọn lại đó chính là tự do báo chí, tự do biểu đạt!
Vâng, song song với cơ
chế Kiểm soát quyền lực, nhất thiết phải có cơ chế tự do báo chí! Nhưng cơ chế
này đã thiếu vắng ở đất nước ta tròn nửa thế kỷ qua! Nói “tự do báo chí” mà
không cho phép báo chí tư nhân hoạt động thì không thể nói là có “tự do báo
chí” được! Tự do báo chí nhất thiết phải chấp nhận báo chí tư nhân! Tổng Biên
tập và Tòa soạn các báo phải tuân theo và chỉ tuân theo Luật Báo chí do Quốc
hội ban hành, và chịu trách nhiệm trước độc giả và nhân dân, chứ không tuân
theo chỉ thị (miệng hay văn bản) của bất cứ ai, tổ chức nào ngoài Luật Báo chí!
Tình trạng như hiện nay, trên 800 tờ báo, bao gồm báo in, báo nói, báo hình và
báo mạng mà chỉ có một “Tổng Biên tập” duy nhất, đó là Ban Tuyên giáo Trung
ương! Tình trạng này không nên kéo dài, vì nó rất tai hại cho đất nước và xã
hội! Quyền lực thứ tư (sau quyền lập pháp, tư pháp và hành pháp) mà nằm gọn
trong tay của một tổ chức, một đảng chính trị thì sao có thể gọi là “tự do tư
tưởng, tự do ngôn luận và minh bạch thông tin” được?
Chính vì thế, Đảng nên
chấp nhận tự do báo chí vì cơ chế này rất có lợi cho tiến bộ xã hội nói
chung và làm trong sạch nội bộ Đảng nói riêng, vì nó sẽ loại bỏ ngay “nạn
SUY THOÁI, nạn THAM NHŨNG”từ trong trứng nước, chứ không để đến mức chúng
trở thành bầy sâu, thậm chí cả tập đoàn sâu như hiện nay được! Tôi dám chắc,
điều mà ông Trọng lo lắng “sẽ xảy ra những hậu quả khôn lường”chắc
chắn sẽ không thể xảy ra nếu Đảng chấp nhận và thực thi 2 cơ chế Kiểm
soát quyền lực vàTự do báo chí (tức tự do tư tưởng, tự
do ngôn luận và minh bạch thông tin) mà ông Vũ Huy Hoàng đã chỉ ra nhưng
không dám đề xuất và kiến nghị Đảng áp dụng!
Trong dịp Tết Đinh Dậu vừa qua, nhiều trang mạng xã hội trong và ngoài nước đã
đăng tải 4 kỳ liên tiếp một bài viết rất đặc sắc có đầu đề là “Đảng Cộng sản Việt Nam, ngã ba đường lịch sử.” của
tác giả ký tên Lãng Anh. Trong bài viết rất sắc sảo này, tác giả Lãng Anh đã
tổng hợp và phân tích sâu sắc những khuyết tật bẩm sinh dẫn đến sự thất bại tất
yếu của các Đảng Cộng sản theo chủ thuyết Marxist-Leninist trên toàn thế giới!
Hai trong các khuyết tật khiến các Đảng Cộng sản đồng loạt sụp đổ ở Liên Xô và
các nước Đông Âu cuối những năm 1980’s, đầu những năm 1990’s có lẽ chính là sự
thiếu vắng 2 nguyên lý mà ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Phó
Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương đã nêu lên, đó là “Nhà
nước không có cơ chế kiểm soát quyền lực và Xã hội không có tự do báo chí”!
Tôi tin rằng, nếu ĐCSVN chấp nhận và áp dụng cơ chế “Kiểm soát quyền lực” và cơ
chế “Tự do tư tưởng, Tự do ngôn luận và Minh bạch thông tin” thì ĐCSVN hoàn
toàn có thể yên tâm, tránh được nguy cơ SUY THOÁI “sẽ gây ra những hậu
quả khôn lường” mà TBT Nguyễn Phú Trọng, Giáo sư-Tiến sỹ hàng đầu
chuyên về Xây dựng Đảng, đã lo lắng cảnh báo trong Hội nghị Trung ương 4 vừa
qua!
Hà Nội, ngày Kỷ niệm thành lập Đảng,
3/2/2017.
N.Đ.Q
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire