Ký sự Thiện Tùng
Đường Hồ Chí Minh trên bộ xuyên Việt đang bị khựng lại khi ghim vào Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo bản
vẽ, đoạn đường này nằm về
phía bắc theo hướng đông-tây, cách biên giới Việt Nam - Campuchia trung bình khoảng
10 km, nó chắn ngang dòng lũ từ thượng nguồn đổ về ĐBSCL.
Đoạn đường bộ này, theo tôi không nên, không thể làm, bởi làm nó sẽ tốn kém khủng, di
họa khiếp :
Đường Hồ Chí Minh trên bộ trong thời bình |
–Tốn kinh phí khủng: Đoạn lộ này phải xuyên qua thung lũng
Đồng Tháp Mười ; đồng Tứ giác Long Xuyên ; qua 2
khu rừng ngập mặn và phèn là U Minh Thượng,
U Minh Hạ để đến
Cà Mau, có chiều dài khoảng hơn
500 km.
Không đơn giản chút nào, trên cả tuyến, việc xử lý nền đường phải đào sâu trung bình ít nhất 1 thước để bỏ đi lớp
sình lầy, lấy đất
chuẩn đâu để đắp lộ ? - Tại chỗ và vùng lân cận không tìm đâu ra !. Dầu có cố gắng đắp được lộ thì nó cũng trở thành đê ngăn lũ, cao lũ
khi nước tràn đồng hàng năm
trung bình khoảng 3 thước tính
từ mặt đồng,
bị tức nước,
không
sớm
thì muộn, lộ sẽ vỡ đó là
điều chắc chắn.
–Di họa khiếp : Nếu không có
nước lũ về,
toàn bộ Đồng
bằng
sông
Cửu
Long sẽ trở thành
vùng đất
chết,
không
còn là vựa lúa của cả nước. Nếu
thực
hiện
thành
công
con lộ chắn
ngang dòng lũ này thì người dân Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phản ứng hơn cả gay gắt để sinh tồn. Đó là chưa nói các nước ở thượng nguồn như Lào, Campuchia… bị ngập
vì ứ lũ vào mùa mưa, họ sẽ kiện
ta.
Để yên dân, vừa lòng các nước ở thượng
nguồn,
không
còn cách nào khác, nếu không phá lộ, phải làm hàng trăm cây cầu, trong đó có 2 cầu lớn vượt sông Tiền
và sông Hậu, tương ứng
với lượng
cầu đang
phải có trên
Quốc lộ 1A
– lại
thêm tổn
phí không
nhỏ.
Nên chăng, thay
vì làm đường Hồ Chí Minh trên bộ đoạn qua Đồng bằng sông Cửu Long tốn phí khủng và gây
họa khiếp như thế,
ta làm đường Hồ Chí Minh trên sông ở
đoạn này :Tổn phí ít, không cản lũ đảm bảo môi sinh cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long ; không gây phiền đối với các nước ở thượng nguồn ; còn lợi về mặt quốc phòng và
an ninh ; mở ra tuyến du lịch lý tưởng
trên sông ở Đồng
bằng
sông
Cửu
Long.
Vì không phải là học giả,
biết mình không đủ tư cách, nhưng là một công dân tôi có quyền nói suy nghĩ của mình
vì lợi ích cộng đồng. Tôi là người
sinh ra và ít
nhất cũng
60 năm đã từng
ngược
xuôi
khắp cùng Đồng
bằng
sông
Cửu
Long, những điều tôi
trình bày sau đây đảm bảo đúng về định tính.
Di chuyển trên sông ở Đồng Tháp Mười |
Nếu làm đường Hồ Chí Minh trên sông, trước tiên cần
biến
thị trấn Đức
Huệ của tỉnh
Long An vốn
nghèo nàn
thành
thị trấn
hay thị xã
khang trang, làm nơi dừng
chân của
du khách,
lấy nơi đây làm điểm
cuối của đường
Hồ Chí
Minh trên bộ và là điểm
xuất
phát đường
Hồ Chí
Minh trên sông.
Tại sao chọn Đức Huệ ? Vì nó là vùng đất cao nằm cạnh vùng Mỏ Vẹt, giáp biên giới với Campuchia, tiếp giáp
với Đồng Tháp Mười, nơi gối đầu những con kinh, con sông, vạch đường biên giới giữa 2 nước Việt
Nam-Campuchia từ Đông sang Tây.
Làm đường Hồ Chí Minh trên sông có 4 cái lợi :
– Tổn phí ít : Chỉ nạo vét, phá giáp giang giữa những con kinh hay sông sẵn có,
nhân dịp bơm dồn đất tôn nền
cho dân cư dân dọc
theo tuyến.
– Không cản lũ : Đất nạo vét bơm dồn thành những
gò cao, vừa không cản lũ đảm bảo môi sinh
(nguồn nước ngọt phù sa và nguồn thủy sản) vốn có của cả Đồng bằng sông Cửu Long, vừa có chỗ cao ráo cho dân sở tại cư ngụ, sinh sống.
– Lợi về quốc phòng, an ninh : Tuyến đường sông này vạch
rõ và khẳng định đường biên giới Việt Nam-Campuchia từ đông sang tây có chiều dài khoảng
hơn
400 km.
– Lợi về du lịch : Cả tuyến đường xuyên qua hầu như tất cả những địa
danh vang tiếng một
thời,
khách
trong và
ngoài nước
chắc
chắn, ít
nhất một lần,
muốn được
thưởng
lãm – đây là điều
kiện và cơ hội
cho “ngành
công
nghiệp
không
khói” cùng
cư dân sở tại tăng
thu nhập
qua dịch
vụ du
lịch.
Nhà nước
chỉ cần mở
tuyến,
còn du thuyền nếu không kham nổi chỉ cần bật đèn dân họ sẽ áp vô. Dọc theo tuyến người dân sẽ vui vẻ lo việc dịch vụ ăn uống
và ngơi
nghỉ
cho du khách.
Nếu gọi “Đường Hồ Chí Minh trên
sông” tính từ Đức Huệ đến Cà Mau
có chiều dài khoảng hơn 500 km. Nếu làm
tuyến
Du lịch
trên sông
mở
theo dạng
chữ U lật
úp. Điểm xuất
phát từ Đức
Huệ – đầu
thân phải chữ U, đi vòng hết chữ U đến nơi dừng chân cuối cùng là Thành phố Hồ Chí Minh – tức đi từ hướng Đông sang Tây (thân phải chữ U) ;
kế đến từ hướng
Bắc sang hướng Nam (đáy
chữ U),
rồi từ hướng
Tây
sang hướng Đông
(thân
trái
chữ U). Độ dài toàn tuyến chữ U khoảng 1
ngàn km. Khách nhàn du đói ăn, khát uống, ngày đi, đêm nghỉ. Theo tôi, mở tuyến du lịch đường sông đoạn Đồng bằng
sông Cửu Long này lưỡng lợi,
vì nó vừa đảm bảo có đường Hồ Chí Minh xuyên Việt như mong muốn của
lãnh đạo, vừa có lợi nhiều mặt như đã nói . Theo thói thường, di chuyển vùng
sông
nước kỵ
thuyền, đòi
kỵ mã, kỵ xa là không hợp lý.
Từng đoạn và những danh thắng, người viết
chia 3 phần của chữ U lật úp giới thiệu từng phần theo bố cục
ABC:
A.-Thân bên phải của chữ U lật úp từ Đức Huệ ra biển Tây
Đoạn này gồm có sẵn 4 kinh và sông (1) thuộc Việt
Nam quản lý, chúng gối đầu với nhau, và là ranh giới hiện tại giữa Việt Nam -
Campuchia từ đông sang tây, có chiều dài khoảng hơn 400 km, gồm :
1/ Kinh Cái Cỏ : Bắt đầu từ Đức Huệ đến sông Sở Hạ. Về lịch sử, kinh này
do vua Gia Long bắt dân đào để bầu đoàn của ông bôn tẩu sang Xiêm, một thời nó mang tên “Kinh
Gia Long tẩu quốc”.
2/ Sông Sở Hạ : nối tiếp kinh Cái Cỏ ra đông Sông Tiền. Đoạn sông này qua
sát nách 3 thị trấn Tân Hồng, Hồng Ngư và Tân Châu, có những địa danh tên tuổi như Tân Thành, nơi nổi tiếng nhiều cá nước ngọt ; Dinh điền Sa Rài, nơi ông Ngô Đình Diệm di dân
miền Trung vào đây ;
Cù lao Long Khánh, vùng tơ lụa, nhuộm mạc-nưa (marleur) và trồng
thuốc lá
vang tiếng
một
thời ;
nơi đây có
khu rừng
Dừng
thuộc 4
xã, thời chiến gọi là Tứ Thường : Thường Thới Tiền, Thường Thới Hậu, Thường Lạc, Thường Phước. Khu Ủy khu Trung Nam Bộ chọn rừng Dừng này
làm căn cứ chính
gần như suốt
thời chống Mỹ
(1960-1975). Mùa nước lũ tràn đồng,
ba thị trấn này như 3 chùm hoa đăng khổng lồ giữa trời nước mênh mông.
3/ Sông Bắc Nam : Xuất phát từ bờ tây Sông Tiền sang Sông Hậu (2), là vùng
trũng, nơi nổi
tiếng
nhiều cá nước
ngọt cũng
như Tân
Thành,
ghe rỗi từ xa
đến đây
mua cá – Sài
Gòn tiêu thụ cá 2 nơi này
nhiều
nhứt,
chủ những
vựa cá
nhìn cá phân biệt được
loại nào thuộc vùng
Tân Thành loại nào thuộc vùng sông Bắc Nam. Nhiều hộ dân sống bằng nghề làm bè
nuôi cá, làm nhà cho cả gia đình
ở trên bè – nhìn cách sống của người dân đa dạng thật là lý thú.
4/ Kinh Vĩnh
Tế : Có người còn gọi kinh
Thoại Ngọc Hầu, vì do vợ chồng ông Thoại Ngọc Hầu chủ trương đào từ Châu Đốc
ra biển Tây. Đoạn
kinh này
qua quá
nhiều địa
danh tên
tuổi
thu hút
du khách
bốn
phương
: bên
phía
Việt
Nam nhiều núi,
có 7
cái núi có tên
như Núi Dài,
Núi
Sam, Núi Sập,
núi Ba Thê… Đặc biệt có đền thờ Bà
(Bà Chúa xứ) người viếng
quá sức tưởng
tượng
mỗi
khi giỗ hội – bà gì
không nói rõ tên, các bô lão nói đấy
là vợ Thoại Ngọc Hầu. Nhìn xuyên qua cánh đồng,
xa xa bên đất Campuchia, có núi Tượng Lăng
thuộc tỉnh Takeo và dải núi đen (huyền
nham) thuộc tỉnh Campot, trông
thật là thơ mộng.
B.- Đáy chữ U: Từ cuối kinh Vĩnh Tế đến Cà Mau, có chiều dài khảng 100
km
Nếu đi trong đất liền, thì trước khi ra vàm kinh Vĩnh Tế rẽ trái, theo những con kinh có sẵn qua 2 khu rừng vang tiếng một thời là U Minh Thượng và U Minh Hạ rồi đến Cà Mau – nơi tận cùng của dải đất chữ S.
Nếu ra biển Tây thì ra
vàm kinh Vĩnh Tế rẽ trái, cặp theo bờ biển, mặc sức chiêm ngưỡng
cảnh đẹp
thiên
nhiên : các hòn Hòn Đất,
Hòn Khoai… và đặc
biệt là Hòn Phụ Tử
chơi vơi
ngoài
biển rồi đến Cà
Mau.
Nếu muốn chiêm ngưỡng
lăng thờ tướng
quân
Nguyễn
Trung Trực
hay nhà thờ họ Thủ
tướng
Nguyễn Tấn Dũng
thì ghé tỉnh Kiên Giang. Và nếu muốn ngao du đảo Phú Quốc xa khơi
thì tại tỉnh Kiên Giang này có dịch vụ đường
biển và đường không.
C.- Thân bên trái chữ U lật úp : từ Cà Mau đi về hướng đông, đích đến là
Thành phố Hồ Chí Minh
1/ Đoạn một : theo kinh đào từ Cà Mau sang tỉnh Bạc Liêu.
Ở Bạc Liêu có 2 di tích
mới trùng tu thành 2 điểm du lịch: Một
là: di tích cơ ngơi đồ sộ của Hội đồng
Trạch,
một đại địa chủ xưa giàu có nhứt vùng, ông là thân sinh của Công tử
Bạc Liêu vang tiếng một thời. Hai là: di tích và nhà hát cố nhạc sĩ Cao
văn Lầu (Sáu Lầu), người
cho ra đời nhạc phẩm
“Dạ cổ Hoài lang” – tiền thân của “Dân ca Nhạc cổ Nam phần”.
2/ Đoạn hai :xuyên qua tỉnh Sóc Trăng ra sông Hậu (Bassac)
Bên bờ Sông Hậu có “Dinh
Cậu” nổi tiếng một thời – là nơi thờ một vị Thần do dân phong.
Theo sử tích : trước đây, vào mùa gió Nam, mỗi khi gió to từ biển xô sóng vào đầu cồn chưa
nhô lên mặt nước,
những
cột nước
tung cao như những
con ngỗng
trắng
bay lên,
người
ta cho đó là những
con Ngỗng
Thần.
Thương
nhân và thường
dân
qua lại đoạn sông
này lập lăng
thờ. Từ đó,
ai qua lại đoạn
Sông Hậu này đều tự giác
ghé Dinh Cậu tế lễ cầu
an. Thời Pháp thuộc,
người ta tế lễ nơi đây
không thua kém tế lễ lăng
ông Lê văn Duyệt ở chợ Bà Chiểu quận Bình Thạnh – Sài Gòn.
3/ Đoạn ba : từ
bờ đông Sông Hậu phải vào vàm
kinh Mang Thít (Cái Thia), đây là độc đạo để sang Sông Tiền
Tại vàm kinh Cái Thia
này là thị trấn Trà Ôn, quê hương của đệ nhứt danh ca có tên Út
Trà Ôn.
Về lịch sử : Dân từ phương Bắc
xuôi
dòng sông Mékong vào phương Nam mở cõi mưu sinh, kinh Cái Thia là nơi họ dừng
chân để
bung ra diện rộng (3).
Quân xâm lược Xiêm
La (Thái
Lan) với
chiến
thuyền từ Sông
Hậu
sang Sông Tiền bằng đường
kinh Cái Thia này – Vở kịch
cải lương “Muôn dặm
vì chồng” nói về một phụ nữ lặn lội ra tận triều đình Huế kêu oan cho chồng Bùi Hữu Nghĩa – Bùi Hữu Nghĩa làm quan ở vùng Cái
Thia bị quan trên kết án oan.
4/ Đoạn bốn : sang Sông Tiền hướng
về Trung Đô(4) –
Mỹ Tho xưa, Tiền
Giang nay
Nên giảm tốc khi qua vàm
Sông Tiền để chiêm ngưỡng cảnh
nên
thơ :
hãy nhìn ngược nước về hướng
Bắc
chiêm
ngưỡng
cầu Mỹ
Thuận
cao vòi vọi, với những chùm cáp hình rẻ quạt tóm lưng cây cầu
treo lơ lửng
giữa
không
trung ; nhìn xuôi nước về hướng Đông
và
Nam chiêm
ngưỡng
4 nhánh
sông
: Mỹ
Tho (5), Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên êm đềm
xuôi ra biển cả.
Địa phận tỉnh Tiền Giang có nhiều điểm có thể tham quan. Tiện lợi nhứt nên thông qua Công ty Dịch vụ
Du lịch Tỉnh để nhờ họ hướng dẫn. Công ty
Dịch vụ Du lịch này ở sát bờ sông, cạnh vườn hoa Lạc Hồng thuộc bến Chương Dương, có cầu riêng cho du thuyền.
Ở Tiền Giang có các danh
thắng:
+ Khu lưu
niệm
chiến tích Rạch
Gầm,
Xoài Mút –
trận quân Quang Trung tiêu diệt quân xâm lược Xiêm
La (Thái
Lan).
+ Trại nuôi, lấy nọc rắn với qui mô lớn Đồng Tâm – Đồng Tâm là tên của khu căn cứ sư đoàn 9 Mỹ,
nằm ven sông, thuộc xã Bình Đức.
+ Chùa Vĩnh Tràng, di tích văn hóa quốc gia.
+ Khu du lịch sinh thái cồn Thới Sơn, đây là nơi hội tụ nhiều đặc sản khu vực, sẽ làm vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Đầu Cồn chui dưới dạ cầu Rạch Miễu – cầu
dài nhứt đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay, nối
Quốc lộ 60 giữa 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Nếu đi đường
bộ có mở đường ngang hông
cầu xuống Cồn, đi đường
sông bằng du thuyền.
+ Đền thờ 2 danh nhân Trương Công Định và Nguyễn
Hữu Huân (Thủ Khoa Huân) ở Gò
Công và Chợ Gạo.
+ Muốn sang du ngoạn ở Bến
Tre – quê hương Đồng
Khởi là
chuyện
nhỏ : trên bộ có xe, dưới nước có du
thuyền,
chỉ
qua sông
là tới.
Vì nằm trên bờ sông lớn,
cơ ngơi
khu Dịch
vụ Du
lịch
tỉnh
Tiền
Giang thoáng
mát,
rộng
rãi, chỉ cần ra sân sau nhà hàng Chương
Dương
hay ra nơi dừng
chân của cầu
du thuyền, đứng
dựa
lan can, bất kể ngày đêm,
tha hồ
nhìn cảnh vật thơ mộng
: Gió biển
theo Cửa
Tiểu,
Cửa Đại
luồn vào mát rượi ;
ghe tàu
ngược
xuôi,
lục
bình lặng lờ trôi ; kia cồn Tân Long, bè nuôi cá, ghe tàu đánh cá đậu bao quanh ; kìa cồn Thới Sơn
trải dài một màu
xanh biếc ;
đó cầu Rạch
Miễu,
bị hệ thống
cáp
hình rẻ quạt treo cong lưng lơ lửng trên không trung, xe qua lại như đàn
kiến
ra vào ổ ;
nọ vườn
hoa Lạc Hồng
có tượng
Nguyễn Hữu
Huân xây lưng
ra vàm sông
Bảo Định,
từng
tốp
người vô tư đi dạo mát..vv…
Xin cho xả căng rồi sẽ hành
trình đoạn cuối :
Có lần vào lúc nửa chiều, tôi ra cầu du thuyền hứng mát, đứng dựa lan can
nhìn ra Cửa Tiểu, Cửa Đại, sống lại trong lòng tôi mấy
câu thơ của
Nguyễn
Du : “Buồn
trông
cửa bể
chiều hôm, thuyền
ai thấp thoáng cánh
buồm
xa xa, buồn trông ngọn nước mới
sa, hoa rơi man mác biết là về đâu !…”. Tôi lại
nhìn về hướng
cồn
Thái Sơn
thấy đàn
cò trắng cất cánh bay về hướng tỉnh Trà Vinh, gợi tôi nhớ đoạn câu
ca vọng
cổ của
soạn
giả Viễn
Châu : “Chiều xuống hoàng hôn pha sắc tím, cánh cò chở nắng bay xa về tận
cuối chân trời, tôi dõi mắt trông theo vời vợi tầm nhìn, cánh cò khuất dần chỉ
còn màu xanh ở lại, điểm phất sương chiều sao gợi nỗi bâng khuâng…”.
5/ Đoạn năm : đoạn cuối cùng của tuyến du lịch hình chữ U lật úp nầy:
Khởi hành từ khu Dịch vụ
Du lịch tỉnh Tiền Giang xuôi dòng đến vàm Kỳ
Hôn, nếu đi thẳng ra Cửa Tiểu, quẹo trái, cặp theo bờ biển vào cảng Sài Gòn ; nếu đi tắt, từ vàm Kỳ Hôn vào kinh Chợ Gạo về Thương
Cảng
Sài
Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh).
Kinh Chợ Gạo là kinh đào từ xa xưa, thuộc hệ thống đường vận tải thủy huyết mạch giữa Đồng bằng sông Cửu Long với Sài Gòn. Đoạn kinh này dài chỉ khoảng 60 km, nơi đây
chỉ có sự kiện
: Ngày 08/03/1968 (ngày Phụ nữ Quốc tế), Quân Giải phóng bắn chìm pháo hạm Mỹ tại
vàm Kỳ Hôn này. Ngoài ra, giữa chặng đường
có chợ Đồng
Sơn, còn gọi là Chợ
Dinh – có câu ca : “Chợ Dinh bán áo con trai/ Chợ trong bán chỉ chợ ngoài
bán kim” (Câu này xưa lắm rồi,
người
viết
không hiểu ý nghĩa của nó).
Lũ là nước từ trên
cao đổ xuống,
lụt là nước từ biển dâng
lên.
Người
ta có thể đắp đê chống
lụt
chớ không
thể đắp đê chống
lũ – chỉ có xả lũ khi thấy không cần nó. Lũ ở Đồng bằng sông Cửu
Long là quy luật muôn thuở, nước lũ từ trên cao đổ xuống, mang theo phù
sa và tôm cá nước ngọt,
là nguồn lợi không thể thiếu đối với cư dân Đồng
bằng sông Cửu
Long. Chung sống
với lũ là tuân thủ
quy luật tự nhiên, cải tạo nó phục vụ dân sinh chớ không thể/phải triệt tiêu
nó. Sau 1975, khi nước thống
nhứt,
những
cố vấn “lạ” từ xa
đến,
xem lũ là họa, bày ra lập những khu tránh lũ, đắp lộ, đê, bờ bao chống lũ… chẳng những không hiệu quả
còn lãng phí, gây thiệt hại nghiêm trọng. Người dân Đồng
bằng
sông
Cửu
Long đã
và đang than phiền về
chuyện “đắp” gây thiếu nước lũ, ruộng vườn bị
nhiễm độc… Đó là điều thúc
giục tôi viết
bài này, dầu biết rằng mình “đá lộn sân” trước sự thờ ơ của
những “cầu
thủ” chuyên nghiệp.
Tôi viết bài này chẳng khác những dân tay ngang sản xuất máy bay, xe tăng, tàu lặn… đang
bị rầy. Tôi cứ nói, dầu tiếng nói của mình như tiếng
chó sủa
trăng.
Hồi tôi còn ngồi ghế học đường, giáo viên giảng
về địa lý, trích dẫn câu nói của một quan thầy
Tây : “Đồng bằng Bắc Bộ chết
từ khi có đê Sông Hồng“.
Mỹ Tho, 05/01/2016
Thiện Tùng (Đào văn Tùng)
————–
Chú thích :
(1) Kinh do người tạo, sông do thiên nhiên tạo.
(2) Sông Mékong tính từ thượng nguồn xuôi dòng đến đoạn nó chia 2 nhánh – khi qua khỏi khu Hoàng
Cung (Nam Vang, Campuchia) nó chia làm 2 nhánh : Sông Tiền và Sông Hậu
(Bassac). Sông Tiền vừa qua khỏi cầu Mỹ Thuận là chấm dứt, nó chia làm 4 nhánh
: sông Cổ chiên, sông Hàm Luông, sông Ba Lai và sông Mỹ Tho. Sông Hậu khi qua
khỏi cầu Cần Thơ là chấm dứt, nó cũng chia làm 4
nhánh : Định An, Bassac, Cung Hầu, Thanh Đề.
(3) Dân đàng ngoài vào Nam bộ mở cõi mưu sinh bằng đường biển và đường sông : theo đường biển đổ bộ lên cụm ở 2
nơi Đồng Nai (Biên Hòa) và Gò Công ; theo đường sông Mékong cụm ở kinh Cái
Thia (Mang thít). Ba cụm dân này từng bước lan dần khắp Nam bộ.
(4) Việt Nam có 3 miền : Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Nam
bộ chia làm 3 vùng : Đông Nam bộ, Trung Nam bộ và Tây Nam bộ – xưa gọi Sài Gòn là
Đông Đô, Mỹ Tho là Trung Đô, Cần Thơ là Tây Đô.
(5) Ở góc độ vàm Sông Tiền thấy Sông Tiền chia làm 4
nhánh : Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên – vì nó ghim vào địa phận tỉnh Mỹ
Tho (trước kia cù lao An Hóa thuộc Mỹ Tho, sau nầy mới giao cho Bến Tre) nên từ
xưa người ta gọi là sông Mỹ Tho. Sông Mỹ Tho khi vào địa
phận Gò
Công chia 2 nhánh Cửa Tiểu, Cửa Đại. Ở giữa 2 cửa này có cù lao lớn hiện nay là
4 xã. Ở góc độ ngoài biển nhìn vào thấy Sông Tiền đổ ra 5 cửa : cửa Tiểu, cửa Đại,
cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên.
Người ta gọi 9 nhánh Cửu Long (9 con Rồng) là từ góc độ biển nhìn vào thấy 9 cửa – 5 cửa thuộc Sông Tiền, 4 cửa thuộc Sông Hậu.
Người ta gọi 9 nhánh Cửu Long (9 con Rồng) là từ góc độ biển nhìn vào thấy 9 cửa – 5 cửa thuộc Sông Tiền, 4 cửa thuộc Sông Hậu.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire