Phạm Trần
Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt
lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa
mép giải chuyên nói những điều gỉan dối
để lừa người.
Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khóac
lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết qủa tốt sẽ
tăng cao.
Thói quen này, không may đã biến thành công cụ được sử dụng trong các văn
kiện đảng, nhà nước và quốc hội nên khi đến tay nhân dân thì chúng chỉ còn là những tờ giấy vô nghĩa. Nhưng cũng trớ trêu thay là những mớ giấy lộn này lại bị đảng luật hóa
để áp đặt cai trị dân.
Chẳng hạn
như hồi tháng 2 năm 2014, sau khi Hiến pháp 2013 sửa đổi và bổ sung được ban
hành thì ông Giáo sư, Tiến
sỹ Hòang Chí Bảo, khi
ấy là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa
học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam đã nói văng mạng rằng:”Việc
hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và
xã hội trong Hiến
pháp năm 2013 là tất yếu lịch sử, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bởi
nó xuất phát từ bản chất, vai trò, uy tín của Đảng, được nhân dân tin tưởng, lựa
chọn và ủy thác. Đó là điều không thể bác bỏ!” (trích từ Tạp chí Quốc phòng
Tòan dân (QPTD) , 10/02/2014)
Điều được gọi là “tất yếu của lịch sử” là do đảng tự khoác cho mình để tiếm quyền lãnh đạo đất nước của nhân dân. Bằng chứng chưa hề bao giờ trong lịch sử 87 năm (1930-2017) có mặt đảng Cộng sản trên đất nước Việt Nam mà người dân Việt đã bỏ phiếu bầu đảng vào vị trí cai trị đất nước, nói chi đến lối nhận khống nói đó là “nguyện vọng của nhân dân” , hay “được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác” ?
Cứ tiếp tục nhận vơ như thế rồi đảng dùng dao găm, họng súng khủng bố tiêu diệt đối lập để bảo vệ độc tài lãnh đạo từ 1946 đến 1954 ở miền Bắc, sau đó từ 1975 trên cả nước thì không thể nào huyênh hoang nói rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” như đảng tuyên truyền.
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
Điều được gọi là “tất yếu của lịch sử” là do đảng tự khoác cho mình để tiếm quyền lãnh đạo đất nước của nhân dân. Bằng chứng chưa hề bao giờ trong lịch sử 87 năm (1930-2017) có mặt đảng Cộng sản trên đất nước Việt Nam mà người dân Việt đã bỏ phiếu bầu đảng vào vị trí cai trị đất nước, nói chi đến lối nhận khống nói đó là “nguyện vọng của nhân dân” , hay “được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác” ?
Cứ tiếp tục nhận vơ như thế rồi đảng dùng dao găm, họng súng khủng bố tiêu diệt đối lập để bảo vệ độc tài lãnh đạo từ 1946 đến 1954 ở miền Bắc, sau đó từ 1975 trên cả nước thì không thể nào huyênh hoang nói rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” như đảng tuyên truyền.
DIỄN BIẾN HÒA BÌNH
Cũng tương tự
như lập luận bảo thủ và giáo điều này, ít lâu nay đảng lại quay ra sử dụng
chiêu bài chống thứ kẻ thù vô hình gọi là “diễn biến hòa bình” để
bảo vệ độc quyền cai trị.
Từ một năm
qua, Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương đã tập trung các bài viết phản
biện chống người chống đảng vào chung một rọ được gọi là
“các thế lực thù địch” thực hiện mục tiêu “diễn biến hòa bình” để lọai bỏ đảng Cộng sản
Việt Nam (CSVN).
Nội dung các bài viết, được phân phối cho các thợ tuyên truyền và dư luận viên bên đảng, quân đội và công an để tấn công những ai đòi loại các chính trị viên ra khỏi quân đội để quân đội tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thay vì chỉ biết tuyên truyền bảo vệ đảng cầm quyền như hiện nay.
Họ cũng tăng cường tấn công, và khủng bố tinh thần các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền; đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh đòi quyền lập hội và quyền tự do ngôn luận; đòi đóng cửa Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ môi trường biển và chống cưỡng chế đất đai, cườp đọat tài sản.
Nội dung các bài viết, được phân phối cho các thợ tuyên truyền và dư luận viên bên đảng, quân đội và công an để tấn công những ai đòi loại các chính trị viên ra khỏi quân đội để quân đội tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thay vì chỉ biết tuyên truyền bảo vệ đảng cầm quyền như hiện nay.
Họ cũng tăng cường tấn công, và khủng bố tinh thần các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền; đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh đòi quyền lập hội và quyền tự do ngôn luận; đòi đóng cửa Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ môi trường biển và chống cưỡng chế đất đai, cườp đọat tài sản.
Đội ngũ
loa phường này cũng được lệnh tấn công các chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn
giáo của Bộ Ngọai giao Mỹ; Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ; của một số Dân biểu-Nghị
sỹ Mỹ; Liên hiệp Châu Âu; Tổ chức Ân xá Quốc tế; và các Tổ chức Nhân quyền Quốc
tế v.v…
Bằng chứng này đã thấy xuất hiện trong Tạp chí Quốc phòng Tòan dân (QPTD) ngày 08/06/2017.
Người viết mang tên Nguyễn Xuân Quỳnh bắt đầu rằng:”Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội là thủ đoạn thường xuyên được sử dụng. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết hiện nay.”
Bằng chứng này đã thấy xuất hiện trong Tạp chí Quốc phòng Tòan dân (QPTD) ngày 08/06/2017.
Người viết mang tên Nguyễn Xuân Quỳnh bắt đầu rằng:”Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội là thủ đoạn thường xuyên được sử dụng. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết hiện nay.”
Lý do đảng CSVN chống đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương
không mới của những người vô thần CSVN. Nhưng xuyên tạc người đòi nhà nước phải thi hành những quyền tự do được quy định
trong Hiến pháp, do Quốc hội của đảng biểu quyết chấp thuận và ban hành thì đảng và nhà nước đã chà đạp lên bộ Luật cao nhất của quốc gia.
Dù biết rõ như thế nên đảng đã lươn lẹo vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tiêu hủy những cam kết và bảo đảm của Hiến pháp bằng những cái đuôi phản dân chủ như “theo quy định của pháp luật; do pháp luật quy định; hay “ do luật định”
Mọi người hãy đọc một số Điều của Hiến pháp 2013 để thấy tính gian dối, lừa dân của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam:
Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24 : 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 27: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Việc gài Luật vào Hiến Pháp, trong trường hợp của đảng CSVN chỉ nhắm mục đích làm giảm tính hữu hiệu và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nhà nước khi thi hành Hiến Pháp.
Dù biết rõ như thế nên đảng đã lươn lẹo vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tiêu hủy những cam kết và bảo đảm của Hiến pháp bằng những cái đuôi phản dân chủ như “theo quy định của pháp luật; do pháp luật quy định; hay “ do luật định”
Mọi người hãy đọc một số Điều của Hiến pháp 2013 để thấy tính gian dối, lừa dân của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam:
Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 24 : 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Điều 25 : Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Điều 27: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Việc gài Luật vào Hiến Pháp, trong trường hợp của đảng CSVN chỉ nhắm mục đích làm giảm tính hữu hiệu và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nhà nước khi thi hành Hiến Pháp.
Bằng chứng như cho đến nay, sau nhiều lần trì hõan, hai bộ Nội Vụ và Công An vẫn chưa trình ra Quốc Hội 2 Dự Luật Lập hội và Biểu tình, mặc dù
Điều 25 Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.
Cả hai Bộ đều nêu lý do láo lếu điều được gọi là “vẫn còn có nhiều ý kiến
khác biệt” giữa các Bộ và chuyên viên trong Chính phủ về nội dung.
Ở các nước văn minh và dân chủ thì
quyền lập pháp, tức làm Luật nằm trong tay Quốc hội. Các Dân biểu và Nghị sỹ, nói chung là Đại biểu
của dân trong Quốc Hội là những Tác gỉa hay “đồng tác gỉa” các Bộ Luật.
Đằng này ở Việt Nam được gọi là Xã hội Chủ nghĩa, rất hiếm hoi thấy có Dự
luật nào được thuần túy đề nghị bởi các Đại biểu Quốc hội. Hầu hết, nếu không là
tất cả đều từ Đảng và Nhà nước đem qua cho Quốc hội thảo luận biều quyết chấp thuận.
Vì vậy, tính bù nhìn của Quốc hội đảng cử dân bầu này mỗi ngày một cao. Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN nên chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay “diễn tuồng” đã làm cho vai trò đại diện dân chỉ còn là hình thức.
Vì vậy, tính bù nhìn của Quốc hội đảng cử dân bầu này mỗi ngày một cao. Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN nên chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay “diễn tuồng” đã làm cho vai trò đại diện dân chỉ còn là hình thức.
AI PHÁ HAY
TỰ PHÁ ?
Riêng trong lĩnh vực Tín ngưỡng, Tôn giáo, Quốc Hội đã chấp thuận và ban hành Luật ngày 18/11/2016 và sẽ thi hành từ ngày 01/01/2018.
Nhưng Luật này đã làm theo lệnh đảng chỉ để gây khó khăn hơn cho các hoạt động Tôn giáo. Vì vậy, ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”. Hội đồng này quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam.
Sau đó, ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo cũng đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới.
Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.
Chỉ 7 ngày sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố Bản Nhận định về Luật Tôn giáo thì báo QPTD phổ biến bài phản biện xuyên tạc của Nguyễn Xuân Quỳnh.
Riêng trong lĩnh vực Tín ngưỡng, Tôn giáo, Quốc Hội đã chấp thuận và ban hành Luật ngày 18/11/2016 và sẽ thi hành từ ngày 01/01/2018.
Nhưng Luật này đã làm theo lệnh đảng chỉ để gây khó khăn hơn cho các hoạt động Tôn giáo. Vì vậy, ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”. Hội đồng này quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam.
Sau đó, ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo cũng đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới.
Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.
Chỉ 7 ngày sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố Bản Nhận định về Luật Tôn giáo thì báo QPTD phổ biến bài phản biện xuyên tạc của Nguyễn Xuân Quỳnh.
Quỳnh viết:”Việt
Nam là quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo; đồng bào tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao
trong cộng đồng người Việt Nam. Nếu tranh thủ lợi dụng được đông đảo đồng bào
tôn giáo thì sẽ tạo hiệu ứng lớn trong việc chống phá của chúng. Đó là chưa đề cập
đến các hệ quả khác liên quan. Tính chất thâm độc, nguy hiểm của âm mưu này là ở
đây. Ở một khía cạnh khác, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền công dân,
quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được quy định và đảm
bảo bằng Hiến pháp, pháp luật. Cùng với việc trắng trợn can thiệp - “đấu tranh
pháp lý”, chúng triệt để
lợi dụng cụm từ “tự do” mà cố tình lờ đi “... trong khuôn khổ pháp luật” để tổ
chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội…”
Mấy chữ “trong khuôn khổ pháp luật” chính là những cạm bẫy của Luật Tôn giáo hay bất cứ Luật nào do Quốc Hội CSVN ban hành nhằm mục đích hạn chế tối đa quyền dân đã được quy định trong Hiến Pháp.
Bài viết của Quỳnh đã vu khống các cuộc đấu tranh chân chính và hợp pháp của người dân rằng:”Để thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam; tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền trên lĩnh vực tôn giáo với luận điểm: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đồng thời cho rằng: “Việt Nam coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước, phục vụ các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng”, v.v.
Oang oang cái miệng như thế chưa hả dạ, Quỳnh còn cáo buộc những Nhà lãnh đạo Tôn giáo bị đảng đàn áp và cướp mất tài sản của giáo hội đã lợi dụng tôn giáo để xúi bẩy dân chống đảng.
Mấy chữ “trong khuôn khổ pháp luật” chính là những cạm bẫy của Luật Tôn giáo hay bất cứ Luật nào do Quốc Hội CSVN ban hành nhằm mục đích hạn chế tối đa quyền dân đã được quy định trong Hiến Pháp.
Bài viết của Quỳnh đã vu khống các cuộc đấu tranh chân chính và hợp pháp của người dân rằng:”Để thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam; tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền trên lĩnh vực tôn giáo với luận điểm: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đồng thời cho rằng: “Việt Nam coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước, phục vụ các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng”, v.v.
Oang oang cái miệng như thế chưa hả dạ, Quỳnh còn cáo buộc những Nhà lãnh đạo Tôn giáo bị đảng đàn áp và cướp mất tài sản của giáo hội đã lợi dụng tôn giáo để xúi bẩy dân chống đảng.
Nguyễn
Xuân Quỳnh viết:”Họ lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh hoạt
của đồng bào tôn giáo, hoạt động tôn giáo và những bất cập, sơ hở của
các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là những
vấn đề liên quan đến giải tỏa, đền bù đất đai, cơ sở thờ tự,… để kích động quần
chúng, tín đồ đập phá tài sản, chống người thi hành
công vụ, phá rối an ninh, trật tự, cản trở giao thông tại các địa phương. Qua
đó, tổ chức ghi hình, chụp ảnh, thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ trương,
chính sách của Đảng, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn
giáo, v.v.”
KÊU GỌI CHỐNG DÂN
Để lấy điểm cho nhiệm vụ phản bác của mình, Nguyễn Xuân Quỳnh hô hào:”Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng, tín đồ về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và ý thức cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.”
Quỳnh mách
nước thêm:”Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lợi
dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi công tác này luôn phải đặt
dưới sự lãnh đạo Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp
tục hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Thường
xuyên nâng cao nhận thức cho nhân dân, tín đồ, chức sắc về chính sách của Đảng,
Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm cho nhân dân,
tín đồ, chức sắc trong việc tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt
động này.”
Lập luận chống người có tín ngưỡng và các Nhà Lãnh đạo các tôn giáo bằng những đòn ma giáo của Nguyễn Xuân Quỳnh có phải là gắp lửa bỏ bàn tay không, hay cái bẫy “trong khuôn khổ pháp luật” quen thuộc đã bị lật tẩy mất rồi ? -/-
Lập luận chống người có tín ngưỡng và các Nhà Lãnh đạo các tôn giáo bằng những đòn ma giáo của Nguyễn Xuân Quỳnh có phải là gắp lửa bỏ bàn tay không, hay cái bẫy “trong khuôn khổ pháp luật” quen thuộc đã bị lật tẩy mất rồi ? -/-
Phạm Trần
(06/017)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire