15/09/2017

KHÓAC ÁO NÀO CŨNG CÁ MÈ MỘT LỨA


Phạm Trần



Tuyên bố của GS Tương Lai có hai chọn lựa: 
1- dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng cộng sản do Nguyễn Phú Trọng thao túng. 
2- tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam.
Chọn lựa 1 là một cú đấm của GS Tương Lai vào mặt ĐCS do Nguyễn Phú Trọng thao túng, chọn lựa này được sự hưởng ứng của những người đang tranh đấu để dẹp bỏ chế độ/đảng độc tài nhằm thiết lập tự do dân chủ cho đất nước.
Chọn lựa 2 là con đường của GS Tương Lai. GS chọn tiếp tục đứng cùng với những đảng viên vào đảng chỉ vì lòng yêu nước, những đảng viên này tuyệt đại đa số đã vào đảng thời kỳ toàn dân chống thực dân giành độc lập. Thời kỳ đó thanh niên "xếp bút nghiên lên đường tranh đấu" cùng nhân dân. Họ không hiểu Mac-Lê là cái quỷ quái gì và có lẽ cũng không đủ thì giờ để tìm hiểu trước lưỡi lê, hòn đạn của thực dân. Chọn lựa 2 là một lựa chọn cá nhân. Mọi người có quyền đồng ý hay không đồng ý với lựa chọn của GS Tương Lai, nhưng GS có quyền chọn con đường đấu tranh của mình, GS có toàn quyền lựa chọn.
Tôi có đọc một số bài về quyết định của GS Tương Lai, trong đó ai cũng đồng tình với lựa chọn 1. Một số bài chống, dè bỉu lựa chọn 2 của GS.
Tôi nghĩ rằng trong môi trường tự do dân chủ mọi ý kiến đều được trân trọng. Tuy nhiên đứng ở vị trí một người đấu tranh tôi lấy làm buồn cho những tác giả đã chống hoặc dè bỉu lựa chọn 2 của GS TL. Là vì : đối mặt với tập đoàn độc tài NPT, chúng ta cần lấy đồng thuận tối thiểu để có một mặt trận thật rộng rãi, không thể vì một sự lựa chọn không đúng ý mình để khích bác nhau mà gây chia rẽ.
Thấm nhuần dân chủ phải được thể hiện ở sự tôn trọng, chấp nhận sự lựa chọn của người khác, phải xem đó là bình thường, có thế mới tìm ra được cái tích cực để có thể liên kết rộng rãi.
Phải chăng thói quen chỉ trích, đã ăn sâu bám rễ vào huyết quản của người Việt Nam, nông dân cũng như trí thức, nên chúng ta dễ chia rẽ và khó kết hợp? 


Nguyễn Trung Chính


“Tôi là Tương Lai, vào Đảng Lao Động Việt Nam ngày 6.1.1959, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Việt Nam, hôm nay 2.9.2017 tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh.”

Giáo sư Tương Lai (tên thật là Nguyễn Phước Tương, sinh năm 1936 tại Thừa Thiên - Huế) là một nhà nghiên cứu xã hội họcvăn hóa,  sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.


Từ năm 1988 - 1999, ông là Viện trưởng, Viện Xã hội học Việt Nam

Từ năm 1990 - 2006, ông là thành viên nhóm tư vấn các thủ tướng Cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải.


Với các chức danh vừa kể, ông Tương Lai là một trí thức cao cấp trong ruột của đảng Cộng sản Việt Nam đương thời, hậu thân của đảng Lao Động.  Nhưng cái gốc  của đảng Lao Động, lại bắt rễ từ đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN)  đầu tiên  do ông Hồ Chí Minh (còn mang tên Nguyễn Tất Thành) thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông, theo chỉ đạo của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.  Sau đó ông Hồ lại thay áo thành đảng Cộng sản Đông Dương  vào tháng 10/1930, theo lệnh của Đông Phương Bộ, một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản.

Theo tài liệu của Bách khoa toàn th
ư mở (BKTT) thì Đệ tam Quốc tế Cộng sản được  thành lập vào tháng 3 năm 1919 ở Moskva dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin

Như vậy, rõ ràng ông Hồ là cán bộ của Cộng sản Quốc tế và được sử dụng để  nhiễm độc Cộng sản vào bán đảo Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cao Miên, dưới danh nghĩa “chống thực dân, phong kiến và đấu tranh dành độc lập”.

TỪ CỘNG SẢN SANG ĐÔNG DƯƠNG

Quay ng
ược thời gian, theo tài liệu của Bách khoa Tòan thư mở (BKTT) thì:” Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930  đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ.”

Thành phần tham dự được kể:” Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái QuốcHồ Tùng MậuLê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắtSách lược vắn tắtChương trình tóm tắtĐiều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930.


Nhưng chỉ 8 tháng sau, tài liệu cho biết:”Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF_th%E1%BB%A9_ba"ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.”

Từ sau Đại hội này, đảng của ông Hồ rút vào hoạt động bí mật dưới danh nghĩa đảng Cộng sản Đông Dương. 

Vì vậy, Luận c
ương Chính trị của đảng đã viết:”Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiền phong của vô sản giai cấp lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản.”

Sự lệ thuộc hòan toàn vào Cộng sản  Nga còn được ghi trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Đông Dương, tại Đại hội lần thứ nhất ngày 29 tháng 3 năm 1935.

Điều này viết: ”Đảng Cộng sản Đông Dương, đội tiền phong duy nhất của vô sản giai cấp, tranh đấu để thu phục đa số quần chúng vô sản, lãnh đạo nông dân lao động và tất thảy quần chúng lao động khác, chỉ huy họ làm cách mạng phản đế và điền địa (mưu cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập, dân cày được ruộng đất, các dân tộc thiểu số được giải phóng), lập chính quyền Xôviết công nông binh, đặng dự bị điều kiện tranh đấu thực hiện vô sản chuyên chính, kiến thiết xã hội chủ nghĩa là thời kỳ đầu của cộng sản chủ nghĩa theo chương trình của Quốc tế Cộng sản.”


Đối với  đảng viên, Điều lệ đòi họ :”Phải tự nâng cao trình độ chánh trị của mình, phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và hết thảy các nghị quyết quan trọng của Đảng và các vấn đề chánh trị và tổ chức, phải giải thích cho quần chúng không có chân Đảng những nghị quyết của Đảng và Quốc tế Cộng sản.”

Nhưng ngoài mặt, ông  Hồ lại  phát động chiến tranh dưới chiếc áo gỉa mạo Mặt trận  Việt Minh, ra đời ngày 19-5-1941 để gọi là “giải phóng, giành độc lập cho dân tộc và phát triển đất nước.”

Sự giấu mặt Cộng sản của ông Hồ đã được Tác gỉa Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Quân đội CSVN tiết lộ trong Chương 4 của cuốn “Đường Tới Điện Biên Phủ”,  rằng:”Mặt trận Việt Minh là cách lựa chọn đúng đắn của Nguyễn Ai Quốc để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Ngày Tổng khởi nghĩa năm 1945 mới có 5.000 đảng viên, nay đã thành một đội ngũ đông đảo: 760.000 người. Trong kháng chiến, mọi hoạt động của Đảng, cũng như những sinh hoạt của đảng viên, vẫn tiến hành bí mật. Chỉ đôi khi những người cộng sản mới xuất hiện dưới danh nghĩa "hội viên Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác".

Chính vì mưu mô lấy chiếc áo “Mặt trận Việt Minh” che mặt Cộng sản mà hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước, trong số có nhiều trí thức và thương gia đã mắc bẫy của Việt Minh để lao đầu vào lửa đạn hy sinh cho một lý tưởng, khi biết sai lầm thì đã qúa muộn.

Vì vậy điều được gọi là ông Hồ ra đi tìm được cứu nước chứa được  bao nhiêu phầm trăm là sự thật ?

LAO ĐỘNG RA ĐỜI


Nh
ưng  tại sao Đông Dương lại đổi thành Lao Dộng ?



Giải thích điều này, Tướng Giáp viết :”Đầu năm 1950, sau khi đi gặp các đảng bạn Liên Xô và Trung Quốc trở về, Bác bàn với Trung ương đã tới lúc Đảng ra hoạt động công khai. Tình hình cách mạng trong nước cũng như trên thế giới đã thay đổi nhiều. Qua những năm lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo kháng chiến, uy tín của Đảng trong nhân dân đã trở thành tuyệt đối.  Các nước xã hội chủ nghĩa đã công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sự xuất hiện công khai của Đảng sẽ mang lại một nguồn động viên mới trong nhân dân thúc đẩy cuộn kháng chiến sớm đi tới thắng lợi. Nhưng xét cả về bối cảnh quốc tế cũng như tình hình trong nước, để tập hợp quần chúng thật rộng rãi như chủ trương của Đảng nhiều năm qua, và hạn chế sự tuyên truyền xuyên tạc của kẻ thù, Đảng cần có một cái tên mới. Bác đề nghị lấy tên Đảng Lao động Việt Nam. Việc thay đổi tên Đảng không phải là vấn đề riêng của cách mạng Việt Nam mà còn liên quan đến cách mạng Lào và Campuhia.”

Sự ra đời của đảng Lao Động, con đẻ của Cộng sản Đông Dương, ngày 19 tháng 2 năm 1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang chẳng qua chỉ để xoá đi  thất bại đòan kết toàn dân của ông Hồ, sau khi đảng CSVN đã phản bội những cam kết hợp tác chân chính với các đảng phái Quốc gia trong Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến năm 1946.

Đồng thời cũng đã được hai đảng Cộng sản  Liên Xô và Trung Quốc đồng ý.


Vì vậy Tuyên ngôn của  đảng Lao Động phổ biến ngày ấy xác nhận:



“Chủ nghĩa của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nguyên tắc tổ chức của Đảng là dân chủ tập trung.

Kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm ngặt và tự giác.

Chính sách của Đảng là chính sách ích quốc lợi dân.

Luật phát triển của Đảng là phê bình và tự phê bình.”


Nhiệm vụ chính
 của Đảng Lao động Việt Nam hiện nay là:

Đoàn kết, lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc để tiêu diệt thực dân Pháp xâm lược, đánh đổ bọn can thiệp Mỹ, đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn, làm cho nước nhà độc lập và thống nhất thực sự.


Đảng Lao động Việt Nam hết sức ủng hộ Chính phủ Dân chủ Cộng hoà, đoàn kết và cộng tác chặt chẽ với các đảng phái, các đoàn thể trong Mặt trận Liên-Việt, để thực hiện dân chủ nhân dân về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội, vǎn hoá.”


Trong Chính cương, đảng này còn cam đoan: “Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc; giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xóa bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân; giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.”

CHỦ NGHĨA NGỌAI LAI

Về mặt tư tưởng chính trị, đảng của ông Hồ, dù có thay hình đổi dạng như con Tắc Kè từ ngày thành lập 3/2/1930, thì chủ nghĩa ngọai lai  Cộng sản từng bị lên án đã giết chết  hơn 100 triệu người trên thế giới, trong số này có cả ở Việt Nam, Trung Hoa và Nga Sô, vẫn được lãnh đạo Cộng sản Việt Nam nhắm mắt đội lên đấu tung hô và tôn thờ.

Bằng chứng như Điều lệ của đảng Lao Động Việt Nam đã xác nhận mối  quan hệ mật thiết với Chủ nghĩa Cộng sản ở Liên Xô (Liên bang Xô Viết) và tư tưởng Cộng sản của Mao Trạch Đông bên Tầu:”Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng.”

Đàng viên thì phải:”Luôn luôn cố gắng nâng cao trình độ chính trị, trau dồi tư tưởng của mình bằng cách học tập chủ nghĩa Mác - Ǎngghen - Lênin - Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông.”

Tuy nhiên, đến Đại hội Đảng lần thứ 3 (1960) thì điều lệ đảng xóa bỏ chữ "Engels, Stalin và tư tưởng Mao Trạch Đông",và từ Đại hội Đảng lần thứ 7 (1991) thêm vào chữ "tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Do đó, đảng này đã viết lại rằng:” Đảng lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Marx - Lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Đảng Lao động Việt Nam đi đường lối quần chúng trong mọi hoạt động của mình. Đảng Lao động Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ và có kỷ luật rất nghiêm minh. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cǎn bản của Đảng.”

Cương lĩnh của đảng năm 1991 xác định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Đảng lấy chủ nghĩa Marx - Engels - Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.





Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 ghi tiếp: "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.



Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.



Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội .

Nh
ư vậy, trong suốt chiều dài lịch sử 87 năm có mặt trên đất nước Việt Nam, từ đảng Cộng sản đầu tiên cho đến Đông Dương,Lao Động  rồi lại quay về với  Cộng sản từ 1976, những người Cộng sản đã nhúng tay vào máu dân tộc dòng dã 30 năm từ 1945 đến 1975.

Riêng cái tên Lao Động, được rêu rao trá hình tổng cộng 24 năm
cầm quyền  từ 1951 đến 1975, đã  làm tan hoang đất nước và gây ra rất nhiều tội ác đẫm máu trong các vụ án Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc từ 1953 đến 1956 với hàng chục ngàn nạn nhân bị xử oan.  Con số ng
ười bị hành quyết được phỏng định từ  15,000 đến 25,000 người. Nổi tiếng và oan nghiệt nhất  là Bà Nguyễn Thị Năm, hay Cát Hanh Long (tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải HYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Ph%C3%B2ng"Phòng), một ân nhân của nhiều lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN khi còn kháng chiến như : Trường ChinhHoàng Quốc Việt , Lê Đức ThọPhạm Văn ĐồngHoàng Hữu NhânVõ Nguyên GiápNguyễn Chí ThanhHoàng TùngVũ Quốc UyHoàng Thế ThiệnLê Thanh Nghị.

Ngoài ra còn phải kể đến tội ác của Lao Động trong vụ án Nhân văn Giai Phẩm 1955-1958; Vụ án “Tổ chức chống Ðảng, chống Nhà n
ước ta, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”, hay còn gọi là vụ án Xét Lại Chống Đảng, bắt đầu từ 1963 cho mãi đến 1973.

Ở trong miền Nam của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, cái đảng Lao Động này đã mang quân xâm lược miền Nam từ 1954 đến 1975; là thủ phạm giết người trong cuộc được gọi là “tổng tiến công và nổi dậy” Tết Mậu Thân năm 1968 nói chung và thảm sát gần 8,000 người  ở Huế nói riêng.

Tổn thất dân sự trong cuộc nội chiến  do đảng Lao Động chủ động gây ra  được ước tính  từ 1,000,000 đến 4,000,000 người.



Ngoài ra, cũng cái đảng Lao Động này , sau đó lại mang tên Cộng sản từ năm 1976, sau khi chiến tranh kết thúc, còn  nhúng tay vào các vụ làm chết hay mất tích của hàng chục ngàn quân và dân người miền Nam bị bắt  vào các trại tù lao động gỉa danh cải tạo hay  trên đường vuợt biển, vượt biên  tìm tự do  từ sau ngày  quân Cộng sản miền Bắc chiếm miền Nam tháng 4/1975.

Nh
ư vậy, trong trường hợp Giáo sư Tương Lai, người đã dũng cảm tuyên “dứt bỏ mọi liên hệ với Đảng  (Cộng sản) của Nguyễn Phú Trọng đang thao túng, để tiếp tục chiến đấu với tư cách một đảng viên Đảng Lao Động Việt Nam như ngày tuyên thệ đứng vào hàng ngũ Đảng của Hồ Chí Minh”  thì có cán cân nào đo được quyêt định của ông ?

Hay ta cũng cần phải gọi hồn nguyên lãnh tụ Trung Hoa Đặng Tiểu Bình để yêu cầu ông giải thích tại sao ông đã nói câu “: Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng miễn là nó bắt được chuột.”  ?

Chuyện oái oăm của Giáo sư Tương Lai là liệu ông có sợ vỡ bình khi đánh chuột , hay chúng cũng cá mè một lứa vì đảng CSVN của ông Trọng cũng chỉ là  hậu thân của đảng Lao Động do chính ông Hồ Chí Minh  đổi tên thay cho Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 19 tháng 2 năm 1951 ?



Phạm Trần

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire