Lần đầu tiên Tổng thống Donald Trump đã ra
lệnh chặn công ty đầu tư Trung Quốc.
Một sản phẩm của
Lattice Semiconductor Corp.
|
Cuộc chiến thương mại thực sự bắt đầu
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ra lệnh
chặn một thương vụ mua bán cổ phần do một công ty đầu tư mạo hiểm của Trung
Quốc với nhà sản xuất chip của Mỹ.
Canyon Bridge Capital Partners đã đưa ra
kế hoạch sáp nhập công ty sản xuất chip của Mỹ là Lattice Semiconductor
Corp.
Thương vụ có trị giá 1,3 tỷ USD và là một trong những nỗ lực lớn nhất của công ty do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhằm bước chân vào trong ngành vi mạch Mỹ.
Suốt 8 tháng trời thúc đẩy chiến dịch
thương thảo, Canyon Bridge và Lattice mới có thể chuẩn bị các khâu hoàn tất
thương vụ này.
Đưa tin về vụ sáp nhập này, Reuters cho
biết, Canyon Bridge được tài trợ một phần từ chính phủ Trung Quốc và có liên
quan gián tiếp đến chương trình không gian.
Sự giám sát của giới chức Mỹ từ đó gia
tăng và đỉnh điểm là quyết định chặn thương vụ sáp nhập này của công ty đầu tư
mạo hiểm do Trung Quốc đứng sau hỗ trợ của Tổng thống Trump.
Tổng thống Mỹ được trao quyền để ngăn chặn
các thương vụ mua bán, sáp nhập công ty trong nước cho người mua nước ngoài nếu
nhận thấy bất kỳ mối đe dọa tiềm ẩn nào đối với an ninh quốc gia.
Cuối cùng, Tổng thống Donald Trump đã ra
quyết định ngăn chặn thương vụ mua công ty sản xuất chip trên với lý do an ninh
quốc gia.
Quyết định này rất hiếm khi xảy ra ở Mỹ và đây chỉ là lần thứ 4 trong 27 năm qua, một Tổng thống Mỹ có quyết định chặn một thương vụ mua bán công ty như vậy.
Mỹ từ chối thương vụ mua công ty sản xuất chip của Mỹ vì yếu tố Trung Quốc |
Quyết định này rất hiếm khi xảy ra ở Mỹ và đây chỉ là lần thứ 4 trong 27 năm qua, một Tổng thống Mỹ có quyết định chặn một thương vụ mua bán công ty như vậy.
Trong sắc lệnh hành pháp ký ngày 13/9,
Tổng thống Trump kết luận hai công ty Lattice và Canyon Bridge "cần thực
hiện tất cả những bước cần thiết để bãi bỏ hoàn toàn và vĩnh viễn thương vụ đã
đề xuất" trong vòng 30 ngày.
Trong một tuyên bố, Nhà Trắng cảnh báo
“nguy cơ an ninh quốc gia do giao dịch liên quan đến việc chuyển giao quyền sở
hữu trí tuệ cho người mua nước ngoài, vai trò của chính phủ Bắc Kinh trong việc
hỗ trợ giao dịch này”.
Quyết định của ông Trump cũng đồng thuận
với quan điểm đánh giá của Ủy ban đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), tổ chức
chuyên thẩm định các thương vụ để đánh giá những nguy cơ an ninh quốc gia có
thể có.
Trong tuyên bố sau quyết định của Tổng
thống, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết: "CFIUS và Tổng
thống cho rằng thương vụ này làm dấy lên mối nguy cơ với an ninh quốc gia của
nước Mỹ".
Về phía Canyon Bridge, đại diện của công
ty tỏ ra “rất thất vọng với quyết định của Trump” khi bỏ qua những gì công ty
này cho là một hợp đồng tuyệt vời đối với cổ đông và nhân viên của Lattice
trong nỗ lực mở rộng cơ hội việc làm ở Mỹ.
Trung Quốc đang "ăn cắp chất
xám" Mỹ
Quyết định của Tổng thống Trump đưa ra vào
thời điểm này đang biến quan hệ Mỹ - Trung Quốc rơi vào một vòng xoáy có thể
hình thành một cuộc chiến thương mại mới.
Cách đây chưa lâu, hồi trung tuần tháng
8, Tổng thống Trump đã ký sắc lệnh xem xét điều tra các hoạt động vi phạm
tác quyền của các công ty Trung Quốc đối với doanh nghiệp Mỹ.
Reuters dẫn lời ông Trump phát biểu trong
sự kiện ký sắc lệnh trên: "Chúng tôi sẽ bảo vệ bản quyền, phát minh,
thương hiệu, bí mật thương mại và các tài sản trí tuệ khác quan trọng đối với
an ninh và sự thịnh vượng của chúng tôi”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại buổi ký sắc lệnh xem xét điều tra gian lận thương mại của Trung Quốc ngày 14/8. Ảnh: REUTERS |
Theo sắc lệnh này, ông Robert Lighthizer -
đại diện thương mại Mỹ sẽ có 1 năm để xem xét khả năng mở một cuộc điều tra vào
chính sách thương mại của Trung Quốc đối với tài sản trí tuệ hay không.
Lâu nay đã xuất hiện nhiều báo cáo cho
rằng chính quyền Trung Quốc cố tình dùng chính sách để cạnh tranh thiếu lành
mạnh. Khi các công ty Mỹ làm ăn với người Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công
nghệ, họ buộc phải chuyển giao công nghệ cho phía Trung Quốc, từ đó dẫn tới
việc công ty Mỹ đánh mất lợi thế từ các phát minh của mình.
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer (Lãnh
đạo phe thiểu số tại Thượng viện) đã gọi hành động của Trung Quốc là "ăn
cắp chất xám". Việc làm này sẽ dẫn tới thiệt hại đến hơn 600 tỷ USD.
Trong Điều 301 của đạo luật Thương mại
1974, một Tổng thống Mỹ có quyền áp đặt rào cản và các biện pháp hạn chế đơn
phương nhằm bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ trước “những hoạt động thương mại không
công bằng” của nước khác.
Bloomberg dẫn kết quả điều tra về quyền sở
hữu trí tuệ của Mỹ ước tính tổn thất mỗi năm cho nền kinh tế nước này vì hàng
nhái, phần mềm sao chép lậu và ăn cắp bí mật thương mại...
Trong đó, Trung Quốc là quốc gia vi phạm
quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng nhất.
Mượn tình hình Triều Tiên để kiềm
tỏa kinh tế Trung Quốc
Trong bối cảnh hiện nay, khi Triều Tiên
liên tiếp có các động thái làm căng thẳng tình hình, chính quyền ông Trump đã
tung ra nhiều sức ép đối với đồng minh lâu năm của nước này là Trung Quốc, đặc
biệt là về kinh tế.
Mới đây nhất, Mỹ cũng tuyên bố sẽ cắt đứt
thương mại với bất kỳ quốc gia nào có hoạt động giao thương với Triều Tiên, kể
cả Trung Quốc.
Mỹ từng phạt một loạt các cá nhân, công ty
và ngân hàng Trung Quốc bị nghi có quan hệ làm ăn với Triều Tiên và hỗ trợ Bình
Nhưỡng phát triển chương trình vũ khí.
Ghi nhận từ các chi nhánh ngân hàng gần
biên giới với Triều Tiên, BBC cho hay, các ngân hàng Trung Quốc đã được chỉ thị
không mở bất kỳ tài khoản mới nào cho công dân và doanh nghiệp của CHDCND Triều
Tiên.
Ngọc Dương
Nguồn: Theo Báo Đất Việt
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire