Ông Đỗ Đức Thịnh (giữa):
"Như tôi đã nói thì người dân
nhìn vào nói vỡ
nhưng chúng ta có thể nói
là có vỡ nhưng
vỡ có kế hoạch...!".
|
Về việc đoạn đê Hữu Bùi ở
Chương Mỹ (Hà Nội) có xảy ra vỡ hay chỉ sạt trượt, ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục
trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội giải thích: "Người
dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ
nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó".
Quang cảnh cuộc họp. |
Chiều 13/10, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai (PCTT)
đã tổ chức họp thông tin tới báo chí về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày
10-12/10/2017.
Tại cuộc họp trên, cơ quan báo chí thắc mắc về việc đoạn đê Hữu Bùi ở xã
Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ - Hà Nội) có xảy ra vỡ hay chỉ sạt trượt, ông Đỗ Đức
Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết,
vùng Hữu Bùi là vùng chứa lũ và chỉ bảo vệ đê Tả Bùi chứ không bảo vệ đê Hữu
Bùi.
Ông Thịnh cho biết thêm, đê Hữu Bùi chỉ được đắp đến cao trình dương 6,5m
và khi mực nước sông Bùi vượt 6,5m, tức là chuẩn bị vượt mức báo động 3 thì sẽ
cho nước tràn qua đê này.
"Đêm ngày 11 rạng ngày 12/10, đê Hữu Bùi đã bị nước tràn trên tổng
chiều dài 9.900m toàn tuyến. Trong quá trình tràn thì khoảng 6h sáng 12/10, có
hai đốt bê tông được gia cố cho dân đi bị sạt phần chân và với áp lực nước đã
cuốn trôi hai đoạn đường bê tông, với chiều dài khoảng 10m. Nói vỡ đê thì chưa
hẳn đúng mà trong quá trình nước tràn thì một điểm đê ứ, bị mất chân và phá
luôn điểm đó." - ông Thịnh nói.
Khi phóng viên đề nghị Chi cục trưởng khẳng định rõ, đây là vỡ hay sạt thì
ông Thịnh trả lời: "Như tôi đã nói thì người dân nhìn vào nói vỡ nhưng
chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ
chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó".
Cũng liên quan đến sự việc trên, trước đó, ngày 12/10, Bí thư huyện Chương
Mỹ Lê Trọng Khuê cho biết, cốt đê Hữu Bùi trong thiết kế là 7m, trong khi đó
hiện mực nước dâng lên cao hơn 7m, mức báo động 3, cần phải có phương án cho
tràn theo thiết kế kỹ thuật.
“Quá trình tràn nước có thể có những điểm sạt, chứ không có chuyện vỡ đê.
Việc cho tràn nước này nằm trong phương án tính toán của huyện”, ông Lê Trọng
Khuê nói.
Theo ông Lê Trọng Khuê, trong các phương án phòng chống ngập úng luôn xác
định khi tràn đê sẽ diễn ra như thế nào và điều này nằm trong tầm kiểm soát, do
đó không có vấn đề gì đáng tiếc xảy ra.
Một chuyên gia
của Cục Đê Điều, Bộ NN&PTNT cho biết, thực chất đoạn đê bị vỡ tại Chương Mỹ
chỉ là đê bao, không phải tuyến đê chính được Bộ phân cấp. Theo quy định, được
phép tràn qua vì đây là vùng phân lũ, chậm lũ.
Nguyễn Dương
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire