"Đảng của Dân tộc" và "Đảng Dân tộc"
Khi ông Nguyễn Trung viết "ĐCSVN tự thay đổi thành Đảng của Dân tộc" là muốn nói một đảng lấy dân tộc làm cứu cánh để phục vụ thay vì phục vụ chủ nghĩa Max-Lê-Mao.
Nếu hiểu "Đảng của Dân tộc" là "Đảng dân tộc" thì ý kiến của ông Đỗ Thái Bình không có gì sai khi ông cho đó là "cái tên bịp".
Tuy nhiên, phải chăng đây là một sự "hiểu nhầm" chết người!
Nguyễn Trung Chính
Báo Tiếng Dân 7-10-2017 đăng bài “ Kiến nghị đổi mới “ từ FB Mai Quốc Hân, trong đó ông Hân nhắc lại bài của ông TS Trương Minh Huy Vũ viết với đầu đề “ Hội nghị trung ương 6 mở đường cho cải cách sâu rộng hơn “, gợi lại kiến nghị của ông Nguyễn Trung kêu gọi ĐCSVN đương quyền, tham khảo các mô hình thể chế của Nhật, Hàn Quốc, Singapore để vận dụng vào Việt Nam.
Bài
“ Hội nghị TU6 mở đường cho công cuộc cải cách sâu rộng hơn “ của ông Trương
Minh Huy Vũ đã có lời giải trong 2 bài : “ Hội nghị TU6, sự thất bại của Nhất
thể hóa “ của ông Bùi Quang Vơm và bài “ Góp ý với Hội nghị TU6 “ của GS Nguyễn
Đình Cống, cùng đăng trên Bauxite VN ngày 8-10-2017.
Tôi
bổ sung ý kiến về đề xuất của ông Nguyễn Trung nói về việc tham khảo mô hình
của một số nước dân chủ ở Châu Á như Nhật, Hàn, Singapore, mà ông Trương Minh
Huy Vũ đã nhắc đến.
Trong
bài “ Cùng nhau mở con đường cải cách...” ông Nguyễn Trung đề xuất với ĐCSVN
một lộ trình 2 phần ( A và B) và 3 giai đoạn, nhằm chuyển đổi từ thể chế độc
tài toàn trị sang thể chế dân chủ, pháp quyền, đa nguyên đa đảng.
Nội
dung phần A được ông Trung tóm tắt là :” Đảng CSVN tự thay đổi thành
Đảng của Dân tộc “. Ở phần B, trong Giai đoạn 3, ông Trung đề xuất : “
ĐCSVN sau khi đã tự biến thành Đảng của dân tộc, nên tham khảo mô hình thể chế
chính trị của Sngapore, Nhật, Hàn Quốc, có nét đặc trưng là tính tập
trung cao, để vận dụng vào nước ta, theo tinh thần Tuyên ngôn độc lập
2-9-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét
cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tại, nhằm
tạo ra khả năng quyết đoán cao...”
Nội
dung phần A “ ĐCSVN tự thay đổi thành Đảng của Dân tộc “ chắc chắn là
bất khả thi vì cái tên “ Đảng dân tộc “ là cái tên bịp, giống như cái
tên “ Đảng Việt Nam “ mà tác giả Hồ Thức đã viết trong bài “ Thế nào là Đảng
chính trị...” đăng trên báo Dân Quyền 5-10-2017. Vả lại Dân tộc bao gồm mọi
tầng lớp, mọi giai cấp trong nhân dân, kể từ Bắc vào Nam. Những gia đình có
người bị ĐLĐVN bắn giết trong cải cách ruộng đất ở Miền Bắc, bị Việt cộng tàn
sát ở Huê hồi Tết Mậu Thân, bị phân biệt đối xử, bị cướp của cướp nhà ở miền
Nam sau ngày 30-4-1975 làm sao có thể thừa nhận Đảng đó là Đảng của họ ?. Còn
nói đến đề xuất của ông Trung về việc ĐCSVN cải tên thành ĐLĐVN rồi đi học các
mô hình của các nước dân chủ để về vận dụng thì vẫn chỉ là “ Bổn cũ soạn lại“.
Vì
có làm xong nội dung phần A theo lộ trình của ông Trung thì vẫn còn tồn tại
Điều 4 Hiến pháp, kết quả chỉ là ĐCSVN thay cái vỏ cũ sang cái vỏ mới là ĐLĐVN,
còn cái ruột, cái bản chất vẫn là cộng sản độc tài. Vận dụng mô hình của các
quốc gia dân chủ như Nhật và Hàn Quốc, nhằm “ tạo ra tính tập trung, để tạo khả
năng quyết đoán cao “ sẽ chỉ tạo thêm tính độc tài đến mức cực đại cho Đảng cộng
sản, càng tệ hại hơn cho dân cho nước. Nó giống như việc “ cải tử hồi sinh cho
con cọp già, rồi mài rũa lại nanh vuốt cho nó “. Trong cặp đôi Con Người và Thể
chế, không hiểu ông Trung có cố tình hay không, đã bỏ qua nhân tố Con Người.
Còn
tại sao nói là “ Bổn cũ soạn lại “ ?. Cái tai nạn dân ta nước ta đang phải gánh
là do “ một lũ bất tài thất đức, vừa ngu, vừa tham lên làm lãnh đạo, nắm quyền
cai trị đất nước. Nay vẫn con người ấy, cái đảng độc tài ấy, bản chất ấy thì dù
học theo mô hình nào cũng sẽ chỉ là tái diễn vở tuồng “ Hồn Trương Ba, da anh
hàng thịt “.
Các
bạn đã thấy ngay trước mắt rồi đó : Mô hình “ Kinh tế thị trường “ phổ quát của
thế giới hiện đại và Mô hình “ Nhà nước pháp quyền “ của thế giới dân chủ được
Nhà nước cộng sản Việt Nam du nhập về đều đã bị biến dạng, gắn thêm cái đuôi “
xã hội chủ nghĩa “ vào. Để làm gì vậy ? Bây giờ ĐCSVN không thể nói chuyện
Chuyên chính vô sản với những người tử tế. Nhưng gắn cái đuôi XHCN vào thì vẫn
thực hiện được Chuyên chính Đảng trị mà không cần tuyên bố Chuyên chính vô sản.
Cái đuôi XHCN có phép thần thông hơn cả cái tài của Tôn Ngộ Không, có thể dùng
nó để đảng hóa nhà nước bằng Điều 4 Hiến pháp, nhà nước hóa nền kinh tế với
kinh tế nhà nước làm chủ đạo, ruộng đất là của toàn dân để đảng toàn quyền sử
dụng và ban phát, nền giáo dục dù đã nát bấy như tương vẫn bắt sinh viên phải
học Chủ nghĩa Mác-Lê và dù làm mãi chưa được, vẫn bắt ngành giáo dục phải đào
tạo “ con người xã hội chủ nghĩa “ cho đảng sai bảo.
Ông
Nguyễn Trung nói lộ trình cải cách là sự nghiệp của Dân và Vì Dân nhưng quả
thật rất hiếm thấy vai trò của Dân trong lộ trình đó. Do vậy chúng ta vẫn nên
đi theo con đường cải cách thể chế bằng phương cách hòa bình do ông Nguyễn
Trung đề xuất, nhưng cần bổ sung bằng cách tổ chức, huy động Dân tham gia liên
tục, ngay từ đầu cuộc cải cách này, càng đông càng tốt, thông qua các Hội đoàn,
các Chính Đảng đại diện cho Dân, cùng cạnh tranh bình đẳng với ĐCS trong cuộc
bầu cử tự do, chứ không phải do ĐCS hay ĐLD nào áp đặt, để tham gia Quốc hội
mới, thiết lập thể chế Dân chủ, Pháp trị, đa nguyên đa đảng và lập ra Hiến pháp
mới.
Ông
Nguyễn Trung đã kinh qua nhiều chức vụ cao trong Chính quyền cộng sản. Ông có
nhiều kinh nghiệm lãnh đạo và ông đã bày cho ĐCSVN 2 bí quyết quan trọng để
ĐCSVN dù thế nào cũng giành cho được vai trò lãnh đạo đất nước. Đây cũng là
những bài học mà những người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, những Đảng
chính trị đối lập, đại diện cho các tầng lớp nhân dân, nên thành tâm học kinh
nghiệm của ông và vận dụng sáng tạo, để thành công trong cuộc cạnh tranh với
ĐCS trong cuộc bầu cử tự do và tham gia quốc hội mới. Hai bí quyết đó của ông
Trung là :
1-
Phải luôn luôn nhớ rằng đối tượng vận động của Đảng chính trị là NHÂN DÂN.
2-
Bí quyết để Đảng chính trị giành được vai trò lãnh đạo là Đảng đó phải là Đảng
của dân tộc ( thực ra không có cái đảng nào là đảng dân tộc nhưng đảng chính
trị phải có mục tiêu rõ ràng, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân
trong quốc hội, thực hiện nhiệm vụ, lý tưởng của tầng lớp nhân dân mà mình đại
diện, để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp đó – xem thêm bài “ Thế nào là đảng
chính trị “ của Hồ Thức )./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire