Bà Trần Vũ Quỳnh Anh được cho là sở hữu nhiều tài sản lớn. Ảnh: VOV. |
(GDVN) - Nếu nói bà Trần Vũ Quỳnh Anh nhiều
lần được mời nhưng không có mặt, nên không có cơ sở để xem xét tài sản của bà,
thế hóa ra pháp luật bất lực à?
Một chuyên
gia (đề nghị giấu tên) từng tham gia vào quá trình xây dựng Luật phòng chống
tham nhũng đã nói với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam như vậy trong
cuộc trao đổi sáng nay (4/10/2017).
Cơ quan
thanh tra, kiểm tra đã làm hết cách hay chưa?
Cách đây ít ngày, Ủy
ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thanh Hóa đã có thông báo 116-TB/UBKTTU về kết quả kiểm tra,
xem xét xử lý kỷ luật đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên có liên quan tại
Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Một trong những nội
dung được dư luật chú ý nhất trong thông báo trên chính là xác định rõ việc quy
hoạch, bổ nhiệm bà Trần Vũ Quỳnh Anh và thông
tin liên quan tới việc kiểm tra, tài sản của nguyên cán bộ Sở Xây dựng Thanh
Hóa.
Trước đó, có thông tin
bà Trần Vũ Quỳnh Anh từng sở hữu những khối tài sản lớn như, ngoài một căn biệt
thự lớn 3 mặt tiền tại khu đô thị bắc đại lộ Lê Lợi (khu đô thị Bình Minh),
phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa; một chiếc xe Cadillac Escalade trị giá
nhiều tỷ đồng.
Cũng có tin từ năm
2012, thời điểm được điều động về làm nhân viên tại Phòng Quản lý nhà và thị
trường bất động sản - Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa, bà Quỳnh Anh đã mua và đứng
tên một căn biệt thự trị giá gần 9 tỷ đồng (xây thô) tại khu đô thị Đại Thanh
thuộc xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Đây cũng là địa chỉ
thường trú mà bà Quỳnh Anh chuyển hộ khẩu từ Thanh Hóa ra...
Thật sự, phàm là
"người trần, mắt thịt", có nằm mơ cũng ít ai dám nghĩ về số tài sản
tiền tỷ đó, chứ chưa nói đến việc sở hữu nó.
Dư luận không phải
không có lý khi đặt nghi vấn rằng, với cỡ "công chức tầm trung", mức
lương có hạn khi còn đương chức, bà Quỳnh Anh, lấy đâu tiền để đi xe sang, ở
nhà đẹp (?).
Và nếu nói như kết luận
thanh tra trước đó cho rằng, chưa phát hiện bà Trần Vũ Quỳnh Anh có hành
vi tham nhũng, thì tài sản được cho là của bà này từ đâu mà có?
Cho nên, thật khó để
có thể tin rằng, khối tài sản lớn có liên quan tới nguyên cán bộ xinh đẹp này
có được bằng mồ hôi nước mắt của mình.
Và khi chưa làm sáng
tỏ được khối tài sản và nguồn gốc của số tài sản của bà Quỳnh Anh được dư luận
phản ánh, người ta có quyền nghĩ tới việc tài sản này hình thành từ nguồn thu
"không chính thức".
Vậy, tài sản đó do đâu
mà có? Tài sản đó có hợp pháp không? Nếu tài sản không hợp pháp thì có bị thu
hồi không?
Trong khi những thông
tin về việc khối tài sản đồ sộ của nguyên cán bộ Sở Xây dựng vẫn chưa có lời
giải đáp, thì mới đây, kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh
Thanh Hóa khiến nhiều người bất ngờ đến mức ... thất vọng.
Thất vọng là bởi,
những thông tin kết luận chưa đáp ứng được sự, kỳ vọng của dư luận sau một thời
gian dài chờ đợi.
Thất vọng cũng bởi,
dường như cơ quan kiểm tra chưa làm đến cùng vụ việc này.
Theo Ủy ban Kiểm tra
Tỉnh Ủy: "Trong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh
ủy đã nhiều lần mời bà Trần Vũ Quỳnh Anh đến làm việc để giải trình nhưng bà
Trần Vũ Quỳnh Anh đều không có mặt nên không có cơ sở để xem xét tài sản".
Thậm chí Ủy ban Kiểm
tra của Tỉnh ủy là cơ quan kiểm tra của Tỉnh Ủy Thanh Hóa cũng chỉ biết sơ sơ
rằng, bà này "vi phạm các quy định về kê khai tài sản của Đảng và Nhà
nước", chứ hoàn toàn không biết bà này sở hữu những tài sản gì.
"Bà Trần Vũ Quỳnh
Anh thuộc đối tượng phải kê khai tài sản nhưng không kê khai trong Sơ yếu Lý
lịch, Phiếu đảng viên; không kê khai định kỳ hằng năm.
Bà Quỳnh Anh không kê
khai bổ sung khi được bổ nhiệm phó trưởng phòng, trưởng phòng và trong hồ sơ
nhân sự Đại hội Đảng bộ Sở, nhiệm kỳ 2015 - 2020, vi phạm các quy định về kê
khai tài sản của Đảng và Nhà nước".
Thanh tra tỉnh Thanh
Hóa thì viện lý do: "Tiến hành thanh tra tại Sở Xây dựng, bà Trần Vũ Quỳnh
Anh không còn là cán bộ, công chức, vì vậy chưa đủ cơ sở để kiểm tra, xác minh
tài sản".
Như vậy, có thể thấy,
việc cơ quan có thẩm quyền không kiểm tra, xác minh tài sản của bà Trần Vũ
Quỳnh Anh có nguyên nhân do yếu tố khách quan.
Nếu nói như cách nói
của Thanh tra tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Thanh Hóa, không lẽ pháp luật chịu "bó
tay" trong trường hợp này?
Trước đó, ngày
23/9/2016, ông Phạm Đức Toàn, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa đã ký quyết
định đồng ý cho bà Trần Vũ Quỳnh Anh được thôi việc.
Quan trọng
là làm như thế nào thôi
Nói về cơ sở trong
kiểm tra, xác minh tài sản của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, một chuyên gia (đề nghị
giấu tên) từng tham gia vào quá trình xây dựng Luật phòng chống tham nhũng nay
đề nghị giấu tên nói với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam rằng, việc
xác minh tài sản của người đã thôi công chức khi phát hiện có dấu hiệu bất
thường là khó.
Tuy nhiên, nói như vậy
không có nghĩa là không làm được. Quan trọng là cách làm như thế nào.
"Nghĩa vụ kê khai
tài sản dưới góc độ pháp luật phải đặt trong quan hệ công vụ.
Nếu chỉ xác minh tài
sản thông thường mà chưa có kết luận về dấu hiệu vi phạm pháp luật khác, và khi
người đó không còn nằm trong bộ máy công quyền nữa, đương nhiên việc yêu cầu
người ta đến giải trình tài sản là khó.
Đồng thời việc xác
minh, làm rõ nguồn gốc tài sản lại càng khó hơn. Đây cũng là khó khăn chung do
các công cụ pháp lý ở nước ta chưa thực sự đồng bộ.
Thực tiễn thời gian
qua cho thấy, các cơ quan chức năng tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của
người có nghĩa vụ kê khai còn rất hạn chế và thường gặp khó khăn, vướng mắc
trong làm rõ về nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Nhưng nếu xét ở góc độ
kiểm tra Đảng, trường hợp họ còn là đảng viên, thì vẫn có thể yêu cầu người này
giải trình.
Đảng ta đã có quy định
rất rõ về những điều đảng viên không được làm, trong đó có“kê khai tài sản, thu nhập không đúng
quy định”, và đây cũng là một trong các nội dung kiểm tra, giám sát
của các cấp ủy đảng đối với đảng viên trực thuộc.
Như vậy, ngoài quy
định về kê khai tài sản theo quy của pháp luật, còn có việc kiểm tra, giám sát
đối với đảng viên trong tổ chức Đảng nữa.
Thêm vào đó, để góp
phần làm sáng tỏ những gì mà dư luận quan tâm, thì có thể căn cứ vào những sai
phạm về kê khai tài sản, thu nhập đã có kết luận đối với bà này trong thời gian
còn là công chức để làm rõ thêm vấn đề", vị chuyên gia trong lĩnh vực
phòng chống tham nhũng diễn giải.
Mặt tiền căn biệt thự từng được cho là của bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa. Ảnh nhỏ: Bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Ảnh: Tuấn Minh/Báo Người lao động. |
Vị chuyên gia này cũng
đặt nghi vấn: "Quả thực, nếu chỉ dừng ở việc kết luận rằng, trước đây bà
này có vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập nhưng bây giờ đã nghỉ việc rồi
không làm rõ được nữa, thì dư luận có quyền đặt câu hỏi: Phải chăng việc thực
hiện các quy định của Luật phòng chống tham nhũng ở Thanh Hóa có phần rất hình
thức?
Tại sao việc có những
sai phạm trong kê khai tài sản của cán bộ, Đảng viên mà các cơ quan chức năng
tại Thanh Hóa không biết và không xử lý…?
Bên cạnh đó, cơ quan
thực hiện kiểm tra, xác minh tài sản cán bộ có thể dựa/tham khảo tham các thông
tin, tài liệu phản ánh của người dân, báo chí.
Bởi vì câu chuyện
người này có cái này, cái kia (chỉ tài sản - PV) nằm ở đâu đó thì có khó gì đâu
mà không xác minh được.
Trong trường hợp này,
việc người ta hợp tác hay không hợp tác trong việc xác minh tài sản chỉ là thêm
tình tiết để xử lý về mặt trách nhiệm.
Còn nếu nói bà
Trần Vũ Quỳnh Anh nhiều lần được mời nhưng không có mặt, nên không có cơ sở để
xem xét tài sản của bà, thế hóa ra pháp luật bất lực à?
Do đó, với
chức năng, thẩm quyền theo quy định, các cơ quan thanh tra, kiểm tra, người ta
vẫn có thể thực hiện các biện pháp xác minh chủ động.
Việc yêu cầu người ta
giải trình, làm rõ, chỉ nên xem đó là nguồn thông tin bổ sung và góp phần đảm
bảo quyền, lợi ích chính đáng của người được kiểm tra, xác minh", vị
chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng nhận định.
Vị chuyên gia này cũng
cho rằng, cơ quan thanh tra hoặc kiểm tra cũng không nên nêu lý do người ta
nghỉ việc mà nói không thể hoặc chưa đủ cơ sở làm rõ tài sản...
"Nói như vậy nó
khó thuyết phục được người dân vì nếu cán bộ cứ có vi phạm rồi lại nghỉ việc là
xong mọi chuyện, thì bộ máy nhà nước đâu còn kỷ luật, kỷ cương nữa.
Nên đặt ra vấn đề xem
xét xác minh tài sản ở thời điểm người ta vẫn làm việc trên cơ sở đối
chiếu thông tin về tài sản đã kê khai (trong hồ sơ) với quá trình hình thành
tài sản hiện có.
Làm như vậy cũng sẽ
giúp sáng tỏ phần nào và để người dân tin rằng: Không phải cứ nghỉ rồi là xong
chuyện!
Ở góc độ pháp luật thì
phải dựa trên hồ sơ cán bộ, các thông tin từ cơ quan quản lý về nhà đất, quản
lý tài sản đăng ký, nội dung người ta đã kê khai ở thời điểm gần nhất khi người
ta còn làm việc để truy ngược lại xem việc kê khai khi đó có những vấn đề gì
sai phạm không?
Việc đưa lý do mời
nhưng không đến nên không có cơ sở để xem xét tài sản của bà là cách lý
giải hơi khó thuyết phục về mặt thực tế. Còn nói bất lực hoàn toàn thì không
phải. Chuyện này không phải là bất lực.
Do đó, khi người ta
không chủ động hợp tác thì mình có thể chủ động xác minh phản ánh", vị này
cho biết.
Tài liệu
tham khảo:
http://thanhnien.vn/thoi-su/quan-lo-than-toc-cua-hot-girl-xu-thanh-808600.html
QUỐC
TOẢN
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire