Cựu đệ nhất phu nhân Grace Mugabe - Ảnh: REUTERS |
TTO - Bà Grace từng tuyên bố rằng "ông chồng tổng
thống của tôi nghèo lắm", không tơ hào của ai một đồng. Vậy mà nhiều nguồn
tin nói rằng gia đình bà tài sản phải trên tỉ đô, và chả ai tin họ làm giàu
kiểu "bán chổi đót"...
Khi Bona
Mugabe, con gái rượu của mình làm đám cưới cách đây vài năm, Robert Mugabe
quyết định không thuê bất kỳ sân golf hay khu nghỉ dưỡng sang trọng nào. Hôn lễ
được tổ chức tại "tư gia" của nhà gái.
Một sự thanh liêm, đáng được ca ngợi và sẽ chẳng có gì nghi ngờ cho một
đương kim Tổng thống nếu không có một chi tiết: cấm tiệt máy ảnh. Sao lạ vậy,
đám cưới mà lại cấm tiệt chụp ảnh?
Đơn giản vì vợ chồng ông Mugabe không muốn người ta biết bên trong cái
"tư gia" 25 phòng ngủ được xây bằng đá hoa cương kia, ngoài những
chiếc Maybach S600, Rolls Royce Phantom thì còn những thứ gì "lạ lẫm"
nữa.
"Vị
Tổng thống nghèo nhất thế giới"
Năm 1996, cô
thư ký Grace Marufu, 29 tuổi, bước lên xe hoa, trở thành vợ thứ hai của Tổng
thống Robert Mugabe khi đó đã 72 tuổi.
"Chồng
tôi là vị Tổng thống nghèo nhất thế giới. Tôi chưa từng thấy ông ấy vòi tiền
của bất kỳ ai" - bà Grace Mugabe, giờ là cựu Đệ nhất phu nhân, từng tuyên
bố rõ từng chữ trước đám đông ủng hộ tại Harare năm 2014.
Những gì mà
bà Grace tuyên bố, rốt cuộc cũng giống như những cam kết chính sách của chồng
bà, nghe rồi để đó chứ chẳng dám tin. Ở cái xứ Zimbabwe này, có ai lớn lên mà
không nghe tin đồn này kia về khối tài sản của ông tổng thống Mugabe?
Nhưng đồn
đoán vẫn là đồn đoán, người ta không ước tính được ông Mugabe có bao nhiêu tiền
cho tới khi trang Wikileaks công bố các tài liệu ngoại giao Mỹ.
Lối vào bất động sản 5 triệu USD của gia đình Mugabe ở Hong Kong - Ảnh: SCMP |
Tài sản khắp
năm châu
Năm 2011,
Wikileaks công bố một điện tín cũ của Đại sứ quán Mỹ tại Harare - thủ đô
Zimbabwe, nội dung trong đó như sau: "Không ai biết chính xác số tài sản
đầy đủ của Mugabe, nhưng tin đồn khẳng định phải đáng giá trên 1 tỉ USD, phần
lớn số của cải đó dường như được đầu tư ở hải ngoại".
Tài sản của
nhà lãnh đạo 93 tuổi "bao gồm mọi thứ, từ các tài khoản bí mật ở Thụy Sĩ,
Bahamas, quần đảo Channel cho đến những lâu đài ở Scotland".
Phương Tây
hay gọi bà đệ nhất phu nhân của Zimbabwe bằng "Gucci Grace" để chỉ sự
mát tay xài tiền, hay "Dis-Grace", một cách chơi chữ có nghĩa
"nhục nhã" để gọi người phụ nữ này. Trong lúc phần lớn người dân
Zimbabwe sống trong cảnh nghèo đói, bà Grace như một bà hoàng bên cạnh chồng
với những món đồ xa xỉ, mỗi cái sải chân của bà ở nước ngoài được trải bằng
tiền.
Theo báo The
Guardian, bà Grace đã mua nhiều bất động sản ở khu nhà giàu Sandton của thủ đô
Johannesburg (Nam Phi), hàng loạt công trình ở Malaysia, Singapore và có thể cả
Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).
Cựu đệ nhất
phu nhân cũng được cho là sở hữu dàn siêu xe đắt tiền, tất nhiên không thể
nhiều bằng số lượng giày đắt xắt ra miếng trong bộ sưu tập của bà. Bà Grace
từng chi 75.000 USD cho các mặt hàng xa xỉ trong một chuyến mua sắm ở Paris, số
tiền gấp 75 lần mức thu nhập trung bình của một người dân Zimbabwe năm 2016.
Năm 2014,
một vụ tranh chấp quyền sở hữu bất động sản ở Hong Kong đã giúp người ta hình
dung rõ hơn về khối tài sản và sự lạm quyền của ông Mugabe khi làm Tổng
thống.
Trong đơn
kiện nộp lên tòa án Hong Kong, Chính phủ Zimbabwe yêu cầu tòa tuyên bố JC
castle - một bất động sản đắc địa hai tầng ở đặc khu này - thuộc sở hữu 100%
của Zimbabwe. Số tiền 5 triệu USD mà một doanh nhân người Nam Phi gốc Hoa bỏ ra
để mua JC castle năm 2008 là "mua giùm" ông Mugabe.
Lấy đâu ra
tiền?
Dư luận đang
đặt ra câu hỏi về nguồn gốc khối tài sản khổng lồ của ông Mugabe. Sau khi bị
Liên minh châu Âu trừng phạt vì cuộc cải cách ruộng đất nhắm vào người da
trắng, người ta hầu như không thấy ông Mugabe xài tiền mát tay ở nước ngoài
nữa.
Ngoài khu
phức hợp với hàng chục biệt thự ở Mazowe cùng căn nhà lộng lẫy giữa thủ đô
Harare, nhà Mugabe còn sở hữu nhiều bất động sản khác.
Nổi tiếng
nhất là trang trại bò sữa Omega, một trong những trang trại bò sữa lớn nhất miền
nam châu Phi. Một số chính trị gia đối lập cho rằng ông Mugabe sở hữu 14 trang
trại trên khắp đất nước. Điều này được cho là vi hiến vì đi ngược lại quy định
giới hạn sở hữu đất đai ở Zimbabwe.
Theo trang
Wikileaks, sau khi cuộc nội chiến Congo lần 2 kết thúc (1998-2002), ông Mugabe
duy trì quan hệ với những cá nhân quyền lực kiểm soát lợi ích thương mại ở quốc
gia này. Những người này, đổi lại, chuyển một phần của cải sang cho Mugabe.
Zimbabwe
Consolidated Diamond Co. - một công ty khai thác kim cương do ông Mugabe thành
lập, cũng được xem là con gà đẻ trứng vàng của nhà này. Tổ chức Global Witness
tố cáo công ty này là nguyên nhân gây ra "một thập kỷ biến mất của nguồn
lợi kim cương" tại Zimbabwe.
Người "kiếm" tiền, kẻ "đốt" tiền
Bà Grace Mugabe đã từng bỏ ra 1,35 triệu USD để mua
một chiếc nhẫn ưa thích. "Con hư tại mẹ" đặt vào nhà Mugabe quả không
sai.
Bellarmine Chatunga Mugabe, quý tử của nhà Mugabe, hồi
đầu năm nay đã khiến mạng xã hội giận dữ với màn trút chai sâm-banh 400 USD lên
chiếc đồng hồ 60.000 USD.
"60.000 USD trên cổ tay nhờ có ông già lãnh đạo
cả một đất nước!!!" - cậu con trai út của ông Mugabe ngang tàng viết trên
mạng xã hội Instagram.
Cậu Russell Goreraza, con trai của bà Grace với người
chồng trước, thậm chí cũng được thơm lây khi mẹ lấy Tổng thống. Hồi tháng 9
rồi, Russell đã mua hẳn hai chiếc Rolls Royce Phantom có đầy đủ "đồ
chơi" và tùy chọn với cái giá không tưởng: 7 triệu USD.
DUY LINH
Nguồn: Theo TTO
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire