31/01/2018

“Dựng lại người” là khó vô vàn


Mạnh Kim



Bạn có thể trồng lại một cánh rừng, “tẩy sạch” một dòng sông ô nhiễm, hiện đại hóa một ngôi làng, canh tân kỹ thuật bắt kịp bước tiến nhân loại… Tất cả đều gần như không thể ở hoàn cảnh hiện tại nhưng vẫn có thể xảy ra nếu tận tâm tận lực. Tuy nhiên, bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để “dựng lại người” (tựa một quyển sách của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên)?  




Với đà thoái hóa văn hóa đến tận cùng như hiện nay, chắc chắn phải mất ít nhất 100 năm để khôi phục lại những giá trị nhân bản căn bản và cốt lõi nhất vốn từng tồn tại ngay cả trong những giai đoạn thăng trầm và bi thương của lịch sử đất nước. 100 năm với một ý chí nhất định. Còn không thì sẽ chẳng bao giờ, khi mà văn hóa không những không được bồi đắp mà còn bị tẩy xóa hàng ngày.

Rải rác trong các bài viết mình, tôi thỉnh thoảng nhắc đến văn hóa miền Nam trước 1975. Điều này không phải là sự thương cảm hay hoài niệm. Tôi không ủy mị đến mức ấy. 
Tôi chỉ hàm ý rằng để dựng lại văn hóa thì cách khả dĩ hiện nay là học lại những bài học mà nền văn hóa miền Nam cũ để lại. Miền Nam ở đây không phải vùng miền trong khái niệm địa lý mà là một không gian văn hóa kết tinh từ ba miền. Muốn thay đổi “nền văn hóa” hiện tại thì phải có cái gì để thay thế. Cái đó chính là nền văn hóa và những giá trị văn hóa của miền Nam trước 1975. 
“Dựng lại người” là khó vô vàn. Nó phải trở thành một ý thức thường trực và được thực hiện thường xuyên. 
Dựng lại người là khó vô cùng. Điều đó vĩnh viễn không bao giờ làm được nếu không làm ngay từ bây giờ. 
Điều đó vĩnh viễn không bao giờ xảy ra nếu mỗi chúng ta không tự dựng lại mình, tự học lại mình và học từ người, tự tìm cho mình một liều kháng thể văn hóa đủ mạnh để không bị những thứ vô bổ nhảm nhí bủa quanh và tấn công hàng ngày.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire