Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát động Tết trồng cây trong toàn ngành Giáo dục. Hình chụp dịp Xuân Đinh Dậu-2017. |
Trước con số 1.226 giáo sư, phó giáo sư được cho là cao kỷ lục trong hơn 4 thập niên Nhà nước tổ chức xét phong/công nhận, truyền thông trong nước trích đăng nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng “có tiêu cực” trong việc xét duyệt giáo sư, phó giáo sư; như ông Vũ Hào Quang, Ủy viên Hội đồng Tư vấn Khoa học-Giáo dục và Môi trường của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định có đủ bằng chứng để chứng minh có tiêu cực trong Hội đồng liên ngành. Ông Vũ Hào Quang còn nhấn mạnh Nhà nước phải vào cuộc để làm rõ vấn đề này.
Văn phòng Chính phủ, hồi ngày 8 tháng Hai ban hành chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giáo dục-Đào tạo và Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xem xét, rà soát lại việc bổ nhiệm vừa nêu theo như phản ánh của dư luận, vào báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng Hai.
Tôi nghĩ họ sẽ nghiên cứu lại, nhưng tôi không hy vọng họ sẽ
có câu trả lời dứt khoát điều gì cả để đưa ra quyết định. Bởi vì, theo tôi chỉ
có một quyết định có thể có được là bãi chức giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ và
yêu cầu ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo
-GS-TS. Nguyễn Đăng Hưng
-GS-TS. Nguyễn Đăng Hưng
Tuy nhiên, dư luận một lần nữa dậy sóng vì cho rằng ông Phùng Xuân Nhạ bị “gậy ông đập lưng ông” qua thông tin Giáo sư-Tiến sĩ Toán học Nguyễn Tiến Dũng, hiện đang giảng dạy tại Đại học Toulouse, Pháp gửi thư ngỏ “Đề nghị kiểm tra tư cách giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ” đến Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước.
Trên trang Facebook cá nhân, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, vào ngày 11 tháng Hai công khai những thông tin liên quan đề nghị Chính phủ và và giới khoa học Việt Nam cần làm sáng tỏ trường hợp của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng đưa ra bằng chứng để khẳng định ông Phùng Xuân Nhạ “đạo văn” trong hai bài báo trong danh sách Scopus (cơ sở dữ liệu trắc lượng khoa học) và đăng trên tờ Asian Social Science. Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng còn bình luận hai bài báo khoa học của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nhiều lỗi sai về tiếng Anh, mặc dù ông Phùng Xuân Nhạ trong lý lịch khoa học của mình đã tự nhận học cao học ở Đại học Manchester, Anh, có học bổng Fulbright tại trường Georgetown University, Hoa Kỳ và từng giảng dạy bằng tiếng Anh trong một dự án ở Lào.
Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng và rất nhiều cư dân mạng nêu lên thắc mắc rằng có phải ông Phùng Xuân Nhạ, trong cương vị Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, đã tự ký quyết định phong cho ông thành giáo sư hồi năm 2016 hay không, bởi vì theo phạm trù khoa học thì ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là “giả khoa học”.
Kêu gọi từ chức
Vào ngày 19 tháng Hai, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng chia sẻ trên Facebook rằng Giáo sư Trần Văn Nhung cho biết Hội đồng đã nhận được báo cáo của ông về vụ việc của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và Hội đồng sẽ đưa ra trả lời trong thời gian tới.Đài Á Châu Tự Do liên lạc với Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, một người rất quan tâm vụ việc này và được ông nhận xét rằng rõ ràng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là người chưa đủ điều kiện để được phong giáo sư và ông Nhạ còn tự phong cho mình chức Chủ tịch Hội đồng chức danh thì hai chuyện đó là điều không thể chấp nhận được của một người đứng đầu ngành giáo dục Việt Nam. Trả lời câu hỏi của chúng tôi về phúc đáp của Giáo sư Trần Văn Nhung cho Giáo sư Nghuyễn Tiến Dũng, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nói:
“Hội đồng chức danh khi xác nhận người được là giáo sư, phó giáo sư thì họ đã nghiên cứu hồ sơ cả năm trời. Vấn đề là tại sao họ nghiên cứu thế nào để một người như ông Phùng Xuân Nhạ với một trình độ như vậy, với một hành động lố bịch như vậy mà lại được phong làm giáo sư? Cho nên, tôi nghĩ họ sẽ nghiên cứu lại, nhưng tôi không hy vọng họ sẽ có câu trả lời dứt khoát điều gì cả để đưa ra quyết định. Bởi vì, theo tôi chỉ có một quyết định có thể có được là bãi chức giáo sư của ông Phùng Xuân Nhạ và yêu cầu ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo.”
Đài RFA ghi nhận trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều lời kêu gọi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ từ chức. Nhà báo độc lập Huy Đức, qua trang Facebook cá nhân Truong Huy San viết rằng:
“Ông Phùng Xuân Nhạ từ chức Bộ trưởng Giáo dục là cách duy nhất cứu vãn uy tín, vốn đã rách tả tơi, của ngành Giáo dục. Trong trường hợp, ông Nhạ bất chấp, Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc Hội nên chuẩn bị một bản điều trần trình bày tại Quốc Hội trước phiên họp toàn thể bỏ phiếu tín nhiệm các bộ trưởng. Trong trường hơp của ông Nhạ thì nên bỏ phiếu bất tín nhiệm.”
Nếu ông có lòng tự trọng thì ông phải từ chức. Nhưng các
cán bộ Cộng sản không có lòng tự trọng. Họ còn tìm cách lên chức, chứ dễ họ gì
từ chức. Bởi vì, những đảng viên họ làm điều sai trật thì ít khi họ bị gì lắm.
Cấp trên bao che cho họ hết
-Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai
-Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai
“Nếu ông có lòng tự trọng thì ông phải từ chức. Nhưng các cán bộ Cộng sản không có lòng tự trọng. Họ còn tìm cách lên chức, chứ dễ họ gì từ chức. Bởi vì, những đảng viên họ làm điều sai trật thì ít khi họ bị gì lắm. Cấp trên bao che cho họ hết. Tôi đi dạy mấy chục năm thấy vậy.”
Chúng tôi cũng nhận được ý kiến của một chuyên gia giáo dục ở trong nước, không muốn nêu tên cho rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ sẽ chính thức lên tiếng về vụ việc này, bởi vì ông là một người thông minh và chịu khó lắng nghe. Và, thông tin mới nhất chúng tôi ghi nhận vào tối ngày 20 tháng Hai, Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng thông báo tài khoản Facebook của ông bị tấn công trùng hợp thời điểm ông vừa công bố bài báo cáo phân tích về sự giả khoa học của ông Phùng Xuân Nhạ trên Facebook; đồng thời Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng còn nhận được tin nhắn Tổng cục 5 tung tin sang Pháp điều tra ông, nhưng Đài RFA chưa kiểm chứng được thông tin này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire