26/04/2018

(kết thúc danh sách ký tên với 16 tổ chức, 184 cá nhân)

TUYÊN BỐ VỀ QUYỀN SỞ HỮU ĐẤT NHÂN MỘT NĂM SỰ KIỆN ĐỒNG TÂM



Sự việc



Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.





Một năm sau sự kiện Đồng Tâm, tuy sự đối đầu giữa người dân và chính quyền tạm thời lắng dịu, nhưng ngòi nổ của sự phản kháng và bất ổn xã hội vẫn chưa được tháo gỡ. Người dân không chỉ riêng ở Đồng Tâm, mà ở khắp mọi nơi trong cả nước, đều thấy rõ các giải pháp của chính quyền từ trung ương đến địa phương hầu như chỉ nhằm đối phó sự phản kháng một cách tạm thời để răn đe hoặc xoa dịu. Gốc rễ của vấn đề vẫn chưa được giải quyết, đó chính là chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.



Vấn nạn



Đất đai luôn được xem là loại tài sản đặc biệt, nên quốc gia nào cũng xem trọng và đặt chính sách đất đai vào vị trí ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tại Việt Nam, theo mô hình xã hội chủ nghĩa từ năm 1955 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở miền Nam, chế độ sở hữu tư nhân đối với đất đai chấm dứt, và thay vào đó quyền sở hữu loại tài sản đặc biệt này thuộc về “toàn dân”, thông qua vai trò quản lý tập trung của Nhà nước. Đây là một chính sách đất đai hoàn toàn dựa trên nền tảng của học thuyết kinh tế-chính trị Marx-Lenin.



Sau hàng chục năm hiện hữu ở nước ta, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai được cưỡng ép áp dụng vào đời sống xã hội và kinh tế nhằm thực hiện một kế hoạch chính trị hoang tưởng gọi là “xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Kết quả là khủng hoảng kinh tế-xã hội xảy ra nghiêm trọng, khiến Đảng Cộng sản phải tiến hành đổi mới kinh tế theo theo hướng thị trường. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai tiếp tục gây ra nhiều trở ngại hơn cho sự phát triển tiếp theo của nền kinh tế và đe dọa sự ổn định của cả xã hội.



Gắn liền và xuất phát từ quan niệm “sở hữu toàn dân” là định chế “quyền sử dụng đất”, một khái niệm đặc biệt về quyền tài sản chỉ có ở các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ và nay còn tồn tại ở Trung Quốc và Việt Nam. Tuy được luật pháp công nhận đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt (tức là chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, v.v…) tương tự với quyền sở hữu các tài sản thông thường khác, người có quyền sử dụng đất lại không thể định đoạt trọn vẹn mảnh đất của mình, mà trái lại tùy thuộc vào quyết định tối hậu của Nhà nước trong vai trò đại diện toàn dân quản lý toàn bộ đất đai trên lãnh thổ quốc gia.

Người nông dân luôn đối diện nguy cơ bị tước đoạt đất đai bất cứ lúc nào, và giấc mơ người cày có ruộng của họ không bao giờ trở thành sự thật.



Việc quy hoạch sử dụng đất dù trên lý thuyết thuộc về nhà nước, nhưng trên thực tế là do các chủ đầu tư khởi ra và vận động để có sự quyết định của quan chức các cấp, trước nhất là quan chức các địa phương. Điều này khiến quan chức trở thành loại cường hào, ác bá còn đáng sợ hơn cả trong chế độ phong kiến. Họ biến mình thành công cụ của giới đầu tư bất lương khi hỗ trợ các dự án xây dựng địa ốc hoặc công trình hạ tầng bằng cách tước đoạt đất đai của người dân và đền bù với giá rẻ mạt.



Tình trạng lạm dụng quyền hành biến đất công thành đất tư, bồi thường di dời không thỏa đáng để trục lợi, nhận hối lộ để phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong những dự án kinh doanh bất động sản đã và sẽ tiếp tục xảy ra trầm trọng, tạo nên bất mãn xã hội ngày càng sâu rộng. Điều này là nguyên nhân chính của nạn khiếu kiện đông người khắp cả nước, hay còn gọi là nạn dân oan.



Nguyên nhân



Cốt lõi của tất cả những trở ngại nêu trên bắt nguồn từ sự kết hợp khiên cưỡng hai khái niệm vốn dĩ khác biệt nhau để tạo nên định chế quyền sử dụng đất, đó là khái niệm “quyền sở hữu tài sản” theo tư duy pháp lý và khái niệm “sở hữu toàn dân” theo tư duy chính trị-ý thức hệ.



Về phương diện pháp lý, chủ thể của quyền sở hữu tài sản lẽ ra chỉ là thể nhân hoặc pháp nhân, mà danh tính và lý lịch pháp lý được xác định cụ thể, trong khi “toàn dân” chỉ đơn thuần là một ý tưởng không có khuôn mặt rõ ràng và chưa bao giờ được công nhận là chủ thể pháp lý riêng biệt trong bất kỳ hệ thống pháp luật nào trên thế giới.



Trong nền kinh tế kế hoạch tập trung được xây dựng trên nền tảng lý luận Marx-Lenin, tư duy chính trị thắng thế, nên sự tác hại của sở hữu toàn dân đối với đất đai bị bưng bít khiến người ta có cảm giác nó không tạo ra nhiều vấn đề nan giải cho xã hội. Hơn nữa, do nền kinh tế được hoạch định theo kế hoạch tập trung, nên mọi bất đồng và bất cập đều có thể giải tỏa bằng mệnh lệnh hành chính từ nhà nước.



Tuy nhiên, từ khi chính sách cải cách kinh tế theo hướng thị trường được áp dụng, yếu tố thị trường sẽ ngày càng chi phối sự phát triển, tư duy pháp lý tất yếu trở nên thắng thế và đòi hỏi phải xem xét lại tính phù hợp của quan niệm sở hữu toàn dân đối với đất đai. Thực tế đã chứng minh rằng việc cưỡng lại yêu cầu này là nguyên nhân khiến động lực phát triển kinh tế bị triệt tiêu và ổn định xã hội bị đe dọa.



Yêu cầu



Trước tình hình nghiêm trọng nêu trên, chúng tôi - các tổ chức xã hội dân sự và người Việt trong và ngoài nước - đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:



            Thứ nhất, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai cần được sớm công nhận. Do đó, cần quy tụ ngay các chuyên gia kinh tế và pháp lý để nghiên cứu một cách khoa học khả năng chấp nhận tư hữu hóa các loại đất được sử dụng vào mục đích kinh doanh để phát triển kinh tế, hơn là tiếp tục duy trì quan niệm sở hữu toàn dân chung chung mơ hồ đối với đất đai như hiện nay.



Thứ hai, cần chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp để công nhận chế độ đa sở hữu đối với đất đai, trong đó có sở hữu nhà nước, sở hữu của các tổ chức và sở hữu tư nhân.



Thứ ba, trong khi chờ đợi thay đổi luật lệ và chính sách, cần sớm công nhận quyền sử dụng đất như một loại quyền tài sản mà nhà đầu tư và người sử dụng đất phải thỏa thuận theo nguyên tắc thuận mua vừa bán, dựa trên giá cả thị trường, nếu nhà đầu tư muốn sử dụng cho các dự án nhằm mục đích phát triển kinh tế. Cần chấm dứt ngay nạn cưỡng bức thu hồi đất mà chính quyền ở các địa phương đang thực hiện. Việc giải quyết các tranh chấp đất giữa người dân và giới đầu tư phải dựa trên nguyên tắc công bằng, bảo đảm lợi ích của người dân, của nhà đầu tư và lợi ích công cộng.



Lập ngày 15 tháng 4 năm 2018



Tổ chức và cá nhân ký tên:



Tổ chức:



1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, do ông Lê Thân đại diện

2. Diễn đàn Xã hội Dân sự, do TS Nguyễn Quang A đại diện

3. Nhóm Vì Môi Trường, do Nguyễn Thị Bích Ngà đại diện

5. Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Linh mục Phan Văn Lợi.

6. Tăng Đoàn GHPGVNTN, Thích Không Tánh đại diện.

7. Hội Bầu bí tương thân, đại diện: Nguyễn Lê Hùng

8. Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, do Nguyễn Văn Hi đại din.

9. Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: GS Phạm Xuân Yêm (Paris) và GS Nguyễn Huệ Chi (Hà Nội)

10. Phong trào Liên đới Dân oan Việt Nam, đại diện: Trần Ngọc Anh

11. Liên Minh Dân Chủ Tự Do Cho Việt Nam, đại diện: Nhân sĩ Huỳnh Hưng Quốc (Việt Nam).

12. Diên Hồng Thời Đại Việt Nam, đại diện: Nhà Biên Khảo Phạm Trần Anh.

13. Phong Trào Yểm Trợ Tự Do Tôn Giáo và Nhân Quyền Việt Nam, đại diện: HT Thích Nguyên Trí.

14. Hội Ái Hữu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo Việt Nam, đại diện: Nhân sĩ Cao Xuân Khải.

15. Đại diện Khối 8406 Hoa Kỳ, đại diện: Ô Vũ Hoàng Hải.

16. Văn Đàn Thời Đại, đại diện: Nhà Thơ Vũ Lang-Lê Thị Việt Nam.











Cá nhân:



1. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hoá, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội

2. Nguyễn Quang A, TS khoa học, Hà Nội

3. Nguyễn Đăng Quang, Cựu Đại tá CAND, Hà Nội.

4. Dương Sanh, Cựu giáo chức, Vạn Ninh, Khánh Hòa.

5. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, ở Hà Nội.

6. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng TK Hội trí thức yêu nước TpHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB LHĐ

7. Hạ Đình Nguyên, cựu tù Côn Đảo, nhà báo, Thành viên CLB LHĐ

8. Bùi Tiến An, hưu trí, T.V. CLB LHĐ

9. Vũ Trọng Khải, PGS.TS, nhà nghiên cứu kinh tế nông nghiệp, Sài Gòn

10. Lê Thân, cựu tù nhân Côn Đảo, cư trú tại Nha Trang

11. Lê Công Định, luật gia, cựu Tù nhân lương tâm, Sài Gòn

12. Hoàng Hưng, nhà thơ-dịch giả, Sài Gòn

13. Hoàng Dũng, PGS.TS, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, TPHCM

14. Đào Tiến Thi, Thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội

15. Phan Quốc Tuyên, Kỹ sư tin học, Genève, Thụy Sĩ

16. Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt

17. Trần Ngọc Sơn, Kỹ sư, Pháp

18. Nguyễn Thị Thanh Hằng, Dược sĩ, Pháp

19. Tống Văn Công, Nhà báo, nguyên TBT Báo Lao Động, hiện ở Hoa Kỳ

20. Mai Hiền, Nhà báo, hiện ở Hoa Kỳ

21. Hà Văn Thùy, Nhà văn, Sài Gòn

22. Nguyễn Đào Trường, 65 phố Đinh Văn Tả, phường Bình Hàn, TP Hải Dương.

23. Nguyễn Thị Thanh Bình, Nhà văn

24. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ Hán Nôm, Hà Nội.

25. Hà Quang Vinh, hưu trí, ngụ tại phường 15, Quận 11 , Tp HCM

26. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng (CLB Phan Tây Hồ)

27. Trần Rạng, Nhà giáo, thành viên CLB LHĐ, Sài Gòn

28. Nguyễn Văn Lịch, Kỹ sư cơ khí, Đống Đa,Hà Nội.

29. Ngô Thị Kim Cúc, Nhà văn-Nhà báo, Sài Gòn

30. Lê Khánh Luận, TS, nguyên giảng viên ĐH Kinh tế, Tp.HCM 

31. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí, Hà Nội

32. Trần Kế Dũng, sống tại Úc Châu (Australia )

33. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM

34. Đào Minh Châu, Hà Nội

35. Nguyễn Hải Sơn, Công nhân, CHLB Đức

36. Nguyễn Trọng Bách, Kỹ sư, Nam Định

37. Mã Lam, Nhà thơ, Sài Gòn

38. Nguyễn Đình Cống, Giáo chức hưu trí, Hà Nội.

39. Hồ Quang Huy, Kỹ sư đường sắt, Nha Trang, Khánh Hòa

40. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TpHCM

41. Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh, Sài Gòn

42. Phạm Duy Hiển, Dịch giả, bút danh Phạm Nguyên Trường, Vũng Tàu

43. Phạm Toàn, Nhà nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội

44. Hà Sỹ Phu, TS Sinh học, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

45. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn. 

46. Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang

47. Mai Thái Lĩnh, Nhà nghiên cứu, CLB Phan Tây Hồ - Đà Lạt.

48. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn

49. Vũ Thế Khôi, Nhà giáo Ưu tú, Ba Đình - Hà Nội

50. Trần Tiến Đức, Nhà báo độc lập, Đạo diễn phim tài liệu và truyền hình, Hà Nội

51. Tiêu Dao Bảo Cự, Nhà văn tự do, Đà Lạt

52. Huỳnh Sơn Phước, Nhà báo, Sài Gòn

53. Nguyễn Văn Tạc, Giáo học hưu trí - Hà Nội 

54. Nguyên Ngọc, Nhà văn, Hội An

55. Ngô Kim Hoa, Nhà báo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

56. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ - hưu trí, TV CLB LHĐ

57. Ngụy Hữu Tâm, Dịch giả ở Hà Nội

58. Phan Văn Hiến, cựu Giáo chức, Hà Nội

59. Nguyễn Văn Vỵ, PGS, TS, Giáo viên, Hà nội

60. Lê Xuân Thiêm, Kỹ sư Xây dựng, SG

61. Đào Tấn Phần, trường THPT Trần Quốc Tuấn, xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.

62. Lê Đoàn Thê, số 32, ngõ 252 Minh Khai, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nôi. 

63. Lại Nguyên Ân, Nhà nghiên cứu Văn học, Hà Nội

64. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh Dự Đại học Liège, Bỉ, sống ở Sài Gòn

65. Nguyễn Hữu Tuyến, Kỹ sư hưu trí, P12, Q10, Sài Gòn 

66. Lưu Hồng Thắng, Công nhân, Hoa Kì

67. Nguyễn Thị Bích Ngà, Nhà báo, Q3, Sài Gòn.    

68. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ, Sai Gòn.

69. Tô Oanh, Giáo viên THPT- hưu trí, TP Bắc Giang

70. Phùng Hoài Ngọc, cựu Giảng viên Đại học, tỉnh An Giang

71. Nguyễn Ngọc Xuân, Nông dân đã nghỉ hưu, Xuyên Mộc, Bà Rịa vũng Tàu. 

72. Lê Hải, Nhà nhiếp ảnh, Đà Nẵng

73. Lý Đăng Thạnh, người chép Sử, Sài Gòn. 

74. Hoàng Văn Lạc, Nhà giáo, Bà Rịa - Vũng Tàu.

75. Nguyễn Hồng Khoái, Chuyên viên tư vấn tài chính. Quận Tây Hồ, Hà Nội

76. J.B Nguyễn Hữu Vinh, Nhà báo tự do, Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội. 

77. Lê Mai Đậu, Cán bộ hưu trí, Trung Hoà, Từ Liêm, Hà Nội. 

78. Nguyễn Thuý Hạnh, Nhà báo tự do, sống tại Hà Nội. 

79. Huỳnh Ngọc Chênh, Nhà báo độc lập, sống tại Hà Nội.

80.Trần Minh Quốc, Nhà giáo - hưu trí, Sài Gòn

81. Nguyễn Quang Nhàn, CLB Phan Tây Hồ, Đà Lạt.

82. Nguyễn Kim Chi, Nghệ sĩ ưu tú, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

83. Nguyễn Huy Hoàng, hưu trí, Sài Gòn

84. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt

85. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt

86.Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy TP Đà Lạt, Lâm Đồng

87. Lê Phú Khải, Nhà báo, TV CLB LHĐ, Sài Gòn

88. Vũ Công Minh, Cử nhân Tài chính, Tp Hải Dương

89. Trần Thanh Vân, Kiến trúc sư, Hà Nội

90. Đào Đình Bình, Kỹ sư- hưu trí, Hà Nội

91. Nguyễn Mê Linh, TS, An Phú, Q2, TpHCM

92. Đồng Quang Vinh, hưu trí, Khánh Hòa

93. Cấn Thị Thêu, Dương Nội, Hà Nội

94. Trịnh Bá Phương, Dương Nội, Hà Nội

95. Trần Ngọc Anh, Dân oan, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu

96. Lê Tuấn Huy, TS, TP HCM

97. Bùi Hồng Mạnh, Cử nhân Hóa học, Phiên dịch, Biên khảo, Blogger, CHLB Đức.

98. Nguyễn Ngọc Bộ, Kỹ sư, Canada

99. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc sở Tư pháp TPHCM

100. Đoàn Hòa, dịch thuật - tư vấn, Cộng Hòa Séc 

101. Bùi Hiền, hưu trí, Canada

102. Bùi Nghệ, nghề nghiệp tự do, cư trú ở SG

103. Nguyễn Viết Tuấn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

104. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội

105. Đặng Đăng Phước, Giáo viên, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

106. Hà Thúc Huy, Tiến sĩ Hóa học, Q. 5, Sài Gòn

107. Đỗ Th Bc Giang, Kế toán, TP. H Chí Minh 

108. Trần Trung Sơn, Tiến sỹ kỹ thuật, Giảng viên, Nha Trang, Khánh Hoà

109. PhLoan Wade, Y tá, Oregon USA

110. Matt Wade, Nhân viên trường đại học, Oregon, USA



111. Ninh Nguyen, Hưu trí, Oregon USA



112. Cuc Nguyen, Hưu trí, Oregon USA



113. Duy Lương, Doanh nhân tự do ở Cộng hoà Séc 

114. Nguyễn Thi, Nhà báo, Praha, CH.Séc

115. Vũ Đình Công, Hưu trí, Hải Phòng

116. Vũ Ngọc Lân, Kỹ sư luyện kim Hà nội

117. Trương Thanh-Đạm, Doctor, Associate Professor (retired) International Institute of Social Studies, Erasmus University Rotterdam, the Netherlands.

118. Antôn Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT Sài Gòn

119.  Ngô Thanh Loan, cựu nhà giáo, Sài Gòn

120. Ý Nhi, Nhà thơ, TP Hồ Chí Minh

121. Nguyễn Văn Hi, Blogger Điếu Cày, Garden Grove California Hoa Kỳ

122. Phạm Văn Hiền, phòng thông tin - tư liệu trường Chính trị Tô Hiệu Hải Phòng (đã nghỉ hưu).

123. Thái Văn Dậu, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

124. Nguyễn Văn Danh, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

125. Huỳnh Văn Nghiệp, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

126. Thái Văn Thiện, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

127. Thái Thị Hò, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

128. Võ Văn Tấn, nông dân, dân oan khu liên hợ Bình Dương.

129. Võ Thị Thu, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

130. Lê Văn Việt, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

131. Nguyễn Văn Giới, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

132. Lê Thị Muôn, nông dân, dân oan khu liên hợp, Bình Dương.

133. Nguyễn Thị Bẩn, nông dân, dân oan khu liên hợp.Bình Dương.

134. Phan Thị Lập, nông dân, dân oan khu liên hợp.Bình Dương

135. Nguyễn Thị Bân, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

136. Nguyễn Ngọc Thạch, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

137. Nguyễn Ngọc Trí, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

138. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội

139. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội

140. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

141. Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. 

 142. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, HN

143. Trần Duy Hưng, Q. Tây Hồ, HN

144. Lê Văn Tâm, Nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, Chiba, Japan 

145. Huỳnh Thu Nguyên, Kỹ sư Công chánh (đã về hưu), Australia

146. Nguyễn Văn Nghi, TS, Hà Nội

147. Đỗ Thịnh, 76 tuổi, Tiến sĩ, Hà Nội

148. Nguyễn Hoàng Phiệt, Him Lam, Q.8, TP HCM

149.  Nguyễn Đình Ấm, trú tại quận Long Biên Hà Nội

150. Nguyễn Ngọc Sẵng, TS, Giáo chức hưu trí, Arizona, Hoa Kỳ

152. Lâm Khang, Công nhân, Hưng Yên

153. Thái Văn Thiện, nông dân, dân oan khu liên hợp Bình Dương.

154. Thiều Thị Tân, Hưu trí, Q12, Sài Gòn

155. Hồ Sỹ Hải, Kỹ sư về hưu, Hà Nội

156.  Nguyễn Vũ Hiệp, Sinh viên, Hà Nội

157. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức

158. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sỹ, Paris, Pháp

159. Trần Đình Sử, GSTS, Nhà nghiên cứu văn hc, Hà Nội

160. Lê Đức Quang, TS, Giảng viên, Huế

161. Trần Hưng Thịnh, Hưu trí, Đại Hoàng, Hoàng Mai, Hà Nội

162. Nguyễn Thế Hùng, GS. TS, Phó chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, sống tại Đà Nẵng.

163. Trần Công Khánh, Hưu trí, ở Hải Phòng

164. Trần Chí Hòa, Kỹ sư, Úc

165. Huỳnh Sáu, giáo viên PTTH, Sài Gòn

166. Đào Văn Tùng, nghỉ hưu, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang

167. Phạm Văn Minh, Nông dân, ở Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội 

168. Lê Xuân Hòa, Kỹ sư Dầu khí, Tp Vũng Tàu - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

169. Thái Quang Sa, Kỹ sư nghỉ hưu, Hà Nội

170. Nguyễn Minh Vũ, Giáo viên nghỉ hưu, Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

171. Huỳnh Đức Huy, Tp Châu Đốc, An Giang

172. Le Van, Chuyên viên, hưu trí, Munich, CHLB Đức

173. Trần Thanh Quế, hưu trí, TP Ninh Bình

174. Lê Quang Huy, cựu giáo chức tại Sài Gòn

175. Phạm Vương Ánh, Kỹ Sư Kinh tế, cựu Sỹ quan QĐNDVN, ở TP Vinh, Nghệ an

176. Nguyễn Thị Tuý Vân, Sài Gòn, Việt Nam

177. Nguyễn Trinh Thi, Nghệ sĩ / nhà làm phim độc lập, Hà Nội

178. Nguyễn Trần Hải, Sĩ quan Hải quân, cư trú Q. Lê Chân, Tp Hải Phòng

179. Phạm Anh Cường, Kỹ sư điện, Hà Nội

180. Đặng Hùng, Công nhân hưu, Lộc An, Tp Nam Định

181. Tracy NguyenY tácư ngụ Sydney Australia

182. Hà Dương Tường, Nhà giáo về hưu, Đại học Compiègne, Pháp

183. Hoàng Minh Tường, Nhà văn, Hà Nội.

184. Dương Quốc Huy, cựu chiến binh, Hà Nội

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire