Thiền Lâm
Vietnam – Cali Today news – Rốt cuộc, chính
thể và giới công an trị bị tố cáo đã "bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" cũng đã có được
một hành động ‘"trả đũa thích đáng" đối với chủ thể tố cáo là Chính phủ Đức, sau
nhiều tháng trời như thể bị "cấm khẩu".
Tháng Năm năm 2018, có hai blogger bất đồng chính kiến và cũng là hai nhà
hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh Hạnh và Nguyễn Anh Tuấn đã lần lượt bị công
an Việt Nam cấm xuất cảnh, thu lại hộ chiếu và câu lưu khi bay chỉ trong tuyến
nội địa.
Theo bài viết "Băng đảng cộng sản đang cay như ăn ớt" của nữ nhà báo bất
đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, vào cuối năm ngoái và khi cơ quan tư pháp cộng
sản rục rịch chuẩn bị cho công cuộc xử Đinh La Thăng và đặc biệt là Trịnh Xuân
Thanh – tên tội đồ, thằng cháu hư đốn và phản phúc của bác Cả Trọng – phía Đức
và Chính phủ Việt Nam đã có một quá trình tiếp xúc để đàm phán, thương lượng,
nhằm tìm giải pháp cho khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước xoay quanh vụ an
ninh Việt Nam tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay trên đất Đức.
Một trong các thỏa thuận đạt được giữa hai bên, là một số nhà hoạt động
nhân quyền-dân chủ trong danh sách hàng trăm công dân Việt Nam bị công an cấm
xuất cảnh sẽ “được phép” xuất cảnh trở lại. Trong số này, có Đỗ Thị Minh Hạnh
và Nguyễn Anh Tuấn.
Theo sau thỏa thuận đó, Minh Hạnh và Anh Tuấn quả thật đã được Bộ Công an
trả hộ chiếu và “tạo điều kiện” cho xuất cảnh. Thiện chí này của công an Việt
Nam là điều ta phải ghi nhận: Tức là thay vì tiếp tục lưu giữ hộ chiếu và cấm
công dân ra nước ngoài thì nay, theo đề nghị của Chính phủ Đức, công an đã
chiếu cố cho phép một số công dân thuộc diện “sổ đen” được xuất cảnh.
Tuy thế, vào cuối tháng 4 vừa qua, toà thượng thẩm Đức tại thủ đô Berlin
lại đưa một trong các nghi can của vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra xét xử. Trong
quá trình mở rộng điều tra, xét xử, toà Đức còn nêu đích danh nghi can số 1 của
vụ án là Trung tướng CA Đường Minh Hưng, đồng thời chỉ ra sự dính líu của Bộ
trưởng CA Tô Lâm với vụ bắt cóc. Ít nhất Tô Lâm cũng bị phát hiện là đã dối trá
khi ông tướng trả lời báo chí vào ngày 30/7 năm ngoái rằng ông không có thông
tin gì về việc Trịnh Xuân Thanh về nước…
Cần nhắc lại, trong cuộc gặp ngày 2/5/2018 giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel
và Thủ tướng Slovakia Pellegrini tại dinh Thủ tướng ở Berlin, ông Pellegrini đã
phải đối mặt với một câu hỏi khó chịu từ phía Đức: Chính phủ Slovakia đã đóng
vai trò gì trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đưa về nước hồi mùa hè
năm ngoái?
Truyền thông Đức cho biết vào ngày 26/7/2017, 3 ngày sau khi Trịnh Xuân
Thanh bị bắt cóc, Bộ trưởng Công an Việt Nam, tướng Tô Lâm đã đến thăm Slovakia
và có cuộc làm việc ngắn với Bộ trưởng Nội vụ nước này. Theo báo chí Đức, trong
đoàn của ông Tô Lâm có những nghi phạm đã tham gia vào vụ bắt cóc Trịnh Xuân
Thanh. Sau đó phía Việt Nam đã mượn Slovakia một chiếc máy bay để di chuyển.
Truyền thông Đức cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh đã ở trên chiếc máy bay
đó.
Sang ngày 3/5/2018, Bộ Ngoại giao Cộng hòa Slovakia đã triệu tập Đại sứ
CHXHCN Việt Nam – ông Dương Trọng Minh, yêu cầu giải thích về những nghi ngờ
nghiêm trọng về ‘Tô Lâm làm bình phong’ trong vụ công dân Việt Nam Trịnh Xuân
Thanh bị đưa về nước (bằng chuyên cơ của Slovakia).
Nhà hoạt động nhân quyền là Đỗ Thị Minh
Hạnh bị công an Việt Nam cấm xuất cảnh tại sân bay.
Ảnh: FB Đỗ Thị Minh Hạnh |
Nhưng trong vài tuần sau đó, phía Việt Nam im như thóc. Phản ứng của chính
thể Việt Nam nói chung và Bộ Ngoại giao Việt Nam nói riêng là quá yếu ớt và quá
mập mờ.
Thái độ yếu ớt là một bằng chứng gián tiếp về sự thừa nhận hành vi phạm
pháp. Dẫn chứng gần nhất và sống động nhất là cuộc khủng hoảng Đức – Việt.
Thông thường, hành động của một quốc gia nhằm trả đũa quốc gia khác trục
xuất nhân viên ngoại giao của mình là trục xuất lại nhân viên của quốc gia đối
phương. Nhưng kể từ tháng Tám năm 2017 khi Đức tố cáo mật vụ Việt Nam bắt cóc
Trịnh Xuân Thanh và trục xuất ít nhất hai nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán
Việt Nam tại Đức, cho tới nay phía Việt Nam vẫn chỉ một mực ‘Trịnh Xuân Thanh
tự nguyện về nước đầu thú’ nhưng lại chẳng dám có bất kỳ phản ứng công khai hay
trục xuất trả đũa nào đối với các nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Đức tại
Hà Nội.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire