Khác với
những cuộc biểu tình chống bành trướng Trung Quốc trên biển Đông, lần này, hầu
hết các tỉnh thành trên cả nước đều tổ chức biểu tình với qui mô lớn, nhỏ khác
nhau. Trong cuộc biểu tình kêu gọi bỏ dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng
lần này, ngoài những địa phương quen thuộc như Hà Nội, Sài Gòn, Nha Trang...
Còn có thêm Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận và Đà Nẵng. Có thể nói hai cuộc biểu
tình ở Bình Thuận và Đà Nẵng được xem là đặc biệt nhất trong đợt biểu tình ngày
10 tháng Sáu năm 2018 này.
Nếu cuộc
biểu tình Sài Gòn rầm rộ và đông nhất so với cả nước, con số có thể lên đến 10
ngàn người, thì cuộc biểu tình tại thành phố Phan Rí, Bình Thuận lại cho thấy
khí thế sục sôi của người dân nơi đây, một chủ tịch huyện định ngăn cản biểu
tình đã bị đoàn biểu tình phản ứng và xô đẩy dẫn đến nguy cấp, phải đưa vào
bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn để cấp cứu. Riêng cuộc biểu tình tại thành phố Đà
Nẵng được xem là mềm mại và chính quyền thành phố đã soạn sẵn một kịch bản cho
biểu tình khá hợp tình hợp lý.
Tưởng chừng không có biểu tình
6h sáng,
những người biểu tình đã có mặt rải rác ở khắp các ngã tư thành phố Đà Nẵng
nhưng bên cạnh họ cũng có những tốp an ninh chìm, nổi theo dõi, bám sát họ. Các
tuyến đường Trần Phú, Bạch Đằng đều có xe phá sóng, xe chống bạo động và xe bít
bùng. Nhưng nhiều nhất vẫn là lực lượng cảnh sát giao thông và cảnh sát 113.
Chúng tôi quyết định tuần hành và
bày tỏ chính kiến, chúng tôi phản đối dự luật đặc khu và phản đối dự luật an
ninh mạng. - Nhà văn Nguyên Ngọc
Dường như
không khí biểu tình ở Đà Nẵng diễn ra rất chậm, khi mà trên các trang mạng xã
hội đã đăng tin hầu hết các cuộc biểu tình ở các tỉnh thành khác. Đến 9h sáng,
vẫn chỉ thấy không khí vắng lặng, an ninh bố trí dày đặc thành phố. Các điểm
nhạy cảm ở Đà Nẵng như Công viên 29 tháng 3, Đài tưởng niệm 2 tháng 9, cầu
Rồng, chân cầu Sông Hàn và chợ Hàn... được bố trí thêm an ninh, xe cơ động và
xe phá sóng.
9h sáng,
trong không khí im vắng và tưởng chừng như tuyệt vọng của thành phố Đà Nẵng,
nhà văn Nguyên Ngọc, chia sẻ: “Chúng tôi quyết định tuần hành và bày tỏ
chính kiến, chúng tôi phản đối dự luật đặc khu và phản đối dự luật an ninh
mạng. Dự luật đặc khu gây ảnh hưởng đến an nguy quốc gia trầm trọng và dự luật
an ninh mạng bóp chết mất quyền tự do phát biểu, quyền được nói của người dân.
Điều này kéo theo hệ lụy đất nước sẽ thiếu sáng tạo và mọi thứ sẽ bị đẩy lùi
vào quá khứ trong khi chúng ta cần phải bước về tương lai. Một dân tộc mà đi
ngược với văn minh nhân loại thì hậu quả của nó thật là kinh khủng...!”.
Tiến sĩ Dân
tộc học Mai Thanh Sơn, người từng nhiều lần kêu gọi sinh viên Đà nẵng biểu tình
nhưng bị các quan chức trong đại học Đà Nẵng ngăn chặn, chia sẻ: “Trước đây
tôi từng kêu gọi sinh viên các trường đại học hưởng ứng lời kêu gọi của Phó Thủ
tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhằm giữ cho bán đảo Sơn Trà được xanh, sạch, đẹp và
đây mãi mãi là kho tạng trong lành của thành phố. Nhưng tôi bị một ông bên
phòng công tác chị trị sinh viên ngăn chặn và khó chịu. Cuối cùng, tôi mới nhận
ra là ngay cả việc kêu gọi biểu lộ lòng yêu môi trường theo sự khởi xướng của
chính phủ cũng rất khó, huống chi kêu gọi sinh viên biểu tình yêu nước thì chắc
khó hơn nhiều...”.
Biểu tình ôn hòa nhưng rầm rộ...
Tại Đà Nẵng,
không khí vẫn trầm lắng, nhà văn Nguyên Ngọc quyết định làm một cuộc biểu tình
mini tại trước quán cà phê với nỗi thất vọng như lời ông than thở là “thành phố
này yên tĩnh quá!” thì bất ngờ có điện thoại báo tin đoàn biểu tình đã hình
thành ở trước trụ sở Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng trên đường Bạch Đằng.
Lúc đó, Đà Nẵng kẹt xe một cách lạ thường, chúng tôi vác máy chạy bộ lạn lách
qua các con đường kẹt xe, luồn qua con hẻm giao giữa Trần Phú và Bạch Đằng thì
gặp đoàn biểu tình đang giơ khẩu hiệu và hô to “Phản đối dự luật bán nước, phản
đối dự luật bịt miệng, phản đối dự luật đặc khu và dự luật an ninh mạng!”.
Cuối cùng, tôi mới nhận ra là ngay
cả việc kêu gọi biểu lộ lòng yêu môi trường theo sự khởi xướng của chính phủ
cũng rất khó, huống chi kêu gọi sinh viên biểu tình yêu nước thì chắc khó hơn
nhiều...”. - TS. Mai Thanh Sơn
Đoàn biểu
tình tiếp tục tuần hành và hô khẩu hiệu đến trước chợ Hàn thì hầu như người nào
hô to liền bị một tay bặm trợn xông vào gây sự, đánh đập, sau đó công an vào
cuộc, bắt người gây sự bỏ lên xe và chở đi. Có đến hơn 10 lần diễn ra sự việc
quấy rối, đánh người biểu tình và công an vào can thiệp. Đoàn biểu tình di
chuyển theo dọc bờ sông Hàn, trên đường Bạch Đằng dưới sự giám sát của cả hàng
trăm nhân viên công lực an ninh chìm, nổi và cảnh sát 113. Viên chỉ huy lực
lượng 113 liên tục nói vào loa nhắc đoàn biểu tình giữ trật tự và đừng để bạo
động xảy ra. Một số người đứng bên đường Bạch Đằng, ban đầu chỉ xem chơi, sau
đó tham gia đoàn biểu tình để hô khẩu hiệu. Nhưng khi có “biến” thì họ lui lại
làm “khán giả”.
Cùng lúc
này, chúng tôi nhận được tin ở Hà Nội, đoàn biểu tình bị hành hung và bắt bớ...
Cuộc biểu tình của đoàn thành phố Đà Nẵng kết thúc ở chân cầu Rồng sau nhiều sự
cố kẻ lạ xông vào quấy phá người biểu tình. Thông điệp của đoàn biểu tình Đà
Nẵng cũng như đoàn biểu tình Nha Trang, Hà Nội, Nghệ An và Đồng Nai đưa ra lần
này là “bằng mọi giá bỏ qua luật đặc khu, bởi đó là thứ văn kiện bán nước, bỏ
qua dự luật an ninh mạng vì đó là luật bịt miệng nhân dân”. Nhìn chung, không
khí biểu tình lan tỏa và sục sôi tinh thần yêu nước!
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire