Phạm Trần
Tổ tiên người Việt có câu :”Cọp chết
để da, người ta chết để tiếng”, có thể là tiếng “tốt” hay tiếng “xấu” tùy
theo cách sống và hành động khi chưa lìa đời. Nhưng đối với Thượng nghị sỹ Cộng
hòa John McCain của Tiểu bang Arizona, người qua đời ngày 25/08/2018 ở tuổi thọ
81, sau một năm điều trị bất thành chứng ung thư não, thì sự ra đi của ông đã để
lại một di sản chính trị không thay thế được của nước Mỹ.
Riêng đối với
người Việt Nam, cả trong và ngoài nước, thì ông John McCain đã chiếm trọn trái
tim yêu thương và kính phục của cả thù lẫn bạn ở cả hai bờ chiến tuyến.
DÒNG DÕI BINH NGHIỆP
Tiểu sử phổ biến
cho thấy ông John Sidney McCain III sinh ngày 29/08/1936 tại căn cứ không vận Coco
Solo, vùng kinh đào Panama khi còn thuộc quyền qủan trị của Mỹ. Cha ông khi ấy
là Sỹ quan Hải quân John S. McCain Jr. Ông nội của ông, John S. McCain Sr cũng xuất thân từ Viện
Hải quân (Naval Academy), Annapolis, Maryland. Cả hai vị, về sau đều là Tướng 4
sao, Tự lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương.
Sự
nghiệp chính trị của Nghị sỹ McCain có chiều dài 36 năm, bắt đầu với chức
vụ Dân biểu 2 nhiệm kỳ từ 1983 đến 1987,
và sau đó đắc cử Nghị sỹ liên tiếp 6 lần, từ năm 1987 cho đến ngày qua đời.
Ông cũng 2 lần ra ứng cử Tổng thống. Lần đầu vào năm 2000 khi ông tranh cử, nhưng thất bại trước Thống đốc George W. Bush của Tiểu bang Texas để đại diện đảng Cộng hòa chống ứng cử viên Dân chủ Al Gore, khi ấy là Phó Tổng thống. Ông Bush sau đó đã đánh bại ông Gore để trở thành Tổng thống thứ 43 của Hiệp Chủng Quốc.
Ông cũng 2 lần ra ứng cử Tổng thống. Lần đầu vào năm 2000 khi ông tranh cử, nhưng thất bại trước Thống đốc George W. Bush của Tiểu bang Texas để đại diện đảng Cộng hòa chống ứng cử viên Dân chủ Al Gore, khi ấy là Phó Tổng thống. Ông Bush sau đó đã đánh bại ông Gore để trở thành Tổng thống thứ 43 của Hiệp Chủng Quốc.
Lần thứ nhì, năm 2008, ông chính thức được đảng Cộng
hòa đề cử tranh chức Tổng thống với đối
thủ của đảng Dân Chủ, Thượng nghị sỹ da mầu Barack Obama của tiểu bang Illinois. Tuy nhiên, ông McCain, người chọn Bà Sarah Palin, Thống
đốc Tiểu bang Alaska, làm ứng viên Phó Tổng thống đã thất bại, chỉ thu được 173
phiếu Cử tri đoàn, trong khi liên danh Barack Obama-Joe Biden chiếm được 365
phiếu với gần 53% phiếu đại chúng.
Sau cuộc bầu cử, Nghị sỹ John McCain thừa nhận ông đã có quyết định chính trị sai lầm khi chọn bà Palin, một người thiếu kinh nghiệm chính trị tầm cỡ quốc gia và ít kiến thức ngoại giao hơn đối thủ của bà, Nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware, đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện.
Tuy nhiên, dù thất bại tranh cử Tổng thống đến hai lần nhưng ông McCain vẫn không rời chính trường Mỹ. Ông tiếp tục củng cố vị trí chính trị của một Nghị sỹ Cộng hòa cấp tiến nhưng không bảo thủ qúa khích như nhiều đồng viện khác.
Vào năm 2014, sau khi phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, Nghị sỹ McCain được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự có nhiều uy quyền (Chairman of the Senate Armed Services Committee), sau khi từng làm Chủ tịch các Ủy ban người Mỹ bản thổ (Senate Indian Affairs Committee, đặc trách những vấn đế liên quan đến các sắc dân Native American, Native Hawaiian, and Alaska Native) và Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee)
Tại nghị trường, ông nổi tiếng là Nghị sỹ cương nghị, thẳng thắn và luôn luôn giữ vững lập trường về những quyết định lập pháp mà ông cho là đúng và có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ. Nhà lập pháp McCain cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt những sai lầm của các viên chức cầm quyền Cộng hòa, kể cả Tổng thống. Ông cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ngược lại với ý muốn của lãnh tụ đảng mình tại Quốc hội, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với phe Dân chủ đối lập khi thấy tương nhượng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước.
BẰNG CHỨNG
Điển hình như vào năm 1983, thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cầm quyền, ông đã yêu cầu rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi chiến trường Li-Băng (Lebanon) vì thấy không có lý do gì lại để mạng sống của lính Mỹ bị đe dọa bởi các phe trong cuộc nội chiến ở Lebanon.
Ông cũng chỉ trích chính quyền Reagan đã vi phạm luật cấm vận của Quốc hội khi bí mật bán vũ khí cho Ba Tư (Iran) để, thứ nhất nhờ Iran cứu 7 con tin Mỹ bị phe Hồi giáo qúa khích Hezbollah, đồng minh của Iran, bắt giữ ở Lebanon. Thứ hai, dùng tiền bán vũ khí để giúp phe đối lập ở Nicaragua (Nam Mỹ) chống Chính quyền theo Xã hội Chủ nghĩa khuynh hướng Cộng sản Cuba của Danieal Ortega.
Sang thời Tổng thống Cộng hòa Gorge W. Bush, Nghị sỹ McCain công khai chỉ trích đường lối theo đuổi chiến tranh ở Iraq, bắt đầu tứ năm 2003, mà không tăng quân để chiến thắng. Ông gây ngạc nhiên cho dư luận và gây xáo trộn trong đảng Cộng hòa khi tuyên bố “bất tín nhiệm” Bộ trường Quốc phòng Donald Rumsfeld, người do chính Tổng thống Bush lựa chọn.
Sau cuộc bầu cử, Nghị sỹ John McCain thừa nhận ông đã có quyết định chính trị sai lầm khi chọn bà Palin, một người thiếu kinh nghiệm chính trị tầm cỡ quốc gia và ít kiến thức ngoại giao hơn đối thủ của bà, Nghị sỹ Joe Biden của tiểu bang Delaware, đương kim Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Thượng viện.
Tuy nhiên, dù thất bại tranh cử Tổng thống đến hai lần nhưng ông McCain vẫn không rời chính trường Mỹ. Ông tiếp tục củng cố vị trí chính trị của một Nghị sỹ Cộng hòa cấp tiến nhưng không bảo thủ qúa khích như nhiều đồng viện khác.
Vào năm 2014, sau khi phe Cộng hòa chiếm đa số ở Thượng viện, Nghị sỹ McCain được bầu giữ chức Chủ tịch Ủy ban quân sự có nhiều uy quyền (Chairman of the Senate Armed Services Committee), sau khi từng làm Chủ tịch các Ủy ban người Mỹ bản thổ (Senate Indian Affairs Committee, đặc trách những vấn đế liên quan đến các sắc dân Native American, Native Hawaiian, and Alaska Native) và Ủy ban Thương mại (Senate Commerce Committee)
Tại nghị trường, ông nổi tiếng là Nghị sỹ cương nghị, thẳng thắn và luôn luôn giữ vững lập trường về những quyết định lập pháp mà ông cho là đúng và có lợi cho người dân và đất nước Hoa Kỳ. Nhà lập pháp McCain cũng không ngần ngại chỉ trích gay gắt những sai lầm của các viên chức cầm quyền Cộng hòa, kể cả Tổng thống. Ông cũng đã nhiều lần bỏ phiếu ngược lại với ý muốn của lãnh tụ đảng mình tại Quốc hội, nhưng lại sẵn sàng thỏa hiệp với phe Dân chủ đối lập khi thấy tương nhượng sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước.
BẰNG CHỨNG
Điển hình như vào năm 1983, thời Tổng thống Cộng hòa Ronald Reagan cầm quyền, ông đã yêu cầu rút Thủy quân lục chiến Mỹ khỏi chiến trường Li-Băng (Lebanon) vì thấy không có lý do gì lại để mạng sống của lính Mỹ bị đe dọa bởi các phe trong cuộc nội chiến ở Lebanon.
Ông cũng chỉ trích chính quyền Reagan đã vi phạm luật cấm vận của Quốc hội khi bí mật bán vũ khí cho Ba Tư (Iran) để, thứ nhất nhờ Iran cứu 7 con tin Mỹ bị phe Hồi giáo qúa khích Hezbollah, đồng minh của Iran, bắt giữ ở Lebanon. Thứ hai, dùng tiền bán vũ khí để giúp phe đối lập ở Nicaragua (Nam Mỹ) chống Chính quyền theo Xã hội Chủ nghĩa khuynh hướng Cộng sản Cuba của Danieal Ortega.
Sang thời Tổng thống Cộng hòa Gorge W. Bush, Nghị sỹ McCain công khai chỉ trích đường lối theo đuổi chiến tranh ở Iraq, bắt đầu tứ năm 2003, mà không tăng quân để chiến thắng. Ông gây ngạc nhiên cho dư luận và gây xáo trộn trong đảng Cộng hòa khi tuyên bố “bất tín nhiệm” Bộ trường Quốc phòng Donald Rumsfeld, người do chính Tổng thống Bush lựa chọn.
Đến năm 2004,
khi ông Bush ra tái tranh cử chống lại ứng viên Dân Chủ, Nghị sỹ John Kerry, tiểu bang Massachusetts, một cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam và là bạn của ông thì Nghị sỹ
McCain đã bênh vực thành tích tham chiến và lập trường của ông Kerry khi
ông ta bị tấn công trong cuộc vận động tranh cử.
Nhưng quyết định lịch sử sẽ lưu truyền mãi tại Thượng viện, đồng thời phản chiếu tính cương quyết không thế lực nào có thể lay chuyển được ông McCain, đã xẩy ra vào sáng sớm ngày 28/07/2017. Đó là khi ông một mình rời ghế tiến lên trước mặt Phó Tổng thống Michael Pence, các lãnh tụ hai đảng và toàn thể Thượng viện để “thumb down”, hay bỏ phiếu “không tán thành” Dự luật của phe Cộng hòa nhằm xóa bỏ Đạo luật bảo hiểm Y tế của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, hay còn được gọi là Obama Care.
Nhưng quyết định lịch sử sẽ lưu truyền mãi tại Thượng viện, đồng thời phản chiếu tính cương quyết không thế lực nào có thể lay chuyển được ông McCain, đã xẩy ra vào sáng sớm ngày 28/07/2017. Đó là khi ông một mình rời ghế tiến lên trước mặt Phó Tổng thống Michael Pence, các lãnh tụ hai đảng và toàn thể Thượng viện để “thumb down”, hay bỏ phiếu “không tán thành” Dự luật của phe Cộng hòa nhằm xóa bỏ Đạo luật bảo hiểm Y tế của Tổng thống Dân chủ Barack Obama, hay còn được gọi là Obama Care.
Vì quyết định bỏ hàng ngũ của 3 Nghị sỹ Cộng hòa John McCain, Susan Collins
và Lisa Murkowski mà dự luật đã bị bác với số phiếu 49-51.
Lý do Nghị sỹ
John McCain và hai đồng viện không đồng ý vì Dự luật chỉ bác bỏ Obama care mà
không có luật mới thay thế để bảo đảm người dân được liên tục bảo vệ.
MCCAIN-TRUMP
MCCAIN-TRUMP
Hành động cuối đời của Nghị sỹ McCain đã khiến Tổng thống Cộng Hòa Donal Trump tức giận vì ông đã hứa với cử tri trước cuộc bầu cử năm 2016 rằng việc làm đầu tiên của ông sau đắc cử là xóa bỏ Obama Care.
Từ thất bại này, quan hệ giữa ông Trump và Nghị sỹ MacCain càng xa nhau
hơn, nhất là khi ông Trump bị ông McCain chỉ trích có hành động thân thiện qúa
mức với người đứng đầu chính quyền Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin, cựu Giám đốc cơ quan tình báo KGB của
Nga.
Tình báo Mỹ đã cáo buộc ông Putin ra lệnh và chỉ huy KGB phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với kế hoạch đánh bại ứng cử viên Dân chủ, bà Hilarry Clinton bằng chiến dịch tin giả và bịa đặt để giúp ông Trump đắc cử.
Tình báo Mỹ đã cáo buộc ông Putin ra lệnh và chỉ huy KGB phá hoại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 với kế hoạch đánh bại ứng cử viên Dân chủ, bà Hilarry Clinton bằng chiến dịch tin giả và bịa đặt để giúp ông Trump đắc cử.
Mặc dù ông Putin phủ nhận và Tổng thống Trump cũng bác bỏ tin nói ông và
Ban tranh cử của ông đã toa rập với Nga để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử năm
2016, nhưng cuộc điều tra của Ủy viên đặc nhiệm
Robert Mueller vẫn tiếp tục để
tìm ra manh mối.
Khi còn sinh thời, Nghị sỹ McCain ủng hộ việc làm của ông Mueller và tuyên
bố chống lại bất cứ quyết định nào nhằm ngăn cản, hay chấm dứt giữa đường cuộc
điều tra.
Ông cũng ủng hộ việc làm của các cơ quan tình báo Mỹ trong việc thẩm
định hành động phá hoại của Nga nhằm vào sinh hoạt chính trị ở Hoa Kỳ.
Nhưng không phải liên lạc giữa ông Trump và Nghị sỹ McCain chỉ rắc rối từ sau khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc mà đã có từ trước ngày bầu cử. Khi quan sát cuộc tranh cử của ông Trump, nghị sỹ McCain nói rằng ông Trump đã tạo ra những chuyện khùng điên trong đảng Cộng hòa (fired up the crazies). Ngay lập tức, ứng cử viên Donal Trump phản pháo chê bai danh hiệu “anh hùng” (hero) của ông McCain.
Danh hiệu này đã được báo chí, người dân Mỹ và nhiều đời chính khách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trao tặng để ca tụng hành động can trường của ông khi máy bay oạnh tạc, do ông lái trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1967, bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh và bị tra tấn cực hình nhiều lần trong 5 năm rưỡi (từ 1967 đến 1973).
Nghị sỹ McCain cũng đã nhiều lần từ chối được trả tự do sớm để hồi hương, sau khi phía Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr được Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1968. Tướng McCain Jr. cũng có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động của Hải quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Theo hồi ký của ông McCain viết về thời gian bị bắt làm tù binh, ít nhất là hơn 2 năm ông đã bị biệt giam, bị đánh đập dã man, bị ngược đãi và không được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Lý do vì ông không chịu khai báo hay nhìn nhận tội của mình mỗi khi bị hỏi cung dài giờ và bị bỏ đói.
Nhưng không phải liên lạc giữa ông Trump và Nghị sỹ McCain chỉ rắc rối từ sau khi ông Trump bước vào Tòa Bạch Ốc mà đã có từ trước ngày bầu cử. Khi quan sát cuộc tranh cử của ông Trump, nghị sỹ McCain nói rằng ông Trump đã tạo ra những chuyện khùng điên trong đảng Cộng hòa (fired up the crazies). Ngay lập tức, ứng cử viên Donal Trump phản pháo chê bai danh hiệu “anh hùng” (hero) của ông McCain.
Danh hiệu này đã được báo chí, người dân Mỹ và nhiều đời chính khách của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trao tặng để ca tụng hành động can trường của ông khi máy bay oạnh tạc, do ông lái trong một phi vụ ném bom miền Bắc Việt Nam năm 1967, bị bắn rơi và ông bị bắt làm tù binh và bị tra tấn cực hình nhiều lần trong 5 năm rưỡi (từ 1967 đến 1973).
Nghị sỹ McCain cũng đã nhiều lần từ chối được trả tự do sớm để hồi hương, sau khi phía Cộng sản Việt Nam ở Hà Nội biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr được Tổng thống Dân chủ Lyndon Johnson bổ nhiệm làm Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương vào năm 1968. Tướng McCain Jr. cũng có nhiệm vụ chỉ huy các hoạt động của Hải quân trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
Theo hồi ký của ông McCain viết về thời gian bị bắt làm tù binh, ít nhất là hơn 2 năm ông đã bị biệt giam, bị đánh đập dã man, bị ngược đãi và không được chăm sóc sức khỏe theo đúng quy ước quốc tế về tù binh chiến tranh. Lý do vì ông không chịu khai báo hay nhìn nhận tội của mình mỗi khi bị hỏi cung dài giờ và bị bỏ đói.
Và cứ mỗi lần ông McCain nói với quản giáo trại tù rằng ông không muốn được
thả trước những quân nhân vào tù trước ông thì ông lại bị biệt giam trong phòng
tối oi bức, ẩm thấp, không có vệ sinh hay tắm rửa cá nhân mà còn bị đánh đập
Nhưng đối với ông Trump thì khác. Ông ta chưa hề vào
quân ngũ sau 4 lần được tạm hoãn để tiếp tục học vấn. Lần thứ 5 vào năm 1968,
khi ông Trump 24 tuổi thì ông nhận được 1-Y medical deferment, sau khi Bác sỹ
ông đi khám chứng minh không đủ sức khỏe để nhập
ngũ. Bác sỹ chứng nhận cho ông bị “bone spurs in his heels”, chứng đau xương
ở gót chân. (theo Steve Eder and Dave Philipps, the New York Times, ngày 01/08/2016)
Trong thời gian tranh cử Tổng thống, báo chí cũng đã thảo luận và nghi vấn nhiều về trường hợp ông Trump, một con nhà triệu phú trong ngành xây cất ở New York thời bấy giờ, không phải nhập ngũ để tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người, kể cả báo chí và các viên chức đảng Cộng hòa đã bất bình và phản đối khi nghe ông Trump coi thường người anh hùng John McCain.
Trong thời gian tranh cử Tổng thống, báo chí cũng đã thảo luận và nghi vấn nhiều về trường hợp ông Trump, một con nhà triệu phú trong ngành xây cất ở New York thời bấy giờ, không phải nhập ngũ để tham chiến ở Việt Nam. Vì vậy, nhiều người, kể cả báo chí và các viên chức đảng Cộng hòa đã bất bình và phản đối khi nghe ông Trump coi thường người anh hùng John McCain.
Ông Trump nói với báo chí:”He was a war
hero because he was captured…I like people who weren’t captured.” (Ông ta (McCain) là một anh hùng chiến tranh vì ông
ta bị bắt…Tôi thích những người không bị bắt).
Mặc dù bị xúc phạm nhưng Nghị sỹ John McCain vẫn trung thành với đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump. Ông chỉ rút lại quyết định chính trị này sau khi cuốn băng ghi âm lời nói của ông Trump vào năm 2005 được phơi bầy trên báo Washington Post, trong đó ông Trump đã có những lời lẽ coi thường phụ nữ và mô tả những hành động hôn hít và sờ mó lộ liễu thiếu đạo lý và vô nhân phẩm của chính ông.
Mặc dù bị xúc phạm nhưng Nghị sỹ John McCain vẫn trung thành với đảng Cộng hòa để lên tiếng ủng hộ ứng cử viên Donald Trump. Ông chỉ rút lại quyết định chính trị này sau khi cuốn băng ghi âm lời nói của ông Trump vào năm 2005 được phơi bầy trên báo Washington Post, trong đó ông Trump đã có những lời lẽ coi thường phụ nữ và mô tả những hành động hôn hít và sờ mó lộ liễu thiếu đạo lý và vô nhân phẩm của chính ông.
MCCAIN-VIỆT NAM
Đới với Việt Nam Cộng sản và người Việt Nam trong nước thì nhân vật John McCain đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử hòa giải và bình thường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975.
Đới với Việt Nam Cộng sản và người Việt Nam trong nước thì nhân vật John McCain đã có một chỗ đứng đặc biệt trong lịch sử hòa giải và bình thường quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh kết thúc ngày 30/04/1975.
Đối với người Việt tị nạn ở nước
ngoài, đặc biệt ở Hoa Kỳ thì ông McCain không những chỉ được kính trọng về nhân
cách của một Chính trị gia, một Nhà lập pháp lỗi lạc của nước Mỹ mà ông còn là một ân nhân đã giúp
cư dân Việt Nam rất nhiều.
Trước hết hãy nói về máy bay ném bom của ông McCain bị bắn rơi ờ Hà Nội và tiến trình thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đồn và Hà Nội.
Chuyện của ông ở tù bắt đầu từ ngày 26 Tháng 10 năm 1967 và kéo dài cho đến ngày 14/03/1973 thì ông được thả. Chuyện này diễn ra sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và trao trả tù binh được ký giữa 4 phe, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa và bên kia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Trước hết hãy nói về máy bay ném bom của ông McCain bị bắn rơi ờ Hà Nội và tiến trình thiết lập bang giao giữa Hoa Thịnh Đồn và Hà Nội.
Chuyện của ông ở tù bắt đầu từ ngày 26 Tháng 10 năm 1967 và kéo dài cho đến ngày 14/03/1973 thì ông được thả. Chuyện này diễn ra sau Hiệp định Paris kết thúc chiến tranh và trao trả tù binh được ký giữa 4 phe, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa và bên kia là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (miền Bắc) và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.
Chuyện tù ở Hỏa Lò, hay “Hanoi
Hilton” của ông McCain thì dài, nhắc lại chỉ thấy hổ thẹn trong tư cách là một
người Việt Nam. Chỉ xin vắn tắt vài đoạn.
Sau khi cánh dù kéo ông rơi xuống hồ Trúc Bạch thì, theo lời ông kể trong Hồi ký:”Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, “Chúa ơi! Chân tôi”. Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng….”
Sau khi cánh dù kéo ông rơi xuống hồ Trúc Bạch thì, theo lời ông kể trong Hồi ký:”Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Tất nhiên vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi. Khi họ đã cởi gần hết quần áo của tôi ra, tôi mới bắt đầu thấy đau nhói nơi đầu gối phải. Tôi gượng dậy và nhìn xuống nó. Bàn chân phải nằm xéo lên đầu gối trái của tôi, gần như vuông góc. Tôi thốt lên, “Chúa ơi! Chân tôi”. Dường như điều này làm họ điên tiết dù tôi không biết lý do tại sao. Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng….”
“…Trong ba
hay bốn ngày sau, tôi tỉnh lại vài lần giữa cơn mê man bất tỉnh. Dù vậy tôi
cũng bị đưa ra khảo cung nhiều lần – điều mà chúng tôi gọi là một cuộc “kiểm
tra vấn đáp”. Đó là những lúc tôi bị đánh với đủ gán ghép về tội phạm chiến
tranh. Bắt đầu bị đánh ngay ngày đầu tiên. Tôi không thèm khai bất cứ điều gì
ngoại trừ họ tên, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh. Họ đánh tôi dập vùi,
đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa, “Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị
thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng”. Tôi không tin lắm. Tôi nghĩ rằng nếu
ráng cầm cự, thế nào rồi họ cũng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi được tên lính canh
cho ăn một tí thức ăn và uống chút nước. Nước thì tôi còn nuốt được, nhưng đồ
ăn vẫn tiếp tục bị ói ra. Lúc đó, bọn họ chỉ muốn khảo tin tức quân sự chứ
không phải tin tức chính trị. Nhưng mỗi khi họ hỏi tôi một cái gì đó, thì tôi
cũng chỉ khai tên họ, cấp bậc, số quân và ngày tháng năm sinh chừng đó. …Người
canh tôi là thằng bé 16 tuổi, chắc vừa lên khỏi ruộng lúa. Trò tiêu khiển ưa
thích của thằng bé là ngồi cạnh giường tôi và đọc một cuốn truyện có vẽ hình
một ông già cầm khẩu súng trường trong tay, đang ngồi trên thân máy bay một
chiếc F-105 bị bắn hạ. Thằng bé chỉ trỏ gì đó vào mình, rồi tát và đánh tôi. Nó
làm điều đó một cách đầy khoái trá. Nó đút tôi ăn vì cả hai cánh tay của tôi đã
bị gãy. Nó bưng vào chén mì gói có chút xương sụn, rồi đút tôi. Các xương sụn rất
khó nhai. Tôi ngậm đầy miệng đâu ba bốn muỗng gì đó rồi nuốt trộng. Tôi chẳng
ăn thêm được nữa, thế là thằng bé bưng ăn hết. Mỗi ngày hai lần tôi ăn khoảng
ba hoặc bốn muỗng thức ăn như vậy.
(Theo bản
dịch cùa Đinh Yên Thảo -Văn Việt, Việt Nam)
Ông John McCain đã nhiều lần được cai tù cho biết thượng cấp của anh ta muốn cho ông về nước sớm, sau khi họ biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr, là Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1968. Nhưng ông McCain từ chối và muốn Bắc Việt thả những người bị bắt tù trước ông. Tất nhiên phía Chính quyền Việt Nam không đồng ý, nhưng cứ mỗi lần ông McCain từ khước yêu cầu thì liền bị hành hạ, bị bỏ vào phòng tối biệt giam khe khắt.
Ông kể tiếp:”Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm….”
Về một đồng đội can đảm, ông McCain kế: ”Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? “Thỏ” và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói “không”. Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám “gooks” thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý….”
(Đinh Yên Thảo, Văn Việt, Việt Nam)
Ông John McCain đã nhiều lần được cai tù cho biết thượng cấp của anh ta muốn cho ông về nước sớm, sau khi họ biết cha ông, tướng 4 sao John S. McCain Jr, là Tư lệnh lực lượng Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ năm 1968. Nhưng ông McCain từ chối và muốn Bắc Việt thả những người bị bắt tù trước ông. Tất nhiên phía Chính quyền Việt Nam không đồng ý, nhưng cứ mỗi lần ông McCain từ khước yêu cầu thì liền bị hành hạ, bị bỏ vào phòng tối biệt giam khe khắt.
Ông kể tiếp:”Tôi bị biệt giam từ thời điểm 1968 đó trong hơn hai năm trời. Tôi không được phép gặp mặt, nói chuyện hay giao tiếp với bất kỳ tù nhân đồng ngũ nào. Phòng giam của tôi tạm vừa phải- khoảng 10×10, có cửa ra vào chắc chắn mà không có cửa sổ. Hệ thống thông gió là hai lỗ nhỏ ở trên trần nhà, khoảng 6×4 inch. Mái nhà bằng thiếc nên phòng nóng như thiêu. Phòng mờ mờ đêm cũng như ngày, nhưng họ luôn bật một bóng đèn nhỏ để có thể quan sát tôi. Tôi bị nhốt trong đó suốt hai năm….”
Về một đồng đội can đảm, ông McCain kế: ”Bây giờ để tôi kể với bạn câu chuyện của đại úy Dick Stratton. Anh bị bắn rơi vào Tháng Năm 1967, lúc vài nhóm phản chiến Mỹ đã nhao nhao la làng rằng Hoa Kỳ ném bom Hà Nội dù chúng tôi chưa làm vào thời điểm đó. Dick bị bắn rơi phía ngoài Hà Nội, nhưng họ muốn có một lời thú tội nhân lúc một ký giả Mỹ đang có mặt. Đó là vào mùa Xuân và mùa Hè năm 67 – chắc mọi người còn nhớ những câu chuyện rất giật gân về những thiệt hại do bom Mỹ? “Thỏ” và những tên khác thẩm vấn Dick Stratton rất tàn bạo. Tay Dick đầy các vết hằn dây thừng đã bị nhiễm trùng. Chúng thực sự bóp dẹp anh để có được một lời thú nhận rằng, anh đã ném bom Hà Nội như một bằng chứng sống. Chúng rút móng tay và gí tàn thuốc lá vào người anh. Dick bị dồn đến mức không thể nói “không”. Nhưng khi chúng đưa anh đến buổi họp báo, anh làm một hành động cúi chào – anh cúi chào 90 độ theo hướng này, anh cúi chào 90 độ theo hướng khác, đủ bốn góc. Với đám “gooks” thì không phải điều gì quá lạ lẫm vì chúng quen với việc cúi chào vậy. Nhưng bất kỳ người Mỹ nào nhìn thấy hình ảnh của một người Mỹ gập mình đến thắt lưng để cúi chào vậy cũng biết rằng có điều gì đó không ổn, có điều gì đó đã xảy ra với anh ta. Đó là lý do tại sao Dick làm những gì anh đã làm. Sau đó chúng tiếp tục tạo áp lực để anh ta nói rằng anh ta không bị tra tấn. Chúng tra tấn anh để buộc phải nói rằng anh không bị tra tấn. Dick vừa ra tuyên bố mạnh mẽ tại cuộc họp báo một vài tuần trước ở đây rằng anh muốn thấy Bắc Việt bị buộc tội là tội phạm chiến tranh. Anh ấy là một người cao quý….”
(Đinh Yên Thảo, Văn Việt, Việt Nam)
Người tù John McCain đã bị đưa đi chỗ này chỗ kia nhưng điều kiện ăn ở và bị hành hạ, hầu như mỗi ngày, cũng không thay đổi
Sau dịp quay lại thăm nhà tù Hỏa Lò, hay còn được gọi là Hanoi Hilton năm 2000, cựu tù binh John McCain đã nói với báo New York Times rằng chính phủ Việt Nam đã cố tình xóa đi những gì đã xẩy ra cho tù bình Mỹ trong nhà tù, trong đó có việc tra tấn mỗi ngày và bị nhồi sọ tuyên truyền.
Ông nói:”’I still bear them ill will,” he said of the prison
guards, ”not because of what they did to me, but because of what they did to
some of my friends — including killing some of them.” (Tạm dịch: Tôi vẫn buộc những kẻ canh tù là vô nhân
đạo, không phải vì những gì họ đối xử với tôi mà những gì họ đã làm đối với một
số trong các bạn tôi, kể cả hành động giết một số tù binh.”
MCCAIN-NHÂN QUYỀN
MCCAIN-NHÂN QUYỀN
Với tình cảnh như thế, và với thời gian dài 5 năm rưỡi bị hành hạ trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh thì chỉ một người có lòng vị tha cao thượng và ý chí muốn quên đi quá khứ đau buồn của chiến tranh như Nghị sỹ John McCain mới có thể tình nguyện đưa hai nước thù địch Mỹ-Việt xích lại gần nhau.
Ông John McCain đã làm việc này từ chuyến thăm Hà Nội đầu tiên năm 1985, nhân dịp kỷ niệm 10 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ông đã cùng với hai Nghị sỹ John Kerry và Bob Kerry, cũng là các cựu chiến binh Việt Nam, thực hiện nhiều chuyến đi Việt Nam sau đó để đặt nền tảng cho thiết lập bang giao Việt-Mỹ vào năm 1995, dưới thời Tổng thống Dân chủ Bill Clinton.
Nhưng sau hành động ngoại giao là nỗ lực tìm kiếm những đồng đội của họ còn mất tích trong cuộc chiến, vì nếu chưa có bang giao thì công tác tìm kiếm còn nhiều khó khăn, nhất là khi Việt Nam không coi đó là nhiệm vụ của mình.
Riêng cá nhân ông McCain đối với Việt Nam không dừng ở đây. Trong nhiều dịp đến Hà Nội hay gặp các viên chức Cộng sản Việt Nam ở Hoa Thịnh Đốn, ông đã thẳng thắn yêu cầu Việt Nam tôn trọng nhân quyền, dân chủ, tự do và thả hết tù nhân chính trị.
Bằng chứng này đã được Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng nói với báo Dân Việt ở Việt Nam ngày 27/08/2018
Ông Trung tiết lộ:” Khi tôi sang Hoa Kỳ, ông John McCain đã mời tôi tới Tòa nhà Quốc hội
Hoa Kỳ. Tại cuộc gặp gỡ này ông có nói mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cần
được nâng lên tầm đối tác chiến lược nhưng ông cũng đưa ra bốn vấn đề mà ông
cho rằng Việt Nam phải làm”
Đó là, ông Trung nói với Dân Việt :
“Yêu cầu đầu tiên họ nói chúng ta phải bỏ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để theo kinh tế tự do;
Đó là, ông Trung nói với Dân Việt :
“Yêu cầu đầu tiên họ nói chúng ta phải bỏ kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để theo kinh tế tự do;
Thứ hai là Việt Nam phải
thả ngay tù nhân chính trị hay còn gọi là tù nhân lương tâm. Việc này tôi
nói lại với họ, đây không phải là tù nhân chính trị mà là những người vi phạm
pháp luật Việt Nam;
Điều thứ ba họ nói Đảng CSVN bỏ vai trò lãnh đạo quân đội, quân
đội phải phi chính trị, tôi nói chính trị Việt Nam là như vậy, không thể phi
chính trị hóa quân đội được;
Thứ tư họ nói Việt Nam
phải tự do báo chí, việc này tôi đã nói với họ: Việt Nam rất tự do báo chí,
không có gì ngăn cấm báo chí cả, còn báo chí kích động bạo lực, kích động lật
đổ chính quyền, xâm phạm quyền bí mật cá nhân thì mới ngăn cấm… Báo chí Việt
Nam kể cả phản ánh những vấn đề tiêu cực, tham nhũng kể cả đối với cán bộ
trung, cao cấp thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đều ủng hộ chứ không ngăn cản. Tôi
nói thẳng với họ chúng tôi chẳng có gì là không tự do báo chí cả.”
Quan điểm và điều kiện thiết lập quan hệ “chiến lược” giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam của Nghị sỹ John McCain là bằng chứng lúc nào ông cũng muốn nhân dân
Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền con người, điều mà Hà Nội vẫn từ chối để
tiếp tục độc quyền lãnh đạo và cai trị dân theo điều kiện của đảng cầm quyền.
Còn những điều biện bạch và bao biện của ông Võ Tiến Trung không xóa được những đòi hỏi của ông McCain mà chỉ lột ra rõ hơn dự dối trá về dân chủ, nhân quyền và thiếu các quyền tự do ở Việt Nam.
Còn những điều biện bạch và bao biện của ông Võ Tiến Trung không xóa được những đòi hỏi của ông McCain mà chỉ lột ra rõ hơn dự dối trá về dân chủ, nhân quyền và thiếu các quyền tự do ở Việt Nam.
Đối với người Việt ở hải ngọai, nhất là ở Mỹ, ông McCain đã có công rất lớn khi ông hoạt động không ngưng nghỉ để cứu các cựu tù nhân của Việt Nam Cộng hòa từng bị Cộng sản giam cầm và cưỡng bách lao động trong các trại được gọi là “Cải Tạo”.
Có
khoảng 500,000 ngàn người tị nạn Việt Nam đã được đưa vào Mỹ qua chương trình Orderly Departure
Program (ODP). Và qua tu chính án John McCain, hàng nghìn con cái của cựu tù
nhân “lao động cải tạo” đã được đi theo cha mẹ sang Hoa Kỳ cho đến tháng
9/2009.
Ngoài ra Nghị sỹ John McCain còn có công trong việc thông qua Luật the Amerasian Homecoming Act, cho phép
từ 23 đến 25 ngàn con lai và từ 60 đến 70 ngàn thân nhân nhập cư vào Hoa Kỳ.
Tóm lại, dù đứng bên này
hay bên kia chiến tuyến, người Việt Nam nào cũng phải biết ơn Nhà lập pháp lỗi
lạc đã có lòng thương người cao cả John McCain. Ông đã đóng góp cho Việt Nam có được cuộc sống
hôm nay, và cũng nhờ ông mà hàng ngàn gia đình các chiến hữu người Việt đồng minh
của ông ở miền Nam Việt Nam mới dược sống tự do và dân chủ ở Hoa Kỳ.
Xin vĩnh biệt, tạ ơn
và kính phục nhân cách lỗi lạc của Ngài John McCain. -/-
Phạm Trần
(08/018)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire