Nguyễn Thùy Dương
Biểu tình và chống biểu tình ở Venezuela |
Nhờ những mỏ dầu được phát hiện ở Venezuela đầu thế kỷ
XX, Venezuela từng được biết đến là nước giàu có thứ tư trên thế giới tính theo
GDP đầu người, gấp đôi Chile, gấp bốn lần Nhật Bản và mười hai lần so với Trung
Quốc trong những năm sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai1. Nhưng việc nền kinh
tế Venezuela phụ thuộc nặng nề vào nguồn thu từ dầu mỏ đã đưa quốc gia này đến
một kịch bản không ngờ tới hiện nay.Sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ.
Sở
hữu một trong những nguồn tài nguyên năng lượng lớn nhất hành tinh, Venezuela
từ lâu đã là một trong những nước xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới. Dầu thô
chiếm khoảng 95% tổng sản phẩm xuất khẩu và 25% tổng sản phẩm quốc
nội2. Chính vì thế,
Venezuela rất dễ bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ bên ngoài do nền kinh tế phụ
thuộc quá lớn vào nguồn thu này.
Công
ty dầu khí quốc doanh Petroleos de Venezuela, SA (PDVSA) kiểm soát toàn bộ hoạt
động thăm dò, sản xuất và xuất khẩu dầu của cả nước. Năm 2014 giá dầu thế
giới đang ở mức 111 USD/thùng thì đến năm 2016, giảm xuống còn 27
USD/thùng3. Kể từ đó sản lượng
dầu mỏ cũng giảm liên tục, trong năm 2017 Venezuela chỉ sản xuất được 2.072
triệu thùng/ngày so với 2.373 triệu thùng/ngày vào năm 2016, giảm khoảng
300.000 thùng/ngày4.
Theo báo cáo vào tháng 2/2018 của Venezuela với Tổ chức các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ (OPEC), sản lượng dầu trung bình đã giảm đáng kể trong hai năm qua, giảm
12% vào năm 2016 và 13% vào năm 20175.
Vì dòng tiền sụt giảm, nên PDVSA đã tích tụ những khoản nợ khổng lồ với các nhà
cung cấp và đối tác. Đến cuối năm 2017, nước này đã nợ nước ngoài khoảng 150 tỷ
USD trong khi nắm giữ dự trữ khoảng 10 tỷ USD.
Suy thoái kinh tế
Sự
sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ đã làm trầm trọng thêm thất bại kinh tế của
Venezuela. Năm 2015, nền kinh tế nước này ghi nhận tốc độ tăng trưởng âm 5,7%
trong khi lạm phát đạt 180,9%. Theo số liệu sơ bộ của Ngân hàng Trung ương
Venezuela, trong năm 2016 chỉ số giá tiêu dùng tăng 800%, mức cao nhất mọi thời
đại, trong khi nền kinh tế sụt giảm 18,6%6.
Ngày 7/12/2017, Quốc hội Venezuela (do phe đối lập nắm quyền) đưa ra báo cáo
cho biết lần đầu tiên lạm phát tại quốc gia Nam Mỹ này lên tới 4 con số, với
giá tiêu dùng tăng 1.369% từ tháng 1 đến tháng 11/2017. Cơ quan Lập pháp
Venezuela cũng ước tính lạm phát năm 2017 có thể lên tới 2.000%7.
IMF dự báo mức lạm phát của Venezuela trong năm 2018 là khoảng 13.000%. Trong
một nền kinh tế hầu như không sản xuất gì ngoài dầu, chính phủ phải cắt giảm
nhập khẩu hơn 75%.
Bi
kịch kinh tế của Venezuela theo nhiều chuyên gia cho rằng xuất phát từ hai
nguyên nhân chính. Thứ nhất, khi giá dầu ở mức cao, Venezuela có được nguồn tài
chính phong phú để “trợ giá” cho các mặt hàng nhu yếu phẩm (có những mức trợ
giá không tưởng như 1.000 lít xăng có giá chỉ 1 USD). Vì thế năm 2003 Chính phủ
Venezuela bắt đầu kiểm soát giá cả 400 mặt hàng lương thực thực phẩm, theo đó
thương nhân chỉ được bán theo giá quy định. Những biện pháp này làm cho người
nghèo dễ thở hơn, trong khi doanh nghiệp sản xuất ít đi, gây ra tình trạng cung
không đáp ứng đủ cầu. Cũng do nhà nước sở hữu nhiều doanh nghiệp nên làm giảm
năng suất và làm tăng lạm phát. Theo báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Chính
phủ Venezuela kiểm soát hơn 500 công ty trong khi ở Brazil gấp hơn sáu lần dân
số Venezuela, nhưng có 130 công ty nhà nước, theo đó chỉ số tham nhũng của
Venezuela cũng xếp thứ 166 trong số 176 nước8.
Thứ
hai, khi ngành dầu mỏ Venezuela quay đầu đi xuống thiếu tiền, Venezuela phải bù
đắp bằng cách in tiền, quốc hữu hóa các doanh nghiệp tư nhân, kiểm soát ngoại
hối, đồng thời tăng vay mượn trên thị trường tài chính thế giới. Cuộc tổng đình
công toàn quốc kéo dài từ tháng 12/2002 đến tháng 2/2003, làm các nhà đầu tư
tháo chạy, để ngăn chặn sự thoái vốn Chính quyền Chavez đã khôi phục chính sách
kiểm soát ngoại tệ. Do vậy, ngoài thị trường ngoại hối chính thức do nhà nước
kiểm soát, xuất hiện thị trường chợ đen có giá cao hơn nhiều lần. Doanh nghiệp,
các nhà đầu cơ tiền tệ lợi dụng chênh lệch tỷ giá này để trục lợi mà nhà nước
không thể nào kiểm soát nổi, sau nhiều lần phá giá, vào đầu tháng 7/2016, tỷ
giá chính thức 1 USD đổi được 450 VEF, nhưng ở chợ đen 1 USD đổi được tới 1.050
VEF. Vòng xoáy lạm phát - mất giá liên tục diễn ra từ giữa năm 2012 đã đẩy kinh
tế Venezuela rơi vào suy thoái từ năm 2014 và nay thì xuống tới đáy vực9. Bên
cạnh đó, do không có ngoại tệ để nhập khẩu, nên hàng hóa nhập khẩu của
Venezuela ngày càng trở nên đắt đỏ. Nhiều người tiêu dùng đang phải
đối mặt với việc phải chờ hàng giờ đồng hồ chỉ để mua được những hàng hoá thiết
yếu hoặc phải mua giá đắt ở thị trường chợ đen.
Vào
tháng 2/2018, Tổng thống Maduro ký sắc lệnh phát hành đồng Petro điện tử nhằm
giải quyết việc tự chủ tài chính, tiền tệ trên thị trường quốc tế và đối phó
với các chính sách bao vây, cấm vận, cũng như cuộc chiến tranh kinh tế do Mỹ áp
đặt. Tổng thống Maduro dự kiến trong khoảng một tháng sau khi phát hành, sẽ có
38,4 triệu đồng Petro điện tử trong tổng số 100 triệu đồng Petro điện tử được
bán ra với tỷ giá 1 Petro điện tử tương đương giá trị của một thùng dầu thô có
giá bán hơn 59 USD. Chính phủ Venezuela dự báo nước này có thể thu về từ 20
triệu USD đến 200 triệu USD từ việc phát hành đồng tiền điện tử Petro. Tuy
nhiên, nhiều nhà kinh tế hoài nghi về biện pháp này có khả năng giải quyết được
các rắc rối kinh tế của Venezuela.
Khủng hoảng nhân đạo, di dân và bạo lực
Theo
các nhà quan sát thì Venezuela đã và đang phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng
nhân đạo chưa từng thấy với tình trạng bất ổn xã hội trầm trọng, thiếu lương
thực và thuốc men đã khiến dịch bệnh tràn lan. Việc tiếp cận dịch vụ chăm
sóc sức khỏe cơ bản sụt giảm mạnh ở Venezuela. 1/5 nhân viên y tế đã rời khỏi
đất nước chỉ trong 4 năm từ năm 2013 đến năm 2017. Các bệnh viện thiếu nhân
viên cũng thiếu cả trang thiết bị cần thiết, và thuốc men. Vào năm 2016, Liên
đoàn Dược phẩm Venezuela ước tính thiếu khoảng 85% các loại thuốc cơ bản. Theo
số liệu của chính phủ, tử vong ở trẻ sơ sinh năm 2016 tăng 30% và tỷ lệ tử vong
ở bà mẹ là 65%. Các bệnh như bạch hầu, sốt rét lại xuất hiện, trong khi
các vacxin cơ bản cho trẻ như sởi, lao, bạch hầu thì không có.
Đói
nghèo cũng tăng lên. Đại đa số người dân Venezuela khó có thể tiếp cận đến
nguồn thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu hàng ngày như giấy vệ sinh và xà
phòng. Năm 2016, nghiên cứu của một trường đại học ở Venezuela cho thấy hơn 87%
người dân nói họ không có đủ tiền để mua thực phẩm cần thiết. Một nghiên
cứu khác cho thấy 30% trẻ em trong độ tuổi đi học bị suy dinh dưỡng. Cũng chính
vì nghèo đói, thiếu việc làm khiến tình trạng bạo lực ở Venezuela gia
tăng. Theo Tổ chức Quan sát về Bạo lực ở Venezuela,
vào năm 2016, Venezuela có tỷ lệ tử vong cao nhất với 91,8 vụ giết người
trên 100.000 người.
Bắt
nguồn từ đói nghèo, bất ổn xã hội, sức khỏe bị đe dọa đã khiến người dân
Venezuela vượt biên ồ ạt sang các nước láng giềng để tìm kiếm nguồn thức ăn,
thuốc men, hay chạy trốn với nỗi sợ về khủng bố, bạo lực. Trong hai năm
2016-2017 có khoảng 500.000 người đã vượt biên sang các nước lân cận, nhưng chủ
yếu là sang Colombia - đất nước có đường biên giới dài 1.300 dặm với Venezuela
- trung bình mỗi ngày có đến 50.000 người đổ vào Colombia.
Bất ổn chính trị
Đảng
Xã hội của Tổng thống Nicolas Maduro nắm quyền trong gần hai thập kỷ qua ở
Venezuela, nhưng việc nền kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng đã dẫn đến
bất ổn chính trị và khiến nhiều người dân quay lưng lại với đảng này, tỷ lệ ủng
hộ Tổng thống Nicolas Maduro chỉ còn dưới 30%. Cuối năm 2015, liên minh đối lập
của Venezuela, Ban đoàn kết dân chủ (MUD), lần đầu tiên trong mười sáu năm
giành được đa số trong Quốc hội. Việc tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân nhằm phế
truất tổng thống - quyền được quy định theo Hiến pháp Venezuela - là một trong
những chiến lược trọng tâm của MUD nhằm lật đổ ông Maduro, người mà họ cáo buộc
là đang đẩy quốc gia từng có sự phát triển kinh tế bùng nổ này tới bờ vực sụp
đổ. Đến tháng 9/2016, Hội đồng Bầu cử Quốc gia (CNE) tuyên bố đình chỉ cuộc
trưng cầu dân ý này càng khiến tình hình thêm rắc rối. Ngay sau khi CNE có bước
đi trên, phe đối lập MUD kêu gọi những người ủng hộ xuống đường biểu tình. Ở
chiều ngược lại, phe ủng hộ chính phủ kêu gọi bắt giữ những nhân vật đối lập
cao cấp.
Vào
ngày 30/7/2017, Chính quyền Maduro đã tổ chức một cuộc bầu cử Quốc hội lập
hiến với nhiệm vụ sửa đổi bản Hiến pháp năm 1999 của nước này. Ngày
16/10/2017, CNE tuyên bố đảng Xã hội cầm quyền đã giành thắng lợi tại 17 trong
số 23 bang. Tổng thống Maduro ca ngợi kết quả bầu cử là bằng chứng cho thấy
Venezuela “có hệ thống bầu cử tốt nhất trên thế giới”. Các nhà lãnh đạo phe đối
lập MUD tiếp tục kêu gọi những cuộc biểu tình trên đường phố.
Kể
từ tháng 4/2017 đến nay, trong các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình
đã có hơn 130 chết và 4.800 người bị bắt. Mặc dù Tổng thống Nicolas
Maduro gặp phải những làn sóng phản kháng liên tục với nhiều lần có dấu hiệu
ông bị lật đổ, tuy nhiên, ông không chỉ giữ được chiếc ghế tổng thống, mà còn
củng cố thêm vị thế. Chính quyền Maduro vẫn tiếp tục tìm cách làm suy yếu phe
đối lập trước khi ấn định ngày bầu cử vào năm 2018.
Có
thể nói, năm nay cùng với một số nước như Cuba, Brazil và Colombia, thì
Venezuela sẽ tiến hành cuộc bầu cử tổng thống, và chắc chắn đây tiếp tục sẽ là
chính trường nóng ở khu vực Châu Mỹ. Đối với người dân Venezuela dù kết quả bầu
cử tổng thống ra sao thì họ cũng mong muốn rằng cuộc khủng hoảng ở nước này sớm
kết thúc
Tài liệu tham khảo
5.
TLTKĐB 14/4/2018
Nguồn: http://vias.vass.gov.vn
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire