Chiến dịch được cho là 'chống tham nhũng', 'chỉnh
Đảng', còn được gọi là 'chiến dịch đốt lò' của Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt
Nam đang tiến hành gồm hai giai đoạn, tính đến nay, đã có một số diễn tiến thu
hút chú ý, nhưng cũng có các thời điểm bị trùng xuống khá 'khó hiểu', một nhà
báo độc lập từ Sài Gòn nói với Bàn tròn của BBC Tiếng Việt.
Chống tham nhũng dường như tập trung vào thời kỳ hay
nhiệm kỳ Ban lãnh đạo trước, mà không phải hiện nay và do đó có những kết quả
thiếu cân đối giữa hai nhiệm kỳ trước và nay, Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt
Năm, Phạm Chí Dũng nói.
Về phía hình thức, chiến dịch 'đốt lò' cũng có phát
huy tác dụng nhất định, nhưng rõ ràng người dân mong muốn nó phát triển mạnh mẽ
hơn 'không chừa nơi nào' và 'không có vùng cấm', nhưng trên thực tế, rõ ràng là
'đốt lò' chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực
Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Luật sư Trần Quốc Thuận, chia sẻ với Bàn tròn thứ Năm từ
London hôm 02/8/2018.
Dường như đang có một 'mê hồn trận' mà người dân rất
khó nhận biết, sau cái vỏ ngo là 'đánh tham nhũng, chỉnh đảng hay đốt lò', và
dường như đằng sau đó là có sự 'cạnh tranh, tranh đấu quyền lực' giữa các phe
nhóm và nhìn như vậy sẽ giúp hiểu ra thực chất của 'đốt lò' là gì, Tiến sỹ Khoa
học Nguyễn Quang A nêu quan điểm với Thảo luận của BBC.
'Lò có hai giai đoạn'
Trước hết, Tiến sỹ Kinh tế Phạm Chí Dũng nêu nhận định với
Bàn tròn thứ Năm do Quốc Phương điều hợp, điểm lại diễn biến chiến dịch
'đốt lò' theo trình tự thời gian:
"Đánh giá về chiến dịch chống tham nhũng của ông
Nguyễn Phú Trọng thì chúng ta cần nhìn lại điểm xuất phát của nó. Tôi cho rằng
ông Nguyễn Phú Trọng đã từng được kì vọng khá nhiều. Bắt đầu từ tháng 6/2016 là
ông Nguyễn Phú Trọng đã bắt đầu đưa ra chủ trương về việc cần làm ngay, lúc đó
đã hình dung ra một cái gì đó tương tự như cách đó 30 năm.
"Tức là vào năm 1986 là cố Tổng bí thư Nguyễn Văn
Linh cũng đã đưa ra những việc cần làm ngay, cái chủ trương của những việc cần
làm ngay với những bài viết trong khoảng 30 bài viết cho tới năm 1989 chống
bệnh quan liêu tham nhũng. Năm 2016 ông Nguyễn Phú Trọng cũng lặp lại cái việc
đó và bắt đầu các việc cần làm ngay từ vụ Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh
Xuân Thanh.
"Giai đoạn I của chiến dịch chống tham nhũng của
ông Nguyễn Phú Trọng, có lẽ tôi đã nghĩ đặt cái tên là "việc cần làm
ngay" vì nó kéo dài từ tháng 6/2016 tới tháng 1/2017. Giai đoạn II của
chiến dịch chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng thì có thể chính thức đặt
tên là "đốt lò", bắt đầu từ tháng 12/2017 cho tới nay.
"Khởi sự của giai đoạn II chiến dịch chống tham
nhũng, 'đốt lò' đó là vụ bắt Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng. Vào thời điểm
đó thì thực sự ra thế này, ông Nguyễn Phú Trọng đã có tên tuổi trên báo quốc tế
rồi chứ không phải đến mức mà ông ta phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao đi 'quảng cáo'
trên tờ Le Monde của Pháp khi đi tới Pháp vào tháng 3/2018 đâu.
"Lúc đó chính những tờ trong khu vực Đông Nam Á
như Asia Times hay là một số tờ khác đã viết về chiến dịch 'đốt lò' của ông
Nguyễn Phú Trọng và thậm chí người ta còn nhắc lại biệt hiệu mà Đài Tiếng nói
Việt Nam, có tác giả của đài Tiếng nói Việt Nam đặt cho ông Trọng là
"Người đốt lò vĩ đại" và thậm chí là những biệt hiệu khác nữa chẳng
hạn như là "Minh Quân" hay là "Sĩ phu Bắc Hà" hay là
"Bậc trí nhân, thế Thiên hành Đạo" - những danh xưng có thể nói là
ngút trời không văn tự.
"Thế thì tôi muốn nói là đã có một luồng dư luận,
khá nhiều dư luận nhân dân có một sự hy vọng nhất định vào ông Nguyễn Phú Trọng
trong khi là trước đó gần như chẳng còn hy vọng gì cả và đó là cái hy vọng còn
nước còn tát, cho dù thực sự ra tình hình ở Việt Nam bây giờ quá là hỗn loạn
rồi.
"Nhưng mà chiến dịch được cho là chống tham nhũng
của ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn mà tôi cho là
đã bị trùng xuống một cách rất khó hiểu. Đó là sau Hội nghị Trung ương 5 vào
tháng Sáu đến tháng Mười năm 2017 tự nhiên trùng xuống, mặc dù lúc đó ông
Nguyễn Phú Trọng đã phát ra câu là "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa
vào cũng phải cháy".
"Và khoảng thời gian thứ hai là khoảng thời gian
gần tới hội nghị Trung Ương 7 của Đảng Cộng Sản Việt Nam tức là tháng 5/2018.
Có hai giai đoạn nó trùng xuống một cách hết sức khó hiểu và chúng ta thấy thực
sự là ở hội nghị Trung Ương 7 vào tháng 5/2018 là đã không có xử ở bất kỳ một
quan chức nào cả, thậm chí là tệ hơn cả hội nghị Trung Ương 6 vào tháng 10/2017.
"Hội nghị Trung Ương 6 còn 'xử' được Nguyễn Xuân
Anh, được coi như là "ruồi". Nguyễn Xuân Anh lúc đó là bí thư của Đà
Nẵng bị cắt chức Uỷ viên Trung ương đảng. Thế thì đó là chiến dịch 'đốt lò' của
ông Nguyễn Phú Trọng có hai tên gọi và cũng có hai giai đoạn bị trùng xuống một
cách bất ngờ. Và cho tới giờ vẫn có những dấu hiệu trùng xuống."
Có vùng cấm trong lò?
"Nhìn về phía hình thức công khai gọi là chiến
dịch 'đốt lò' nó cũng có phát huy tác dụng nhưng mà rõ ràng trong chiến dịch
'đốt lò' này người ta mong muốn rằng nó phát triển mạnh mẽ hơn. Có nghĩa câu mà
tôi nhắc đi nhắc lại là không có chừa nơi nào, không có vùng cấm, thế này thế
kia.
"Nhưng mà thực tế, qua những vụ án vừa qua thì
chúng ta thấy rõ ràng là chưa bắt tận gốc, chưa bắt tận rễ bởi vì như những vụ
vừa qua như vụ Vũ Nhôm và Út Trọc thì không thể Vũ Nhôm và Út Trọc nó thần
thánh gì mà làm được, họ chỉ là tay sai công cụ thôi, họ chạy cho mấy ông ấy
thôi, còn mấy ông phía trên là thế nào và thu hồi chiếm đoạt tiền bạc tài sản
như thế thì thế nào? Cho nên phải truy nguồn gốc đó chứ.
Tại sao khi thẩm
định hồ sơ thì bảo là ông Thăng không có vấn đề gì? Kết luận là không có vấn đề
gì thì đưa ra Đại hội người ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án
như thế này, như thế kia thì làm sao người ta bầu được?
Luật sư Trần Quốc Thuận |
"Và như tôi đã vừa nói, những gì mà được đề bạt
lên tới Thượng tướng rồi lên tới Thứ trưởng thì phải qua quy trình của những
người thẩm định, thẩm tra quá trình, vậy đó thì nó như thế nào? Để lọt những
người như thế, thì những người [để lọt] như thế là trách nhiệm sai.
"Hay là nói xa hơn như vụ ông Đinh La Thăng, thì
với ông Đinh La Thăng, những sai phạm đưa ra xét xử là ở nhiệm kì về trước,
dưới khoá XI, chứ không phải phát sinh dưới khoá XII. Khoá XI như vậy thì với
lý lịch như thế, với bao nhiêu sai phạm như thế, thì tại sao? Những người có
trách nhiệm như thế nào?
"Và tại sao khi thẩm định hồ sơ thì bảo là ông
này không có vấn đề gì? Kết luận là không có vấn đề gì thì đưa ra Đại hội người
ta mới bầu. Còn nếu mà kết luận là có những vụ án như thế này, như thế kia thì
làm sao người ta bầu được?
"Vậy thì trách nhiệm của những cơ quan đó là như
thế nào? Tôi nói thẳng là những cơ quan mà thẩm định những hồ sơ mà qua đại hội
đó, phải thẩm định qua Uỷ ban kiểm tra, ban Bảo vệ Chính trị nội bộ, Ban Tổ
chức, Ban Nội chính, rồi các bộ phận nhân sự họ duyệt xét, mà những hồ sơ của
những người như thế đó nó vẫn đi qua một cách thong dong, và tôi cho rằng như
vậy thì phải chăng nó có một cái gì ở đây?
"Và như vậy phải chăng là những người đó mà đi
qua được và được các phiếu bầu cao, ít nhất là phải quá 50% trở lên thì họ mới
trúng cử vào chức vụ này chức vụ kia. Như vậy cái 50% mà đã bầu cử những người
đó vào chức vụ này kia, họ là ai và họ đang làm gì, trách nhiệm những người đó
như thế nào?
"Đó là cái mà cần phải đánh giá thực chất và hiện
bây giờ đó là cái mà người ta đang rất lo lắng, người ta mong muốn 'đốt lò' thì
phải làm công khai và làm công khai thì phải làm sao tạo điều kiện cho báo chí
và nhất là nhân dân phải tham gia vào, cho nên nhân dân người ta có quyền phản
biện, có quyền giám sát, chỉ thông qua những tổ chức của đảng, Mặt trận Tổ quốc,
thanh niên, phụ nữ thì giám sát làm sao được?
Dân giám sát đốt lò?
Bình luận về việc có nên để người dân tham gia giám
sát việc chống tham nhũng hay không, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Nhân dân người ta phải tham gia vào. Họ muốn có
người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có luật pháp, có tạo điều kiện và phải
đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham gia. Chứ nếu không đánh giá tình hình của
dân chúng thì nhiều quan chức phát biểu là có đánh giá khác nhau, chằng hạn như
là cuộc biểu tình vừa qua đó, có người gọi là gây rối, có người gọi là thế này,
thế kia.
"Nhưng mà tại Quốc hội thì Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, khi báo chí hỏi, ông bảo rằng vấn đề này 99 năm đặc khu thì không đặt ra
được. Còn lòng dân mà như thế đó thì làm gì mà sợ mất nước. Bây giờ ông không
ra thì lòng dân thì như nào, lòng dân mà tham gia biểu tình, lòng dân mà như
thế thì làm gì mà sợ mất nước?
Nhân dân người ta
phải tham gia vào. Họ muốn có người dân tham gia vào thì phải có cơ chế, có
luật pháp, có tạo điều kiện và phải đảm bảo sự an toàn cho mọi người tham
gia
Luật sư Trần Quốc Thuận |
"Nhưng mà sau đó Tổng bí thư tiếp xúc cử tri thì
bảo rằng giờ chúng ta thấy rồi là cái chuyện này chuyện kia thì luật ba đặc khu
thì đã bàn rồi, lâu rồi, những người biểu tình gây rối là ai thì bây giờ chúng
ta cũng biết rồi.
"Thực chất lôi ra một số người có tiền xử tiền án
gì đó thì đưa ra, những người đó bị đại diện, quy kết thì rõ ràng cưỡng chế,
rồi bên Quốc hội thì phải tiếp thu ý kiến, nhân sự ý thức một cách đầy đủ trước
khi xem xét thông qua.
"Rõ ràng có ý kiến bảo rằng những người phát biểu
hình như là muốn gây rối, làm ồn ào, có những người đó, những thành phần đó là
thế này thế kia. Rồi bên cạnh đó, thành phần đó là tiền án tiền sự còn có ý
kiến thì phát biểu là: "À đó là lòng dân, đó là sự nhạy cảm yêu nước, có
những người dân yêu nước."
"Cho nên nhìn nhận đánh giá thực sự vào xã hội
Việt Nam thì nhìn nhận , đánh giá vào người dân thì rõ ràng những đánh giá tôi
cho rằng có độ vênh giữa những người lãnh đạo cao cấp nhất của đất nước này.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khách mời bàn tròn đề cập và so sánh cách làm giữa ban lãnh đạo đảng cộng sản ở Viêt Nam và Trung Quốc |
Kết quả 'đốt' thế nào?
Vẫn từ Sài TS Phạm Chí Dũng bình luận về kết quả, hiệu
quả của việc 'đốt lò' qua hai giai đoạn theo cách nhìn của ông:
"Còn về mặt kết quả, tôi cho là thế này. Đánh giá
thì đúng là ông Nguyễn Phú Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ
trong lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều
đến thế trong một thời gian tương đối ngắn.
Ông Nguyễn Phú
Trọng là người Tổng bí thư đầu tiên từ trước đến giờ trong lịch sử Đảng Cộng
Sản Việt Nam mà có thể xử quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời
gian tương đối ngắnTS. Phạm Chí Dũng
TS. Phạm Chí Dũng |
"Nhưng cũng có thể giải thích là thế này. Những
đời Tổng bí thư trước tỉ lệ tham nhũng có lẽ chỉ bằng khoảng 1/10 cho tới 1/100
tình hình tham nhũng hiện nay ở Việt Nam mà thôi. Cho nên việc ông Nguyễn Phú Trọng
bắt buộc phải xử tham nhũng không có gì là lạ cả.
"Ông ta muốn tồn tại thì ông ta phải gây dựng một
cái cơ chế và một cái lý do tồn tại cho mình cũng giống như là Tập Cận Bình với
chiến dịch "Đả hổ diệt ruồi" ở Trung Quốc từ năm 2012 cho tới giờ và đã
duy trì được cái thế độc tôn và thậm chí cũng không ai nhắc đến việc Tập Cận
Bình cần phải từ chức nữa.
"Thứ hai nữa về mặt kết quả thì đánh giá là mặc
dù có xử được một số quan chức tham nhũng, mặc dù cũng giống như Tập Cận Bình
đánh vào khu vực công an, đánh vào khu vực quân đội, kể cả Quân Uỷ Trung Ương
nhưng mà dường như là có một sự bất xứng và thiên về các khu vực với nhau.
"Tôi muốn nói là thế này, tức là trong thời gian
gần đây, người ta có những khái niệm là "củi rừng" và "củi
nhà". Thế thì người ta cho rằng trong cuộc chiến chống tham nhũng ông
Nguyễn Phú Trọng thì ông được cho là đốt "củi rừng" hơn là đốt
"củi nhà", nhiều hơn hẳn so với đốt "củi nhà".
"Và một nhân vật được cho là gần gũi với ông
Nguyễn Phú Trọng đó là Thứ trưởng Bộ Công An Lê Quý Vương thì vào khoảng tháng
11/2017 nói ra cái việc thế này, tức là chiến dịch chống tham nhũng chủ yếu là
'chống tham nhũng thời kỳ trước'. Điều đó vô tình làm lộ ra một yếu tố đó là
thời kỳ trước là thời kỳ nào?
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Khách mời Bàn tròn BBC đặt câu hỏi về tính cân đối trong 'chống tham nhũng' giai đoạn hiện tại và 'thời kỳ trước'. |
"Và rất nhiều người nghĩ rằng hình dung ra rằng
cái thời kỳ đó là thời kỳ của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng chứ không phải thời nay,
thời của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng."
Lò đốt bất cân xứng?
Tiến sỹ Phạm Chí Dũng bình luận tiếp: "Vậy chống
tham nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn
Tấn Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có
thể so sánh.
"Đầu tiên là vụ Đà Nẵng vào cuối năm 2017, trong
khi ông Nguyễn Xuân Anh, một Bí thư Thành uỷ, bị khai ra khá nhiều tội, kể cả
những cái tội liên quan đến bằng cấp này kia đầy rẫy và bị cách chức Uỷ Viên
Trung Ương Đảng, thì một ông Huỳnh Đức Thơ là Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân, mà được
coi là trong cuộc chiến Huỳnh Đức Thơ - Nguyễn Xuân Anh "Hai cọp một
rừng", thì vẫn bình chân như vại và chỉ nhận một cảnh cáo nhẹ nhàng từ
phía Chính phủ.
"Và sau đó cho tới bây giờ thì ông Huỳnh Đức Thơ
vẫn thản nhiên còn tồn tại ở Đà Nẵng mặc dù ông ta bị cho là có rất nhiều sai
phạm về mặt đất đai. Đó là kết quả ở Đà Nẵng. Sau kết quả ở Đà Nẵng thì dẫn tới
vào Sài Gòn.
Vậy chống tham
nhũng chủ yếu là chống tham nhũng thời kỳ trước có nghĩa là thời kỳ Nguyễn Tấn
Dũng. Chúng ta vừa mới thấy có hàng loạt kết quả nó bất xứng với nhau có thể so
Sánh
TS Phạm Chí Dũng |
"Sài Gòn cho tới giờ chúng ta thấy có ít nhất là
hai, ba vụ. Thứ nhất là vụ vào quý I năm 2018, đó là một quan chức cao cấp của
Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang, là Phó Bí thư Thường trực
đã cố ý làm trái, tôi cho là rất cố ý làm trái trong việc ký thông qua chủ
trương bán đất công cho Quốc Cường Gia Lai, bán 32 hecta đất ở Nhà Bè.
"Không có sự phát hiện của cán bộ công nhân viên
công ty Tân Thuận thì chắc chắn vụ bán đất đã xuôi lọt rồi, nhưng mà cho tới
giờ ông Tất Thành Cang vẫn chưa hề bị xử lý kỉ luật, gần như vụ việc người ta
cho là chìm hẳn xuống. Như vậy liệu ông Nguyễn Phú Trọng có biết chuyện này hay
không?
"Bên cạnh đó ở Sài Gòn còn một vụ lớn hơn nhiều,
thậm chí là đẫm máu, đẫm nước mắt và đầy rẫy những cái chết tự treo cổ phẫn uất
khi mà bị cưỡng chế, đó là cái vụ ở Thủ Thiêm. Và cho tới giờ chúng ta biết
rằng, sau hai ba lần hứa hẹn vẫn không có bất kì kết luận thanh tra nào của
Thanh tra Chính phủ công bố về vụ Thủ Thiêm.
"Rất nhiều người dân đang cho rằng, khi mà lần mò
vào vụ Thủ Thiêm thì ông Nguyễn Phú Trọng thấy đụng nhiều quan chức quá và ông
ta đang muốn làm ém nhẹm vụ này và làm cho chìm xuồng cái vụ này lại.
"Như vậy cái vụ Thủ Thiêm là vụ liên quan đến
quyền lợi của người dân vô cùng lớn, liên quan đến nước mắt xương máu của người
dân vô cùng nhiều, nhưng mà tại sao cho tới giờ bị gần như chìm xuồng như vậy?
Và những thế lực nào đang muốn cho chìm xuồng như vậy? Như thế, cuộc chiến
chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng có công bằng hay không?
Bản quyền hình ảnh Other Image caption Các ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út Trọc - trái) và Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) ra tòa tại Việt Nam |
"Cuối cùng tôi muốn nhắc đến trường hợp bất xứng
của ông Đinh La Thăng và trường hợp Trương Minh Tuấn. Các ông Đinh La Thăng và
Trương Minh Tuấn đều bị Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đảng đánh giá là sai phạm
'rất nghiêm trọng', nhưng ông Đinh La Thăng thì đã lãnh hai cái án 31 năm tù
giam, còn ông Trương Minh Tuấn lại làm Phó Trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương
Đảng."
Bản chất 'ma trận' lò?
Từ Hà Nội, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A tham gia ý
kiến bình luận với Bàn tròn thứ Năm:
"Có một từ hai vị trước đây nói đến là vấn đề
tham nhũng, tôi rất tránh cái chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng với chuyện
tham nhũng. Về chuyện đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng, tôi nghĩ ông ấy đã khá
là thành công trong việc đốt đối thủ hay những phe cánh của đối thủ. Nếu mà
nhìn trong khuôn khổ là một bên là Đảng Cộng sản Việt Nam chống tham nhũng, minh
bạch mọi thứ cho nhân dân, đấy là một cách nhìn, và tôi nghĩ cách nhìn ấy chưa
chắc đã phải là đúng.
Tất cả những cái ấy
chỉ là bề nổi và nó có thể đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luận
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A |
"Một cách nhìn thứ hai là như vậy trong chính
quyền hay trong giới cầm quyền có hai phe, phe này triệt phe kia thì tôi nghĩ
cũng chưa hoàn toàn đầy đủ. Không thể có một cái nhìn đầy đủ, nhưng theo cách
nhìn của tôi, là trong giới cầm quyền có một số nhóm, hai ba nhóm, có thể là
bốn nhóm gì đấy chẳng hạn.
"Và các nhóm ấy tranh giành quyền lực với nhau và
ông Nguyễn Phú Trọng cùng với nhóm của ông ấy đã rất tích cực để củng cố quyền
lực của nhóm ông ấy bằng cách triệt hạ các phe cánh khác. Nếu chúng ta để ý
theo một khung khổ như thế thì chúng ta sẽ thấy rất nhất quán toàn bộ những sư
diễn tiến mà gọi là chống tham nhũng, hay gọi là 'Đốt là' từ suốt cả ba, bốn
năm nay.
"Có thể giải thích được dễ dàng kể từ những
chuyện ông Đinh La Thăng, rồi cho đến chuyện Trịnh Xuân Thanh, cho đến chuyện
Út Trọc và Vũ Nhôm, nó đều nằm trong một luồng như thế. Tức là tất cả những
nhân vật ấy, trừ ông Đinh La Thăng là một người tương đối là to, việc xử ông
Đinh La Thăng theo những tội như được nêu ra ở Tòa án, thì chẳng có nghĩa lý
gì cả.
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Ông Đinh La Thăng được cho là tâm điểm 'đốt lò' ở giai đoạn II của chiến dịch, theo khách mời Bàn tròn BBC. |
"Bởi vì nếu chỉ đúng những tội danh mà được nêu ở
tại phiên tòa thì ông Đinh La Thăng phải được tha bổng ngay tại Tòa. Và tôi
nghĩ chuyện thí dụ của ông Út Trọc chẳng hạn, nếu chúng ta nhìn thấy 12 năm tù
của ông ấy, với những tội thực sự là lãng xẹt, nào là cố ý làm trái thế này,
thế kia, rồi thì bằng cấp.
"Tất cả những cái ấy chỉ là bề nổi và nó có thể
đánh lừa chúng ta, đánh lừa dư luận. Nhưng nếu mà mình xét rằng ở đằng sau đấy
là có một thế lực này, và đằng sau vụ khác, nó là thế lực kia, các thế lực này
chống đối với nhau, giành quyền lực với nhau.
Ngay cả chuyện với
ông Trương Minh Tuấn cũng như vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban
Tuyên giáo Trung ương, thì phải chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng
về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương?
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A |
"Và sự lên xuống lúc thì lạnh, lúc thì nóng nó
phản ánh sự cân bằng, hay là sự chưa ngã ngũ về cân bằng quyền lực hay cái thế
của những nhóm ấy chưa thực sự ngã ngũ.
"Ngay cả chuyện với ông Trương Minh Tuấn cũng như
vậy. Với ông Tuấn, ông về làm Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, thì phải
chăng cũng lại giống như là ông Đinh La Thăng về làm Phó Trưởng Ban Kinh tế
Trung ương?
"Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta chỉ xét theo bề nổi
và cái mà người ta nói đây là một vụ chống tham nhũng không trừ ai cả, thì
chúng ta sẽ rất dễ bị lạc vào một mê hồn trận mà không biết đâu mà lần ra.
"Nhưng nếu xét từ quan điểm là có những phe phái
khác nhau, các phe phái này tranh giành với nhau, triệt hạ lẫn nhau, để nó củng
cố quyền lực của phe đó, thì lúc đó chúng ta có thể hiểu, có thể giải thích một
cách dễ hơn những hiện tượng xảy ra liên quan cái gọi là chống tham nhũng, cũng
như là 'đốt lò', hay là các vụ án vừa rồi.
"Nó theo một khung khổ tương đối là nhất
quán," Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC.
Trên đây là các ý kiến, bình luận xuất phát từ quan
điểm riêng của các khách mời, mời quý vị bấm vào đây để theo dõi nội dung liên
quan tại Bàn tròn thứ
Năm của BBC Tiếng Việt.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire