Quốc Phương
BBC Tiếng Việt
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A tại phiên điều trần hôm 10/10/2018 tại Brussels |
Mặc dù số đông trong khối doanh nghiệp ủng hộ phê chuẩn Hiệp định Thương
mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA), nhiều ủy ban của EU nêu lo ngại trong đó
có vấn đề về nhân quyền, môi trường, phát triển bền vững, một nhà hoạt động cho
xã hội dân sự Việt Nam được mời tham dự chính thức phiên điều trần ở Brussels,
Bỉ, hôm thứ Tư nói với BBC.
Không thấy có 'cam kết nhượng bộ' nào được đưa ra trong cuộc điều trần này,
Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quang A nói với BBC Tiếng Việt hôm 11/10/2018, ngay sau
cuộc điều trần mà ông được mời tham dự.
"Từ nay đến ngày ký có lẽ 17/10 thì bên ngoài khó có thể biết có gì
(thỏa thuận, nhượng bộ) không trong quá trình từ nay đến đó và tôi không nghe
ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả", vẫn theo nhà vận động xã hội dân sự,
người đồng thời là nguyên Viện trưởng Viện phản biện chính sách IDS (đã tự giải
thể).
Tôi thấy không
có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều trần; từ nay đến ngày ký,
mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có gì không trong quá trình từ
nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh cả
TSKH Nguyễn Quang |
Trước hết, trả lời câu hỏi liệu có gì đặc biệt về cuộc điều trần hôm 10/10
liên quan việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói:
"Tôi dự lần đầu nên không so sánh được; tôi nghĩ nó diễn ra bình
thường và toàn bộ được livestream cho nên người dự và người xem có thể thấy gì
đặc biệt hay không."
Về điểm chính mà hai bên đã hỏi đáp nếu có liên quan tới nhà hoạt động xã
hội dân sự này liên quan tới sự kiện điều trần, ông Nguyễn Quang A cho biết:
"Không có câu hỏi nào trực tiếp cho tôi cả, nhưng có khá nhiều câu hỏi
cho EU và chính phủ Việt Nam về nhân quyền, môi trường, lao động cũng như cam
kết của Việt Nam."
Lo ngại của EU?
Khi được đề nghị đưa ra đánh giá về kết quả của điều trần và tác động của
nó đến Hiệp định EVFTA mà hai bên đàm phán, ký kết và kỳ vọng thông qua, nhà
hoạt động nói tiếp:
UEBruxelles
Trụ sở Ủy ban Châu Âu tại Brussels, Bỉ |
"Phần rất đông của doanh nghiệp ủng hộ nhiệt liệt, các quan chức của
EU và đại diện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng vậy, tuy nhiên nhiều đại
diện của nhiều ủy ban của EU, chắc là bên Nghị viện, nêu nhiều lo ngại về nhân
quyền, môi trường, phát triển bền vững v.v..."
"EU công bố đã hoàn tất mọi thủ tục cho quá trình xem xét phê chuẩn;
có lẽ Hiệp định Thương mại tự do (FTA) này sẽ được ký nhân dịp Thủ tướng Việt
Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc sang đây sau khoảng một tuần; quá trình phê chuẩn
chưa thể đoán trước vì thời gian gấp gáp."
Về câu hỏi qua cuộc điều trần hôm 10/10, có thể nhận xét thế nào về những
quan tâm của phía EU và khả năng đáp ứng của Việt Nam, TSKH Nguyễn Quang A đáp:
"Do hai bên đã thống nhất về văn bản nên tôi không nghĩ sẽ có thay
đổi. Họa chăng có thể có cam kết thêm bằng văn bản về lộ trình thực hiện."
Tôi không biết
có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của tôi, nhưng tôi biết về sự
can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU tại Hà Nội cũng như của Sứ
Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi không dự được
TSKH Nguyễn Quang |
Khi được hỏi liệu có nhượng bộ nào đã được hai bên Việt Nam và EU thực
hiện, trong đó, vấn đề vụ việc Trịnh Xuân Thanh có tiến triển gì hay không, nhà
hoạt động xã hội dân sự trả lời:
"Tôi thấy không có cam kết nhượng bộ nào được đưa ra trong cuộc điều
trần; từ nay đến ngày ký, mà có lẽ là 17/10, thì bên ngoài khó có thể biết có
gì không trong quá trình từ nay đến đó; Tôi không nghe ai nhắc đến vụ Trịnh
Xuân Thanh cả."
Là một phần thỏa thuận?
Trước câu hỏi về mặt cá nhân ông Nguyễn Quang A, liệu việc xuất hiện của
ông ở phiên điều trần có là một phần của thỏa thuận hai bên, chẳng hạn Đức -
Việt hay EU - Việt Nam, hay không và có điều gì đặc biệt có thể chia sẻ, nhà
hoạt động đáp:
TSKH Nguyễn Quang A cho BBC hay việc ông dự phiên điều trần là nhờ có áp lực 'rất mãnh liệt' của quốc tế. |
"Tôi không biết có thỏa thuận gì giữa EU và Việt Nam về việc dự của
tôi, nhưng tôi biết về sự can thiệp rất mãnh liệt của Brussels và phái đoàn EU
tại Hà Nội cũng như của Sứ Quán Đức; không có sức ép rất mạnh của họ chắc tôi
không dự được."
Khi được đề nghị đưa ra nhận xét về vai trò và vị thế của Liên minh châu
Âu, đặc biệt vai trò của nước Đức và một số quốc gia khác ở EU, trong hỗ trợ
cho đảm bảo nhân quyền và dân chủ hoá ở VN, đặc biệt trước việc có quan sát cho
rằng phải chăng đây là 'sự đổi ngôi' của EU, khi mà Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo
hiện nay của Tổng thống Donald Trump được cho có 'giảm cam kết và tính hiệu
quả' trong lĩnh vực này, TSKH Nguyễn Quang A đáp:
"Đúng vậy từ khi chính quyền Trump bỏ Hiệp định Thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP) và không quan tâm lắm đến nhân quyền thì EU đã lấp chỗ trống
đó và là ngọn cờ mạnh nhất về nhân quyền và môi trường.
"Và như thế Việt Nam phải hết sức chú ý đến lập trường của EU về những
vấn đề này. Hàm ý về nhân quyền của EVFTA mạnh hơn CPTPP (Hiệp định Thương mại
Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và EU nên tận dụng lợi thế đòn bẩy
này và khuyến nghị của chúng tôi muốn ép EU hành động theo hướng đó," nhà
vận động nói với BBC Tiếng Việt từ Brussels, Bỉ hôm 11/10.
'Đối tác lớn của nhau'
Cùng ngày, cổng thông tin của Chính phủ Việt Nam đưa tin về phiên điều
trần, trang mạng Báo chính phủ.vn của Việt Nam đưa tin cho
hay: "Ủy ban Thương mại quốc tế (INTA) thuộc Nghị viện châu Âu vừa tổ chức
một buổi điều trần mở về Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo vệ
Đầu tư (IPA) giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam.
"TTXVN dẫn lời Thứ trưởng Trần Quốc Khánh phát biểu tại phiên điều
trần cho biết Việt Nam đang hòa nhập với thế giới, đã tham gia nhiều công ước
quốc tế và có quan hệ đối tác thương mại với nhiều quốc gia. Ông bày tỏ trong
bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, Việt Nam kiên định ủng hộ các mối quan hệ
đa phương dựa trên các nguyên tắc nhất quán.
"Khẳng định Việt Nam và EU là đối tác lớn của nhau, Thứ trưởng Trần
Quốc Khánh cho biết EU đã hỗ trợ Việt Nam trong phát triển, giảm đói nghèo và
hai bên đang từng bước tiến tới mối quan hệ toàn diện hơn.
"Ông đánh giá cao các lợi ích do Hiệp định mang lại, từ tăng cường
trao đổi thương mại tới thúc đẩy đầu tư của châu Âu vào Việt Nam trong lĩnh vực
giao thông vận tải và nâng cao các tiêu chuẩn của Việt Nam để phù hợp với thế
giới."
Cũng Báo chính phủ.vn dẫn nguồn từ Truyền hình Việt Nam (VTV) cho biêt thêm:
"Trong phiên điều trần, Hiệp định đã được xem xét dưới nhiều khía cạnh,
không chỉ liên quan đến thương mại và đầu tư, mà cả về điều kiện lao động, về
công đoàn, hay về góc độ bảo vệ môi trường. Ông Trần Quốc Khánh là trưởng đoàn
đàm phán về phía Việt Nam và bà Helena Konig, Phó Tổng vụ Thương mại của Ủy ban
châu Âu đã trả lời các câu hỏi."
Mời quý vị đón theo dõi Bàn tròn thứ Năm của BBC Tiếng Việt về chủ đề này
được phát trực tuyến (LIVE) vào lúc 19h00 ngày 11/10/2018 trên kênh Facebook của chúng tôi tại đường dẫn này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire