Dân trí : Khi Mỹ tỏ ra không thích các khoản đầu
tư của Trung Quốc bằng cách ngăn chặn một số thỏa thuận cấp cao, nhiều nhà đầu
tư và cố vấn tin tưởng rằng Trung Quốc sẽ tìm kiếm cơ hội ở nơi khác. Nhưng
niềm tin đó đã sai.
Cả thế giới đang từ chối việc các công ty Trung Quốc đòi mua lại các công ty về công nghệ, các nhà sản xuất máy móc,... vì sợ ảnh hưởng an ninh quốc gia. (Nguồn: Politico) |
Trong những
tháng gần đây, Đức, Pháp, Anh, Liên minh châu Âu, Úc, Nhật Bản và Canada đã hợp
lực tham gia một cuộc phản ứng toàn cầu chưa từng thấy đối với Trung Quốc, dẫn
đến những lo ngại về an ninh quốc gia.
Không chỉ ở
Hoa Kỳ, việc Trung Quốc mua lại doanh nghiệp của các nước khác cũng ngày càng
trở nên rắc rối.
Vào tháng 8
vừa qua, Chính phủ Đức lần đầu tiên phản đối việc Trung Quốc mua lại khi nhà
máy sản xuất thiết bị hạt nhân Yantai Taihai của nước này đề xuất mua lại
Leifeld Metal Spinning, công ty chuyên sản xuất cho ngành hàng không vũ trụ và
hạt nhân của Đức vì lý do an ninh quốc gia.
Trước đó,
hồi tháng 5, Canada cũng đã từ chối một đề nghị tiếp quản công ty xây dựng
Aecon của nước này bởi một đơn vị của China Communications Construction, cũng
đưa ra các lý do là vì an ninh quốc gia.
Kết quả là,
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã giảm trên toàn cầu lần đầu
tiên kể từ năm 2002, xuống 124,6 tỷ USD, từ mức đỉnh cao 196,15 tỷ USD trong 5
gần đây, theo dữ liệu do Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
“Sự chuyển
động mà chúng ta đang thấy trên khắp thế giới là sự kêu gọi cảnh giác về các
khoản đầu tư của Trung Quốc, đặc biệt là về công nghệ. Và nó đã được cường độ
hóa bởi chính quyền ông Trump”, ông Jeremy Zucker, đồng trưởng ban Thương mại
quốc tế tại công ty luật Dechert ở Washington cho biết.
“Tham vọng
lớn của Trung Quốc là lời thề sẽ thống trị lĩnh vực công nghệ cao trong 7 năm
tới bằng một chương trình được gọi là Made in China 2025. Khi các nước phương
Tây nghe thấy điều này, nó có vẻ giống như một lời khiêu chiến”, ông Zucker
nói.
Sự đối chọi
xảy ra khi Mỹ khiếu nại Trung Quốc và nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang sử dụng
các khoản đầu tư để có được các công nghệ để phát triển cơ sở hạ tầng quan
trọng.
Trước đây,
Mỹ luôn chấp nhận để nước ngoài mua lại nhiều công ty thuộc các ngành nhạy cảm
để xem xét khó khăn. Nhưng chính quyền hiện tại đã đưa nó lên một tầm cao mới,
và đã tập trung vào các tranh chấp chống lại các công ty thương mại của Trung
Quốc.
Cụ thể, kể
từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2017, ông đã nhiều lần mô
tả Trung Quốc là một người chơi không công bằng trong thương mại và chính quyền
của ông đã ngăn chặn một số vụ mua lại Trung Quốc đề xuất.
Theo đó, sự
sụt giảm đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ đã trở nên nghiêm trọng. Trong nửa đầu
năm nay, các công ty Trung Quốc chỉ đầu tư 1,8 tỷ USD, giảm hơn 90% so với năm
trước và là mức thấp nhất trong 7 năm qua, nhóm tư vấn đầu tư Rhodium Group cho
biết.
“Làn sóng
này diễn ra vì Mỹ đã kết nối với các chính phủ khác. Điều đó đã dẫn đến các tổ
chức như Ủy ban liên ngành về đầu tư nước ngoài đang ngày càng phổ biến trên
toàn thế giới”, Mario Mancuso, người phụ trách thương mại Hoa Kỳ trong chính
quyền cựu Tổng thống George W. Bush nhận định.
Canada đến
Mexico, Liên minh châu Âu hay các quốc gia khác đều đang gặp vấn đề riêng của
họ khi đối phó với chính quyền Trump. Mặc dù vậy, các chính phủ này đều đồng ý
về mối đe dọa từ Trung Quốc khi buộc tội nước này sử dụng các khoản đầu tư và
giao dịch sáp nhập để ăn cắp công nghệ, truy cập vào dữ liệu nhạy cảm có thể
gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
“Lịch sử
đang lặp lại. Trong chiến tranh lạnh, có những lo ngại về internet, còn ngay
bây giờ, đó là nỗi sợ về công nghệ”, ông Christopher Griner, chủ tịch an ninh
quốc gia cảnh báo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký dự luật quốc phòng nhằm mở rộng quyền hạn của Ủy ban liên ngành về đầu tư nước ngoài tại Hoa Kỳ. (Nguồn: Politico) |
Trong đó,
Đức cũng đang bắt đầu soạn thảo luật sau một số vụ mua bán cao cấp của người
mua Trung Quốc, bao gồm cả việc mua lại Kuka, một nhà sản xuất robot tiên tiến
nhất của Đức với giá 5 tỷ USD bởi nhà sản xuất máy móc Trung Quốc Midea.
Lo ngại về
sự thèm thuồng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các công ty công nghệ tiên
tiến nhất của Đức, năm ngoái Đức đã thay đổi luật của mình để cải thiện khả
năng ngăn chặn mua lại cổ phần của Chính phủ với 25% cổ phần trong các ngành
công nghiệp cơ sở hạ tầng quan trọng.
Mới đây, vào
tháng trước, nhà sản xuất thiết bị hạt nhân của Trung Quốc, Yantai Taihai đã bỏ
thầu cho nhà sản xuất công cụ kim loại Đức Leifeld, một công ty chủ chốt cho
ngành công nghiệp điện hạt nhân của Đức. Tuy nhiên, Berlin cho biết rằng, nó đã
chuẩn bị dùng quyền phủ quyết cho thỏa thuận này.
“Đây là lần
đầu tiên Đức sử dụng quyền phủ quyết của mình theo cách như vậy, và điều này có
thể gây nên một hiệu ứng trên khắp châu Âu”, một tờ báo của Trung Quốc Caixin
Global trích lời một nhà phân tích nói.
Cũng trong
năm ngoái, Đức đã cùng Pháp và Ý kêu gọi một cơ chế toàn châu Âu để xem xét
nghiêm ngặt hơn các khoản mua lại của nước ngoài. Động thái này được xem như là
một phản ứng trước những lo ngại gia tăng về việc chuyển giao công nghệ cho
Trung Quốc thông qua các khoản đầu tư.
Anh, một
trong những quốc gia chào đón nhất đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc dưới
thời cựu thủ tướng David Cameron, hiện cũng đang đi theo nhà lãnh đạo Hoa Kỳ,
Đức, Pháp.
Vào tháng 7
vừa qua, Anh đã phát hành Sách Trắng An ninh quốc gia và Đầu tư nhằm cải thiện
quyền hạn của Chính phủ để ngăn chặn việc mua lại tài sản của Anh được coi là
vấn đề an ninh quốc gia nhạy cảm.
Theo đề xuất
mới, chính phủ Anh dự kiến sẽ xem xét 50 đề xuất các thỏa thuận mua lại với
công ty nước ngoài trong 1 năm cho các vấn đề an ninh quốc gia.
Khi căng
thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục leo thang, với việc Trump
sẽ sớm áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, các giao dịch
của Trung Quốc với các công ty công nghệ Mỹ có thể sẽ khó khăn hơn.
Hồng Vân
Theo South China Morning Post
Theo South China Morning Post
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire