Thiện
Tùng
Hàng
hóa cũng có hàng thật hàng giả: hàng thật có nhản hiệu, được cơ quan chức năng
kiểm chứng về lượng và chất; hàng giả là hàng không có nhản hiệu hoặc mượn/nhái
nhản hiệu lừa đời, dối thế để trục lợi. Chính quyền cũng có thứ thật thứ giả,
thứ thật là chính danh, thứ giả là ngụy danh. Bài nầy người viết chỉ nói chính
quyền thật và giả.
Chính quyền thật
Xuất hiện dưới thể chế Dân chủ theo hướng từ dưới lên:
Những thành viên của nó là những người xuất chúng trong khu vực hay trong cộng
đồng dân tộc, được dân chọn dân bầu,
nó thật sự chính danh là chánh quyền Nhân dân, thay mặt nhân dân quản lý xã hội
theo pháp luật.
Chính quyền giả
Xuất hiện dưới thể chế Độc tài toàn trị theo hướng từ
trên xuống: Những thành viên của nó không nhứt thiết phải là người xuất chúng,
do đảng phái chọn, buộc dân bầu, hễ “hẩu”
thì “hảo” cử vào, bất hẩu/hảo thì thải ra. Chính từ đó, dầu
có gắn cho nó cái mác (made) Nhân dân, cũng là thứ giả, gọi đúng thực chất là Ngụy quyền, thô hơn
là Tà quyền. Đã là Ngụy thì thi nhau: ngụy trang, ngụy danh,
ngụy biện… lừa đời, dối thế để vụ lợi cho bản thân và phe đảng.
Thể chế Dân chủ hay Độc tài đều tiếp cận (tiếp xúc)
nhân dân, nhưng thái độ và mục đích thì khác nhau:
Dân chủ quản lý xã
hội: Ngoài tìm đến hang cùng ngõ hẽm thăm nghèo cứu khổ, còn ân cần đón tiếp
nhân dân khi họ biểu tình, khiếu kiện…, giải quyết kịp thời, đến nơi đến chốn
những yêu sách chính đáng của họ..v.v…
Độc tài cai trị xã
hội: Mặc cho dân chúng khốn khổ, bị áp bức bất công, quan chức bám lấy quan
trường, nhà cao cửa rộng đủ tiện nghi, có máy điều hòa nhiệt độ. Dân oan biểu
tình hay khiếu kiện… cử “lâu la” ra tiếp đón bằng dùi cui, hơi cay, súng ống…
Nếu nhân dân dùng áp lực số đông, “lâu la” bó tay, thì mới đến lượt quan
chức xuất hiện, họ dùng đầu môi chót
lưỡi xoa dịu, giục hoãn cầu mưu, để rồi sau đó, dùng mưu ma chước qủy đối phó
với dân, kể cả cho bắt nguội những ai bị coi là cầm đầu.
Dưới thể chế độc tài toàn trị, dường như giới cầm
quyền không hề tôn trọng ý kiến và nguyện vọng của dân, họ chỉ biến những ý
nghĩ chủ quan của mình thành những chủ trương, luật lệ… từ trên dội xuống, bất
chấp những chủ trương, luật lệ đó có phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của dân
hay không. Ai chỏi lại (phản biện) bị xem là “thế lực thù địch” chống đối gọi
là chính quyền “Nhân dân”, xử trị bằng mọi hình thức, biện pháp.
Lẽ thường, hễ tướng thì phải có quân? Bộ máy Cai trị
phải có lực lượng bị trị?. Cai trị gia tăng Độc tài toàn trị đến một giới hạn
nào đó nó trở thành “Tà quyền” khiến cho dân chúng bất phục, bất tuân….
Theo người viết: cai trị và bị trị là đôi song sinh,
bị trị đóng vai trò quyết định. Hãy xét xem: Nếu khuyết bộ máy cai trị thì dân
sẽ lập ra bộ máy cai trị khác, còn nếu khuyết lực lượng bị trị (Dân) thì cai
trị không còn đối tượng để cai trị (mất chỗ dựa), nó chỉ còn là cái xác không
hồn – có khác chi tướng mà không quân. Một dẫn dụ thích ứng cho lập luận nầy,
câu chúng ta thường nghe: “Đảng và Dân như cá
với nước” – Đảng như cá, Dân
như nước. Người viết xin giải mã câu nầy: Nước không Cá= nước
sạch. Còn Cá không nước = Cá chết khô ?.
Có lẽ do áp lực của dân ngày càng tăng, có nguy cơ mất
chỗ dựa, những năm tháng gần đây, chế độ Độc tài Đảng trị ở nước ta bắt đầu
“tĩnh ngộ”, chỉ đạo cho cán bộ tăng cường tiếp xúc dân oan. Nhưng đã là thể chế
“Độc tài toàn trị”, như đã nói, việc tiếp xúc Dân không phải để “biết lòng
dân, giải quyết nguyện vọng của
họ, mà tiếp xúc dân để biết họ muốn gì, định làm gì nhằm kềm chế, câu giờ, dùng
mưu ma chước quỷ đối phó, lừa phỉnh. “Bởi tin mà mắc, bởi nghe nên lầm”
đã là một trải nghiệm, giờ đây người dân theo dõi giới cầm quyền như theo dõi
kẻ gian, họ dùng mọi hình thức, biện pháp có thể để tự vệ - trường hợp
Đồng Tâm (Hà Nội), Thủ Thiêm (TP HCM) là 2 ví dụ sống động:
- Đồnng
Tâm, nhà cầm quyền cưỡng chế lấy đất của dân, cho người đánh đập, bắt 4 người
dân để răn đe. Không chịu bó tay, dân bắt 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con
tin để mặc cả với nhà cầm quyền. Nhà cầm quyền dùng Công an, Quân đội, Côn đồ
bao vây làm áp lực; Dân lập xã Chiến đấu để đối phó lại. Cuối cùng, nhà cầm
quyền phải thả 4 người dân bị bắt và cử Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dẫn
theo ba vị đại biểu Quốc hội đến Đồng Tâm để “hòa giải”. Ông Chung phải làm
giấy cam kết rồi cùng các vị đại biểu ký tên, lăn tay điểm chỉ. Thế rồi, chứng
nào tật nấy, nhà cầm quyền Hà Nội bội tín, tìm mọi cách lật lộng khiến dư luận
xã hội bất bình, nhân dân Đồng Tâm nói chung, đảng viên Đồng Tâm nói riêng gần
như mất hết niềm tin tin đối với Đảng và Nhà nước.
- Vụ Đồng Tâm và nhiều vụ ở những nơi khác còn đang cháy ngầm, thì vụ Thủ Thiêm bốc
lửa, suốt những tháng ngày qua, “tướng lĩnh” TP HCM thay phiên nhau xuất trận:
hết Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Chủ
tịch HĐND Nguyễn thị Quyết Tâm đến nhiều thuộc hạ thay phiên nhau nói đường nói
mật với dân oan Thủ Thiêm nhằm xoa dịu phong trào phản kháng. Nhưng dường như
dân oan nơi đây mất hết niềm tin đối với lãnh đạo TP mang tên Bác. Những câu
nói, kể cả lời xin lỗi của các vị như đổ thêm dầu vào lửa, một chiếc giày của
cô Thùy Dung bay thẳng vào bà Quyết Tâm đang ngồi trên Chủ tịch Đoàn là biểu
hiện sự bất bình tột độ của người dân nơi đây đối với nhà cầm quyền sở tại. Thủ
Thiêm – truyện dài nhiều tập, hãy chờ xem.
Khi bị dân oan trách cứ, ông Phong nói: Với
tư cách UBND Thành phố, tôi không xuất phát từ lợi ích của người dân thì xuất
phát từ cái gì? Tôi không quan tâm chuyện đó thì tôi không còn tư cách để lãnh
đạo Thành phố. Trước khi có chính sách, tôi muốn lắng nghe ý kiến bà con, xem
như vậy được chưa, thỏa đáng chưa… Chúng tôi rất cầu thị”.
Chưa
chịu thôi, dân oan Nguyễn Thị Hà (khu phố 1, phường
Bình An) nói: Nếu chính quyền thành phố muốn
giải quyết khiếu nại thật lòng thì kiên nhẫn lắng nghe và làm rõ: Căn cứ vào
bản đồ nào xác định ranh 4,3 ha, ranh khu đô thị Thủ Thiêm? Thông báo của TTCP
xác định khu 4,3 ha ngoài ranh, trong khi toàn bộ khiếu nại của dân nêu rõ 5
khu phố thuộc 4 phường nằm ngoài ranh và chưa có quyết định giải quyết khiếu
nại. Phải làm rõ việc này thì mới bàn đến chính sách.
Đập phá nhà, cưỡng chiếm đất, ai
chịu trách nhiệm? Ai cho phép dùng hơi cay, hóa chất phun vào nhà dân để cưỡng
chế, đập phá nhà? Những hành vi sai phạm, những tổn thất tinh thần người dân
chịu đựng 20 năm qua ai chịu trách nhiệm bồi hoàn? Và 160 ha đất tái định cư đã
giao cho ai… Phải làm rõ sự thật các sai phạm thì mới tính đến việc ngồi lại
bàn việc bồi thường với người dân”.
Không khí căng thẳng bao trùm, ông Phong xuống nước xả
xăng để kết thúc cuộc họp: “Một lần nữa, thay mặt chính
quyền TP HCM các thời kỳ, tận đáy lòng mình, tôi chân thành xin lỗi người dân
Thủ Thiêm về sai sót hạn chế trong quá trình thực hiện quy hoạch Khu đô thị mới
Thủ Thiêm, về những khốn khó người dân Thủ Thiêm phải gánh chịu. Tôi cũng xin
được chia sẻ về sự hy sinh của các gia đình vì sự phát triển của Thành phố mà
phải rời khỏi nơi ở của mình. Tôi rất xin lỗi”.
Sai phạm tài đình khiến bao người tan nhà nát cửa như
thế mà gọi là “sai sót hạn chế”, đúng là ngụy
biện. Vụ Thủ Thiêm nếu để cho lãnh đạo TP HCM tự giải quyết theo kiểu hứa hưu
hứa nai, đú vời thế nầy thì không thể dàn xếp được đâu!
- nhận xét của một phóng viên sau khi tan cuộc họp.
Theo cảm nhận của người viết, nếu Tổng Chủ ( Tổng Bí
thư + Chủ tịch nước) bận chuyện triều đình không trực tiếp xử lý vụ Thủ Thiêm
nầy được thì Ngài nên trao “thượng phương báu kiếm” cho Bao Công Việt Nam nào
đó trị tội số quan tham theo thứ bậc: “Long đầu trảm”, “Hổ đầu trảm”,
“Cẩu đầu trảm”. Và sau đó, phải giải quyết thỏa đáng quyền lợi cho dân
oan ở Thủ Thiêm thì mọi việc ở đây mới yên ổn được.
13/11/2018
T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire