Hòa Ái, phóng viên RFA
2019-01-18
2019-01-18
Nhà báo Lê Phú Khải cầm biểu ngữ tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa. |
Chính quyền Việt Nam ngăn cản người dân tưởng niệm 45 năm trận hải chiến
Hoàng Sa
Ngày 19/01/2019 là ngày đánh dấu tròn 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa diễn
ra ở Biển Đông giữa Hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Hải quân Trung Quốc.
Trận hải chiến không cân sức khiến cho 74 tử sĩ Hải quân VNCH ngã xuống trong
lúc bảo vệ lãnh hải quốc gia.
Đài RFA ghi nhận tinh thần tưởng niệm biến cố 45 năm trận hải chiến Hoàng
Sa của người dân tại Việt Nam.
An ninh đe dọa và ngăn cản
Vào tối ngày 18 tháng 1 năm 2019, Facebooker Lê Hoàng chia sẻ trên mạng xã
hội rằng anh liên tục nhận được các cuộc gọi của an ninh Việt Nam răn đe không
cho anh đi đến Tượng đài Lý Thái Tổ để thắp nhang tưởng niệm biến cố 45 năm
trận hải chiến Hoàng Sa.
Từ Hà Nội, anh Lê Hoàng thuật lại với RFA nội dung cuộc đối thoại giữa anh
và một nhân viên an ninh mà anh quen mặt:
Những người đi
tưởng niệm liệt sĩ, tử sĩ chống Trung Quốc xâm lược trong các trận chiến Hoàng
Sa, Gạc Ma, Biên giới hay biểu tình chống giàn khoan HD 981 hay nhiều sự kiện
khác như Formosa xả chất thải độc ra biển…thì khi bị bắt, có lúc giằng co đã bị
đánh đập hoặc bị giam trong đồn
-Ông Trầng Bang |
“Viên an ninh bảo là ‘Mai anh có đi đâu không?’ Tôi đáp rằng ‘Mai anh có
nhiều việc lắm, mà nói thật bố mẹ anh còn chẳng tra hỏi anh đi đâu, làm gì thế
nọ thế kia. Không thể hỏi anh như thế được, nên em đừng hỏi anh những việc như
thế và anh không trả lời những chuyện đó. Đi đâu là quyền của anh. Anh có bị
quản chế đâu mà em hỏi như thế?’ Viên an ninh bảo tiếp rằng ‘Thôi, mai anh đừng
ra đấy. Anh ra đấy rồi chụp hình các thứ…rồi làm ầm ĩ lên’. Tôi nói ‘Em buồn
cười nhỉ, người ta thắp hương tưởng niệm chứ làm gì ầm ĩ. Người ta rất trật tự.
Từ trước đến nay, chưa có ai ra đó để phá bỉnh gì. Tôi chỉ biết có những người
được cài đặt ra để phá những người dân đi thắp hương tưởng niệm’. Viên an ninh
lại bảo ‘Tốt nhất là anh đừng có ra. Em nói trước đấy. Không thì mai em sẽ chặn
ở cửa’. Như kiểu hăm dọa mình trước.”
Mặc dù không bị gọi điện thoại răn đe như Facebooker Lê Hoàng, nhưng rất
nhiều cư dân mạng tại Việt Nam cho RFA biết họ bị canh gác trước cửa nhà trong
mấy ngày qua và họ cho rằng chính quyền muốn ngăn cản không cho họ đi đến Tượng
đài Lý Thái Tổ ở Thủ đô Hà Nội và Tượng đài Trần Hưng Đạo ở Thành phố Hồ Chí
Minh để tưởng niệm 74 tữ sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh để bảo vệ chủ
quyền lãnh hải của Việt Nam.
Từ Sài Gòn, tù nhân lương tâm-Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nói với RFA biết có
đến cả chục người quanh quẩn canh chừng việc đi lại của mình từ ngày 17 tháng
1. Tương tự như vậy, nhà báo độc lập Sương Quỳnh, nhà hoạt động dân chủ Trần
Bang đều cũng bị canh gác, cản trở không cho đi ra khỏi nhà.
Người dân thắp nhang tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa tại Tượng Vua Lý Thái Tổ, Hà Nội hôm 19/1/2017. AFP |
Hành động “chư hầu” của chính
quyền
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận khỏang vài năm trở lại đây, dân chúng tại Việt
Nam qua mạng xã hội bày tỏ lòng tri ân đối với những người lính đã ngã xuống
trong các trận chiến với Trung Quốc mà Chính quyền Việt Nam né tránh, không
nhắc đến như trận hải chiến ở Hoàng Sa, cuộc thảm sát ở Gạc Ma-Trường Sa, cuộc
chiến tranh Biên giới năm 1979. Các cư dân mạng chia sẻ tinh thần tưởng niệm
qua việc thắp nhang tại hai Tượng đài Lý Thái Tổ và Trần Hưng Đạo trong những
ngày lịch sử 19/01, 14/03 và 17/02. Tuy nhiên, tất cả những lần tưởng niệm của
người dân đều bị công an, an ninh phá rối và đàn áp. Nhà hoạt động dân chủ Trần
Bang, một thành viên của Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, nói với RFA rằng hàng năm các
thành viên trong câu lạc bộ cùng tham dự nghi lễ thắp hương tưởng niệm những vị
anh hùng vì nước vong thân trong những cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm
lược, nhưng hầu như tất cả các thành viên đều bị ngăn cản, và những ai đi đến
được tận nơi thì cũng khó tránh khỏi tình cảnh:
“Những người đi tưởng niệm liệt sĩ, tử sĩ chống Trung Quốc xâm lược trong
các trận chiến Hoàng Sa, Gạc Ma, Biên giới hay biểu tình chống giàn khoan HD
981 hay nhiều sự kiện khác như Formosa xả chất thải độc ra biển…thì khi bị bắt,
có lúc giằng co đã bị đánh đập hoặc bị giam trong đồn. Tôi bị bắt lần mới nhất
hồi ngày 10/06/18 vào đồn Đa Kao. Công an cho cả chục người của Hội Cờ Đỏ vào
đánh rồi đấu tố mình, cho là mình nhận tiền để đi biểu tình chống Luật Đặc khu
và An ninh mạng. Mình bị đánh thì mình không cộng tác. Rồi họ lập biên bản và
phạt hành chính thì mình không chấp nhận, không ký. Công an, an ninh bắt người
phi pháp và đánh người ngay trong đồn công an. Họ cho thường phục vào đánh, đấu
tố, đổ nước vào mồm, chọc ngoáy, sỉ vả, lăng nhục, xúc phạm…”
Ông Trần Bang và một số cư dân mạng mà Đài RFA tiếp xúc nói rằng họ ghi
nhận lần đầu tiên báo chí nhà nước của Việt Nam rầm rộ đưa tin kỷ niệm 45 năm
trận hải chiến Hoàng Sa, cũng như nêu đích danh Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng
chiếm quần đảo Hoàng Sa. Thế nhưng, họ nhấn mạnh rằng mặc dù Chính phủ Hà Nội
cho phép truyền thông được loan tin như thế, nhưng họ không lấy làm lạc quan
rằng việc thắp nhang tưởng niệm 45 năm trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19
tháng 1 năm 2019 sẽ được suôn sẻ.
Họ (Chính quyền
Việt Nam) cứ cố tỏ ra trước nhân dân rằng họ không phải là chư hầu, để cho
người dân còn cố gắng tin tưởng vào họ, nên họ mới đành phải viết ra những
chuyện nói là như vậy. Họ làm như là mạnh mẽ, nhưng thực tế với những cách và
những việc mà họ làm như họ đã cho các doanh nghiệp, những đàm phán, những chúc
tụng với Trung Quốc, đáng lẽ là kẻ thù khi đã lâm le chiếm đảo và chiếm đất
nước như thế, thì đó là tư cách của một chư hầu. Chỉ có chư hầu mới ôm ấp kẻ
thù làm bạn
-Nhà báo Sương Quỳnh |
Luật sư Lê Công Định, vào ngày 18 tháng 1 viết trên trang Facebook cá nhân
của ông rằng “Sáng mai chắc chắn Thiên triều Bắc Kinh sẽ xua lực lượng khẩu
trang nhân dân của nước chư hầu đi canh nhà chặn cửa con dân chư hầu, đề phòng
chúng xuống đường kỷ niệm ngày Thiên triều cướp đất chư hầu. Ôi thân phận chư
hầu!” Dòng trạng thái chia sẻ của Luật sư Lê Công Định được nhiều người quan
tâm và đồng thuận. Nhà báo độc lập Sương Quỳnh nhấn mạnh với RFA:
“Họ (Chính quyền Việt Nam) cứ cố tỏ ra trước nhân dân rằng họ không phải là
chư hầu, để cho người dân còn cố gắng tin tưởng vào họ, nên họ mới đành phải
viết ra những chuyện nói là như vậy. Họ làm như là mạnh mẽ, nhưng thực tế với
những cách và những việc mà họ làm như họ đã cho các doanh nghiệp, những đàm
phán, những chúc tụng với Trung Quốc, đáng lẽ là kẻ thù khi đã lâm le chiếm đảo
và chiếm đất nước như thế, thì đó là tư cách của một chư hầu. Chỉ có chư hầu
mới ôm ấp kẻ thù làm bạn.”
Nhà báo Sương Quỳnh khẳng định rằng mưu đồ xâm lăng và thôn tín Việt Nam
của Trung Quốc trong thiên niên kỷ mới này không nhất thiết phải bằng gươm đao hay
súng đạn, mà bằng sự vâng phục của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tư thế của một
nước chư hậu với mỹ từ tình bạn láng giềng “4 tốt-16 chữ vàng”.
Những cư dân mạng có ý định tham dự nghi lễ thắp nhang tưởng niệm 45 năm
trận hải chiến Hoàng Sa mà Đài RFA có dịp trao đổi cho biết trong trường hợp
công an, an ninh ngăn cản thì họ cũng sẽ tưởng niệm theo cách riêng của mình,
như nhà báo Lê Phú Khải tưởng niệm tại gia với biểu ngữ “Nhân dân đời đời nhớ
ơn các liệt sỹ Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2019).
BBC: Giả sử 10 năm trước, khi còn là tổng
biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị, ông cương quyết đăng trọn ba kỳ của ký sự
"Biên giới tháng Hai" do tác giả Huy Đức viết thì hệ lụy gì sẽ xảy
ra?
Nhà báo Tâm
Chánh: Đương nhiên là tôi sẽ bị phế chức. Tờ
báo có thể bị đóng cửa ngay lập tức. Vì trong thực tế, báo chí trong nước đang
được điều hành chủ yếu bới các qui định của Đảng.
Các đảng viên
hoạt động báo chi phải tuân thủ quy định về thông tin nhạy cảm, hay được gọi
nôm na bằng số của văn bản này là Quy định 157 của Ban Bí thư. Đây là bùa
"phế võ công" các tổng biên tập có hiệu lực lập tức và hầu như có thể
vận dụng trong hầu hết các trường hợp được coi là "nhạy cảm". Thông
tin về Trung Quốc được coi là món nhạy cảm trong nhiều năm vừa qua.
BBC:Khi đặt ra những câu hỏi trên trang cá
nhân: "Ai đục bia mộ liệt sĩ chống Trung Quốc theo khẩu vị chính trị của
lãnh đạo? Ai đã để diễn ra tình cảnh hoang tàn, lạnh lẽo ở các nghĩa trang liệt
sĩ dọc tuyến biên giới phía Bắc?", ông có kỳ vọng được trả lời?
Nhà báo Tâm
Chánh: Chính trị Việt Nam chuyển động theo
cách như tôi nói ở trên luôn cần đến công luận như một áp lực.
Dư luận xã
hội được hình thành và tìm đến được nghị trình chính trị có thể tạo được thay
đổi phải đi qua cánh cửa công khai. Tôi không nghĩ những người lãnh đạo hiện
thời sẽ trả lời không nể mặt mũi tiền bối là những lãnh đạo cấp cao chịu trách
nhiệm về các chỉ đạo hay chung hơn là chủ trương này.
Nhưng tôi hy
vọng nhiều đảng viên sẽ hiểu, sử dụng đúng đắn quyền và trách nhiệm của mình.
Cũng như vậy, người dân biết mình có quyền yêu cầu chứ không phải xin được cung
cấp thông tin rằng một nội dung không phải là quy phạm pháp luật, chỉ là một
biện pháp chính trị thỏa thuận giữa hai đảng cầm quyền có bắt buộc được nhân
dân tuân thủ hay không.
BBC: Vậy thì theo ông, đến bao giờ, báo chí
Việt Nam không còn khái niệm "nhạy cảm" khi viết về các chủ đề liên
quan đến Trung Quốc, lịch sử như thời gian qua?
Nhà báo Tâm
Chánh: Tôi không thể biết được chính xác là
lúc nào. Nhìn vào những vấn đề được coi là nhạy cảm thì một nền chính trị khỏe
mạnh không thể yếu ớt như vậy.
Tôi nghĩ sự
tham gia của người dân vào việc nước, việc xã hội càng nhiều, càng đông thì
chắc chắn sẽ chữa được cái bệnh như cảm nhiệt này. Bởi sự tham gia đó một mặt
buộc lãnh đạo quốc gia phải tôn trọng pháp luật, một mặt chủ quyền quốc gia
được ủy quyền một cách thận trọng và chính xác hơn.
BBC:Ông có những dự báo gì về tình hình báo
chí tại Việt Nam trong thời gian tới?
Nhà báo Tâm
Chánh: Ở Việt Nam, dự báo được hiểu như kỳ
vọng của người dự báo. Tôi hy vọng người dân biết dùng quyền tiếp cận thông tin
của mình mà luật tiếp cận thông tin đã quy định để có nhiều hơn nữa những bài
báo duy trì và lôi cuốn ngày một nhiều hơn sự tham gia chính trị của người dân.
Tôi nghĩ đó cũng là đất sống cho một nền báo chí chuyên nghiệp.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire