Cả một thời tuổi trẻ, chúng tôi luôn tin vào điều này, mà không hề biết cái
đỉnh cao muôn trượng mà Tố Hữu nói đến là thứ gì? Giờ đây bất cứ ai dành mối
quan tâm thích đáng cũng có thể thấy rõ những năm đầu thập kỉ sáu muơi ấy chúng
ta đứng ở đâu? Hóa ra nó chỉ là “Vui gì hơn (được) làm người lính đi đầu”.
Người lính đi đầu chỉ là loại tốt gỉn, đầu sai cuối hạng, có thể thí bao nhiêu
cũng được.
Trong cơn lãng mạn cách mạng, có người đã tính cụ thể khoảng năm 1980 miền Bắc
sẽ hoàn thành sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, tức là đạt một đỉnh cao muôn
trượng khác. Năm đó tôi đã là thanh niên để có thể ghi nhớ những cơn đói vàng
mắt, chỉ còn thiếu ăn tranh cả cám lợn nữa thôi.
Cũng vào thời gian trên, một đoàn khách Mỹ hiếm hoi đến gặp cụ Phạm Văn Đồng, khi đó là thủ tướng. Cụ hãnh diện và tự tin bảo mấy ông người Mỹ rằng, năm 2000 các ngài hãy quay lại đây để chứng kiến mô hình của chúng tôi hoàn hảo như thế nào? Vào google gõ tình hình nước ta năm hai ngàn là thấy ngay lời của cụ Đồng đúng đến đâu?
Năm đầu tiên nhiệm kỳ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế nước ta tăng trưởng vọt lên 8,5 %, đến mức ông Dũng cũng bảo mình bất ngờ. Những trí thức xã hội chủ nghĩa hàng đầu (chắc khi ví với cục cứt, Mr. Mao nhằm vào đối tượng này, còn trí thức đúng nghĩa không là cục vàng thì cũng là cục đá) tâng ông Dũng và chính phủ của ông lên mây xanh. Nhưng chỉ năm sau (và kéo theo mấy năm sau nữa), khi đồng tiền mất giá, lạm phát tăng vọt, người ta mới biết cái con số đỉnh cao muôn trượng ấy được tạo ra từ cái gì? Ngoài yếu tố khách quan là khủng hoảng kinh tế thế giới, rõ ràng là ông Dũng đã bơm quá to quả bong bóng tín dụng, kết hợp với chính sách tài khóa theo kiểu đốt nhà táng giấy, dốc tiền vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà có người ví nó như những con khủng long có thể ngốn mọi thứ để xả ra một đống phân nợ xấu, đến mức chỉ một li nữa là nổ tung! Những đổ vỡ loảng xoảng của một loạt ông lớn ngân hàng, của các tập đoàn Kinh tế Nhà nước, khiến hậu quả còn di hại đến bây giờ và chưa biết còn di hại đến bao giờ, có gốc rễ từ ngày đó.
Mấy hôm nay lại thấy cơn lên đồng tập thể, ca ngợi một thứ đỉnh cao tăng trưởng mới. Tôi thật lòng chúc mừng ngài Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ của ngài. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn đang tụt lại ngay cả so với những kẻ vẫn bị coi là “chiếu dưới” trong khu vực! Chủ nghĩa thành tích là thứ đã và còn tiếp tục giết chết toàn bộ những giá trị tử tế nhất ở đất nước này.
Tôi mong điều lo lắng của tôi là thừa nhưng vẫn cứ phải nói ra: Một hiểm họa suy thoái đang rình rập, có thể khiến chúng ta lại lao đầu xuống vực sâu thêm một lần nữa. Hãy giả định Mr.Trump cuối cùng lại thỏa hiệp với Mr. Tập, vì một nhượng bộ kinh tế nào đó (Chưa có nước nào đủ can đảm từ bỏ “miếng bánh Trung Quốc”), thì chúng ta lại tự động ra rìa, đứng ngoài lề, tiếp tục còng lưng làm cho người khác hưởng. Tệ hơn có thể chúng ta sẽ thành chiếu nghỉ của họ. Thứ để lại ở những chiếu nghỉ, cao cấp nhất cũng chỉ là rác thải.
Một nền kinh tế chưa nổi 250 tỷ USD gom lại từ cả việc bán từng cái chổi cùn rế rách, chia cho gần 100 triệu người, chả cần phải tính toán cũng biết chúng ta đang ở đâu trong thứ tự toàn cầu?
Cũng vào thời gian trên, một đoàn khách Mỹ hiếm hoi đến gặp cụ Phạm Văn Đồng, khi đó là thủ tướng. Cụ hãnh diện và tự tin bảo mấy ông người Mỹ rằng, năm 2000 các ngài hãy quay lại đây để chứng kiến mô hình của chúng tôi hoàn hảo như thế nào? Vào google gõ tình hình nước ta năm hai ngàn là thấy ngay lời của cụ Đồng đúng đến đâu?
Năm đầu tiên nhiệm kỳ của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kinh tế nước ta tăng trưởng vọt lên 8,5 %, đến mức ông Dũng cũng bảo mình bất ngờ. Những trí thức xã hội chủ nghĩa hàng đầu (chắc khi ví với cục cứt, Mr. Mao nhằm vào đối tượng này, còn trí thức đúng nghĩa không là cục vàng thì cũng là cục đá) tâng ông Dũng và chính phủ của ông lên mây xanh. Nhưng chỉ năm sau (và kéo theo mấy năm sau nữa), khi đồng tiền mất giá, lạm phát tăng vọt, người ta mới biết cái con số đỉnh cao muôn trượng ấy được tạo ra từ cái gì? Ngoài yếu tố khách quan là khủng hoảng kinh tế thế giới, rõ ràng là ông Dũng đã bơm quá to quả bong bóng tín dụng, kết hợp với chính sách tài khóa theo kiểu đốt nhà táng giấy, dốc tiền vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà có người ví nó như những con khủng long có thể ngốn mọi thứ để xả ra một đống phân nợ xấu, đến mức chỉ một li nữa là nổ tung! Những đổ vỡ loảng xoảng của một loạt ông lớn ngân hàng, của các tập đoàn Kinh tế Nhà nước, khiến hậu quả còn di hại đến bây giờ và chưa biết còn di hại đến bao giờ, có gốc rễ từ ngày đó.
Mấy hôm nay lại thấy cơn lên đồng tập thể, ca ngợi một thứ đỉnh cao tăng trưởng mới. Tôi thật lòng chúc mừng ngài Nguyễn Xuân Phúc và chính phủ của ngài. Nhưng thực tế là chúng ta vẫn đang tụt lại ngay cả so với những kẻ vẫn bị coi là “chiếu dưới” trong khu vực! Chủ nghĩa thành tích là thứ đã và còn tiếp tục giết chết toàn bộ những giá trị tử tế nhất ở đất nước này.
Tôi mong điều lo lắng của tôi là thừa nhưng vẫn cứ phải nói ra: Một hiểm họa suy thoái đang rình rập, có thể khiến chúng ta lại lao đầu xuống vực sâu thêm một lần nữa. Hãy giả định Mr.Trump cuối cùng lại thỏa hiệp với Mr. Tập, vì một nhượng bộ kinh tế nào đó (Chưa có nước nào đủ can đảm từ bỏ “miếng bánh Trung Quốc”), thì chúng ta lại tự động ra rìa, đứng ngoài lề, tiếp tục còng lưng làm cho người khác hưởng. Tệ hơn có thể chúng ta sẽ thành chiếu nghỉ của họ. Thứ để lại ở những chiếu nghỉ, cao cấp nhất cũng chỉ là rác thải.
Một nền kinh tế chưa nổi 250 tỷ USD gom lại từ cả việc bán từng cái chổi cùn rế rách, chia cho gần 100 triệu người, chả cần phải tính toán cũng biết chúng ta đang ở đâu trong thứ tự toàn cầu?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire