Phạm
Trần
Đảng
Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm
40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không
dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm
lược Tầu ngày 17/02/1979.
Dấu mốc lịch sử 40 năm của hai cuộc chiến chỉ cách nhau 30 ngày. Tại Cao Miên, bắt đầu từ ngày 23/12/1978, khoảng 200,000 quân Việt Nam đã vượt biên giới để tấn công mở đường và yểm trợ lực lượng 20,000 lính của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia, do Heng Samrin lãnh đạo và được Việt Nam yểm trợ, chiếm Thủ đô Nam Vang ngày 07/01/1979.
Mười ngày sau, 17/01/1979, quân Việt Nam là chính, đã kiểm soát gần hết lãnh thổ xứ Chùa Tháp. Pol Pot và Khmer đỏ, dù có Trung Cộng đứng sau lưng, đã phải rút quân về cố thủ dọc biên giới Thái Lan.
Để trả đũa thay cho Pol Pot, ngày 17/02/1979, lãnh tụ Trung Cộng Đặng Tiểu Bình, đã tung 600,000 quân vượt biên giới đánh vào 6 tỉnh của Việt Nam gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang), Hoàng Liên Sơn (Lào Cai và Yên Bái) và Lai Châu. Họ Đặng gọi cuộc hành quân là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
CHIẾN TRANH HỦY DIỆT
Ngày 14/3/1979, Trung Cộng rút hết quân về nước, nhưng sau đó lại mở mặt trận đẫm máu thứ hai ở vùng biên giới, đặt trọng tâm vào Vỵ Xuyên (Tỉnh Hà Tuyên) từ 1984 đến 1990 để chiếm hai vị trí chiến lược núi Lão Sơn (Laoshan, điểm cao 1059, Việt Nam gọi là núi Đất) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250,Việt Nam gọi là đồi 722) và các điểm cao chiến lược khác dọc biên giới hai nước. Việt Nam đã mất vĩnh viễn phần lãnh thổ quan trọng này kể từ ngày 14/07/1984.
Vậy thương vọng đôi bên ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên) ngày ấy ra sao ?
Phóng viên Hòang Thùy của
Việtnam Express viết ngày 25/07/2014:”Mặt
trận Vị Xuyên - Thanh Thuỷ được xác định là vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc
chiến tranh chống lấn chiếm biên giới phía Bắc 1984-1989. Trong vòng 4 tháng (4/1984 - 8/1984), Việt Nam đã loại
khỏi vòng chiến đấu khoảng 7.500 quân Trung Quốc….”
Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :”“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)
Chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.
Thương vong của phiá quân đội Việt Nam thì nhiều tài liệu nói là có khỏang 4,000 người đã hy sinh, một nửa trong số này vẫn còn nằm ở chiến trường.
Thiếu tướng Lê Mã Lương, người đã chiến đấu 8 năm ở biên giới Việt-Trung và được phong tặng “anh hùng lực lượng võ trang”, kể về chiến sự ác liệt tại Vị Xuyên :”“Đã có cả chục ngàn người lính và thường dân ngã xuống và chừng đó người khác bỏ lại một phần thân thể mình dọc biên giới phía Bắc những năm 1979-1988. Khi nói về lịch sử, dân tộc, chúng ta phải công bằng, không ai được phép lãng quên, không ai được cố tình lãng quên sự thật này”. (Theo báo Tuần Việt Nam, 27/07/2017)
Chuyện bi thương thứ hai nên kể về Pháo đài Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn.
Đó là khi :”Nhắc đến những ngày đương đầu với quân Trung
Quốc tại Lạng Sơn, không thể không kể đến trận đánh tại pháo đài Đồng Đăng. Người
trực tiếp chiến đấu tại pháo đài này là Đại tá - Anh hùng Nông Văn Pheo,
năm nay 61 tuổi. Ông may mắn sống sót sau trận đánh vô cùng chênh lệch về lực
lượng với quân xâm lược.
Để
bảo toàn lực lượng, Đại tá Pheo và một số đồng đội đã phải rút lui khỏi pháo
đài tìm đường về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Theo thống kê, sau 3 ngày đêm chiến
đấu anh dũng, Đại tá Nông Văn Pheo đã trực tiếp tiêu diệt 70 tên địch, góp phần
gây tổn thất nặng nề cho quân địch.
Nhưng
đau xót thay, sau khi pháo đài Đồng Đăng thất thủ, quân Trung Quốc đã sát hại
hàng trăm đồng bào ta. Pháo đài trở thành ngôi mộ tập thể lớn nhất trong chiến
tranh biên giới của nhân dân Lạng Sơn.
Trước
sự tấn công ồ ạt của quân Trung Quốc, Đồng Đăng và thị xã Lạng Sơn đều bị thất
thủ. Quân xâm lược đi đến đâu là tiến hành đốt phá nhà xưởng, công sở, kho tàng
bến bãi tới đó. Thị xã Lạng Sơn và nhiều địa phương khác gần như bị phá huỷ
hoàn toàn sau khi quân Trung Quốc rút đi.”
(báo
Dân Việt , ngày 17/02/2018 )
Chi tiết hơn, nhân chứng Hoàng Văn Liên là một
trong hai người sống sót tại pháo đài Đồng Đăng, nấm mồ chung của gần 400 người
cả dân thường và bộ đội Việt Nam.
Báo Tuần Việt Nam viết ngày 10/02/2018:”Nhóm của ông cùng lực lượng biên phòng chiến
đấu quyết liệt. Sau ba ngày, bộ đội tại các lực lượng đã hy sinh gần hết. Những
người còn lại rút vào cố thủ trong pháo đài và bắn qua lỗ châu mai. Pháo đài có
3 cửa, một cửa đã bị lấp từ trước, 2 cửa còn lại bị lính Trung Quốc chiếm giữ.
Đến ngày thứ 4, lính Trung Quốc thả bộc phá và khí ngạt vào hang khiến toàn bộ
gần 400 người cả dân và quân thiệt mạng. Ông và một đồng đội khác lợi dụng đêm
tối đã lên khỏi hang rút đi, trở thành 2 nhân chứng cuối cùng cho câu chuyện bi
tráng ở pháo đài Đồng Đăng.”
“Pháo đài Đồng
Đăng vẫn ở đó, trở thành chứng tích của một sự kiện lịch sử, là nấm mồ chung của
gần 400 người Việt Nam.”
(Tuần
Việt Nam, ngày 10/02/2018)
Cuộc chiến biên giới Việt
-Trung dài 11 năm đã gây tổn thất cho cả hai phía, nhưng so với thiệt hại và thất
bại chính trị của Trung Cộng thì sự phá hoại và tàn bạo của lính Trung Cộng để
lại cho nhân dân 6 tỉnh đã vượt qua sự chịu đựng của người Việt Nam.
Theo thống kê bán chính thức của Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam thừa nhận có 10,000 thường dân thiệt mạng, nhưng không công bố tổn thất quân sự. Các chuyên gia quân sự Tây phương ước tính có 20,000 quân lính Việt Nam chết và bị thương. Tây phương cũng phỏng định có lối 28,000 quân Trung Cộng tử thương và hàng chục ngàn lính bị thương.
Thế nhưng, đáng tiếc nhưng phải lên án đảng CSVN đã vì sợ bị Trung Cộng trừng phạt mà không dám tổ chức tưởng niệm và ghi công những công dân và người lính đã hy sinh trong cuôc chiến bảo vệ Tổ quốc chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990.
NGHĨA VỤ CHO AI, VÌ AI ?
Trong khi đó tại chiến trường Cao Miên, ngược với trông đợi Việt Nam sẽ rút quân sau khi đánh bật Pol Pot ra khỏi Nam Vang, quân Việt Nam đã sa lầy ở đó đến 10 năm. Cho đến khi sức cùng lực kiệt Việt Nam đã buộc phải rút quân từ tháng 06 năm 1989, trước áp lực cấm vận của Quốc tế và là điều kiện bắt buộc của Bắc Kinh nếu Hà Nội muốn nối lại bang giao.
Vậy Việt Nam đã được gì sau cuộc chiến gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của lực lượng “tình nguyện” ở Cao Miên ? Hà Nội chẳng được gì, dù đã tổn thất khoảng 100,000 mạng sống gồm chết, bị thương và mất tích. Đất nước Cao Miên ngày nay, tuy quyền hành nằm trong tay cựu Trung đoàn trưởng Hun Sen, người được quân Việt Nam cứu và đưa trở lại Nam Vang nắm quyền sau Heng Samrin, đã nằm gọn trong tay Trung Cộng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hoa Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng chính trị tuyệt đối với Cao Miên hơn cả Hoa Kỳ.
Ông Hun Sen đã nắm quyền lãnh đạo Campuchia 33 năm, sẽ tiếp tục được Bắc Kinh ủng hộ để thực hiện kế hoạch bành trướng “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời cũng bao vây Việt Nam ở phía tây.
Theo thống kê bán chính thức của Bách khoa Toàn thư mở thì Việt Nam thừa nhận có 10,000 thường dân thiệt mạng, nhưng không công bố tổn thất quân sự. Các chuyên gia quân sự Tây phương ước tính có 20,000 quân lính Việt Nam chết và bị thương. Tây phương cũng phỏng định có lối 28,000 quân Trung Cộng tử thương và hàng chục ngàn lính bị thương.
Thế nhưng, đáng tiếc nhưng phải lên án đảng CSVN đã vì sợ bị Trung Cộng trừng phạt mà không dám tổ chức tưởng niệm và ghi công những công dân và người lính đã hy sinh trong cuôc chiến bảo vệ Tổ quốc chống quân Tầu xâm lược từ 1979 đến 1990.
NGHĨA VỤ CHO AI, VÌ AI ?
Trong khi đó tại chiến trường Cao Miên, ngược với trông đợi Việt Nam sẽ rút quân sau khi đánh bật Pol Pot ra khỏi Nam Vang, quân Việt Nam đã sa lầy ở đó đến 10 năm. Cho đến khi sức cùng lực kiệt Việt Nam đã buộc phải rút quân từ tháng 06 năm 1989, trước áp lực cấm vận của Quốc tế và là điều kiện bắt buộc của Bắc Kinh nếu Hà Nội muốn nối lại bang giao.
Vậy Việt Nam đã được gì sau cuộc chiến gọi là “nghĩa vụ quốc tế” của lực lượng “tình nguyện” ở Cao Miên ? Hà Nội chẳng được gì, dù đã tổn thất khoảng 100,000 mạng sống gồm chết, bị thương và mất tích. Đất nước Cao Miên ngày nay, tuy quyền hành nằm trong tay cựu Trung đoàn trưởng Hun Sen, người được quân Việt Nam cứu và đưa trở lại Nam Vang nắm quyền sau Heng Samrin, đã nằm gọn trong tay Trung Cộng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Hoa Hoa Tập Cận Bình đã có ảnh hưởng chính trị tuyệt đối với Cao Miên hơn cả Hoa Kỳ.
Ông Hun Sen đã nắm quyền lãnh đạo Campuchia 33 năm, sẽ tiếp tục được Bắc Kinh ủng hộ để thực hiện kế hoạch bành trướng “một vành đai, một con đường” của ông Tập Cận Bình, nhưng đồng thời cũng bao vây Việt Nam ở phía tây.
Một bài viết phổ biến trên Internet cho biết:”Là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Campuchia,
Trung Quốc đã hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này 11 triệu USD để tổ chức các cuộc
bầu cử địa phương trong năm nay. Ở chiều ngược lại, chính phủ Campuchia mở cửa
cho làn sóng đầu tư chưa từng có của các doanh nghiệp Trung Quốc. Hiện đã
có 30 sòng bạc của doanh nghiệp Trung Quốc đi vào hoạt động ở Campuchia và
70 sòng bạc khác đang trong quá trình xây dựng.
Số lượng khách du lịch Trung Quốc đổ
tới Sihanoukville, thành phố vốn chỉ có 90.000 dân, tăng gấp đôi trong vòng hai
năm 2016-2017. Mọi nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, cửa hàng mua sắm miễn thuế,
siêu thị và ngân hàng ở Sihanoukville đều trưng biển hiệu viết bằng tiếng Trung
Quốc.”
Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam đã dầu tư ở Cao Miên 184.5 triệu Mỹ kim, so với 501.5 triệu của Trung Cộng.
Ngoài mất ảnh hưởng chính trị vì không có khả năng kinh tế và tài chính bao bọc cho Hun Sen bằng Trung Cộng, đảng cầm quyền CSVN còn phải đối phó với mối hiềm khích lịch sử dai dẳng với Cao Miên về tranh chấp lãnh thổ và chủng tộc. Dù ngoài mặt thân thiện, nhưng trong thâm tâm, người Miên vẫn lạnh nhạt với người Việt Nam. Nó giống hệt như mối thù tiềm ẩn không bao giờ ra khỏi máu người Việt đối với Trung Quốc mỗi khi người Việt nhớ đến cuộc tấn công vào 6 Tỉnh biên giới của Đặng Tiểu Bình năm 1979 để không quên rằng Việt Nam đã từng bị người Tầu đô hộ 1,000 năm trong nhiều Thế kỷ trước.
Theo thống kê, năm 2017 Việt Nam đã dầu tư ở Cao Miên 184.5 triệu Mỹ kim, so với 501.5 triệu của Trung Cộng.
Ngoài mất ảnh hưởng chính trị vì không có khả năng kinh tế và tài chính bao bọc cho Hun Sen bằng Trung Cộng, đảng cầm quyền CSVN còn phải đối phó với mối hiềm khích lịch sử dai dẳng với Cao Miên về tranh chấp lãnh thổ và chủng tộc. Dù ngoài mặt thân thiện, nhưng trong thâm tâm, người Miên vẫn lạnh nhạt với người Việt Nam. Nó giống hệt như mối thù tiềm ẩn không bao giờ ra khỏi máu người Việt đối với Trung Quốc mỗi khi người Việt nhớ đến cuộc tấn công vào 6 Tỉnh biên giới của Đặng Tiểu Bình năm 1979 để không quên rằng Việt Nam đã từng bị người Tầu đô hộ 1,000 năm trong nhiều Thế kỷ trước.
Do đó,
khi tổ chức kỷ niệm chiến thắng Pol Pot-Khmer đỏ tại Hà Nội ngày 05/01/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc của Việt Nam đã ngụ
ý kỷ niệm chiến thắng quân Khmer đỏ ở mặt trận biên giới Tây Nam là chính, sau
đó mới đến chuyện đánh bật Pol Pot và Khmer đõ khỏi Thủ đô Nam Vang ngày
07/01/1979.
Ông
Phúc muốn lồng 2 hành động vào một khung là muốn tránh mở lại vết thương xung
đột với Trung Cộng vì Bắc Kinh đã để mất quân bài Pol Pot trước cuộc tấn công
của quân Việt Nam.
Hơn nữa khi Thủ tướng Việt Nam gọi lễ kỷ niệm là “Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)” còn ngụ ý muốn thanh minh quân Việt Nam vượt biên vào Cao Miên 40 năm trước không phải là hành động “xâm lược chiếm đóng” như đã có lần bị chính Nhà vua Norodom Sihanouk tố cáo tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Phúc muốn mọi người hiểu rằng Việt Nam chỉ phản công hành động đánh phá của Pol Pot-Khmer đỏ, và tình nguyện giúp người Miên thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Ông Phúc nói:”Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của Tập đoàn phản động Pôn Pốt, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Đến ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh đã được giải phóng. Đây là Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, từ đó nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, dựng xây đất nước.”
Nhóm chữ “cách mạng Campuchia” mà ông Phúc nhắc đến là tổ chức “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Việt Nam yểm trợ thành lập do Heng Samrin lãnh đạo và Hun xen là Ủy viên.
Báo chí Việt Nam, theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, đã viết bài ca tụng quân đội Việt Nam đã “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang.”
Nhưng trong khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng mặt trận biên giới Tây Nam và giải phóng Cao Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức cấp nhà nước thì trong 39 năm qua, những hy sinh cao cả và đẫm máu của quân-dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược 1979-1990 đã bị đảng cầm quyền CSVN cố tình làm ngơ.
Chẳng những đớn hèn như thế mà Chính phủ còn ra lệnh chống phá, ngăn cấm mọi cố gắng tự phát của cựu chiến binh và người dân muốn tổ chức truy điệu và dâng hương ghi ơn quân-dân đã nằm xuống trong cuộc chiến hào hùng này.
Không có bất cứ lời giải thích nào từ phía Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam cho thái độ vô ơn bạc nghĩa này, nhưng nếu 40 năm sau ngày Quân Tầu xâm lược 17/02/1979 mà hương khói vẫn lạnh tanh ở biên giới Việt-Trung thì vong linh của trên 45,000 quân-dân làm sao mà thảnh thơi nơi chín suối ? -/-
Hơn nữa khi Thủ tướng Việt Nam gọi lễ kỷ niệm là “Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân, dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979- 07/01/2019)” còn ngụ ý muốn thanh minh quân Việt Nam vượt biên vào Cao Miên 40 năm trước không phải là hành động “xâm lược chiếm đóng” như đã có lần bị chính Nhà vua Norodom Sihanouk tố cáo tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Phúc muốn mọi người hiểu rằng Việt Nam chỉ phản công hành động đánh phá của Pol Pot-Khmer đỏ, và tình nguyện giúp người Miên thoát khỏi chế độ diệt chủng.
Ông Phúc nói:”Sau khi đập tan chiến tranh xâm chiếm biên giới Tây Nam - Việt Nam của Tập đoàn phản động Pôn Pốt, theo yêu cầu của cách mạng Campuchia, Việt Nam đã đưa quân tình nguyện sang giúp lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia giải phóng dân tộc khỏi nạn diệt chủng, khôi phục, xây dựng đất nước. Đến ngày 7/1/1979 thủ đô Phnôm Pênh đã được giải phóng. Đây là Chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại, từ đó nhân dân Campuchia hoàn toàn thoát khỏi chế độ diệt chủng, bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do, dựng xây đất nước.”
Nhóm chữ “cách mạng Campuchia” mà ông Phúc nhắc đến là tổ chức “Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia” được Việt Nam yểm trợ thành lập do Heng Samrin lãnh đạo và Hun xen là Ủy viên.
Báo chí Việt Nam, theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo đảng và Bộ Thông tin và Truyền thông, đã viết bài ca tụng quân đội Việt Nam đã “hoàn thành nghĩa vụ quốc tế vẻ vang.”
Nhưng trong khi kỷ niệm 40 năm chiến thắng mặt trận biên giới Tây Nam và giải phóng Cao Miên khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot được tổ chức cấp nhà nước thì trong 39 năm qua, những hy sinh cao cả và đẫm máu của quân-dân 6 tỉnh biên giới trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lược 1979-1990 đã bị đảng cầm quyền CSVN cố tình làm ngơ.
Chẳng những đớn hèn như thế mà Chính phủ còn ra lệnh chống phá, ngăn cấm mọi cố gắng tự phát của cựu chiến binh và người dân muốn tổ chức truy điệu và dâng hương ghi ơn quân-dân đã nằm xuống trong cuộc chiến hào hùng này.
Không có bất cứ lời giải thích nào từ phía Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt Nam cho thái độ vô ơn bạc nghĩa này, nhưng nếu 40 năm sau ngày Quân Tầu xâm lược 17/02/1979 mà hương khói vẫn lạnh tanh ở biên giới Việt-Trung thì vong linh của trên 45,000 quân-dân làm sao mà thảnh thơi nơi chín suối ? -/-
Phạm
Trần
(01/019)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire