Quỷ Lộng
Chùa Hoang
Thành
ngữ Việt
Bố mẹ
tôi đều gốc gác nông dân, và đều là những phật tử thuần thành. Cũng như bao
nhiêu người dân Việt chân chất khác, ngoài việc cặm cụi mưu sinh, đời sống (văn
hoá, tinh thần, tâm linh) của ông bà – dường như – chỉ xoay quanh việc kinh kệ,
chùa chiền, lễ bái, cúng dường …
Thưở ấu
thơ (khi còn “lon xon như con với mẹ”) vào những lễ tết, tôi vẫn lon ton
theo chân thân mẫu đến chùa. Vì đây là đất Phật nên bà yên tâm để tôi tha
thẩn khắp nơi, suốt buổi, trong khi bận rộn làm công quả.
Cho đến
lúc có thể đi đây, đi đó một mình thì tôi (thôi) không bao giờ lai vãng đến
chùa chiền gì nữa. Không gian tâm linh của nơi thờ phượng tĩnh lặng và trang
nghiêm quá, xem ra, không hợp lắm với cái “tạng” hiếu động của tôi!
Càng lớn
tôi càng xa bố mẹ, xa chùa, và xa Phật Pháp Tăng. Mãi cho đến khi đời ngả về
chiều – tóc đã điểm sương, song thân đà khuất núi – tôi mới lờ mờ cảm thấy rằng
(hình như) mình đang xích lại gần, và cũng hơi để ý, đến chuyện tôn giáo hơn …
chút xíu!
Hóa ra,
chùa chiền ở Việt Nam không phải nơi đâu cũng đều “tĩnh lặng và trang nghiêm”
như trong ký ức tuổi thơ an lành và êm ả của tôi. Không ít chỗ không gian tâm
linh truyền thống của cả dân tộc đã bị quấy động … cho tới bến luôn:
“Tại
nhà thờ thánh, tượng Khổng Tử lăn long lóc như người ăn mày tha hương chết
đường chết chợ, bị trẻ con ném cứt vào mặt. Tại ngôi chùa Trang Hà, hàng chục
pho tượng đổ ngổn ngang, bị lũ mục đồng ném bùn lấm láp nước sơn. Cái giếng
hình bán nguyệt trước cổng chùa đẹp thế mà cũng bị phá phách cày xới để trồng
lúa. Mấy tấm đá ghép cầu bị bê làm hố tiêu. Mấy chiếc bia lớn nhà thờ chánh
tổng, cái thì bị đem bắc cầu, cái thì bị bọn mục đồng khiêng đi làm trò chơi
rồi ỉa đái vung vãi trên mặt bia…
Ở làng
tôi, đền chùa miếu mạo, nhà thờ họ, mộ cổ, rừng cổ, cây cổ thụ đã bị phá trụi,
không còn gì để phục hồi nữa. (Võ Văn Trực. Chuyện Làng Ngày Ấy. NXB Tạp Chí
Văn Học: California, 2006).
Đó là
chuyện xẩy ra ở miền Trung, vào giữa thế kỷ XX, trong Giai Đoạn Phóng Tay Phát
Động Quần Chúng của những người CSVN. Sau khi đất nước thống nhất thì pháp nạn
lan đến miền Nam:.
-
Năm 1977 Hoà Thượng Quảng Độ bị bắt giam, bắt đầu cho một cuộc sống tù đầy và
lưu đầy cho mãi đến bây giờ.
-
Năm 1988 Thượng Tọa Tuệ Sĩ và Trí Siêu bị tuyên án tử hình, sau được giảm án
xuống 20 năm cấm cố. Hai ông, cuối cùng, được phóng thích ngày 31 tháng 8 năm
1998, sau 14 năm giam cầm.
Những
bậc chân tù đều bị cầm tù hay phát vãng thì chùa chiền bỏ lại cho ai?
Nhật ký
của nhà phê bình văn học & xã hội Vương Trí Nhàn, ghi ngày
4 tháng 5 năm 79, có đoạn:
“Ngày
Phật đản. Những người tu hành vẫn có nét mặt hệt như mặt người ngoài đời mà tôi
vẫn gặp. Sao ở giữa cảnh đèn nhang nghi ngút của chùa Quán Sứ, giữa bao nhiêu
cụ bà thành tâm cúng vái, lại thấy một vị sư tuổi còn thanh niên, có nét mặt
trông như một trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng nào đó, mà tôi từng thấy ở
các mặt trận.”
Cùng với
những vị “sư ông” trông cứ như một sĩ quan tác chiến, chùa chiền VN còn có qúi
vị “sư nữ mắt long sòng sọc … miệng rít lên” (cứ như loài rắn tiếng rắn) theo
cách mô tả của nhà văn Dương Thu Hương:
“Trưa
hôm đó, tôi qua cổng chùa đi vào ngôi nhà ngang. Vừa đặt chân lên bậc tam cấp
tôi chứng kiến một cảnh tượng không tương hợp chút nào với chốn từ bi: Trên tấm
phản gỗ mốc, sư cụ bà ốm nằm còng queo, bát cháo ăn dở ở một góc phản khô đét
lại. Nhà “sư nữ” ngoại tam tuần mắt long sòng sọc, tay nắm cổ người bệnh lắc,
miệng rít lên:
– Mày
chết đi, mày chết ngay đi cho người ta nhờ!…
Sư cụ đã
quá yếu không động cựa nổi, cái đầu lắc lư ngật ngưỡng như quả bưởi trong tay
người đàn bà trẻ hung hãn:
– Mày
chết đi…
Cụ không
mở mắt nổi và giọng nói đã đứt quãng nhưng hoàn toàn minh mẫn. Đó là người đã
xuống tóc từ thời chính quyền 1945 chưa thiết lập, đã duy trì và tu tạo ngôi
chùa này qua mọi thăng trầm của thời gian. Nhưng cụ không có mảy may quyền hành
để lưu giữ các chân tu ở lại, thay cụ chủ trì. ‘Nhân sự’ do ‘bên trên’” đưa
xuống.”
Vậy cái
gì là ‘bên trên’ ? Quyền lực nào áp chế những người tu hành và thả lũ lợn bẩn
thỉu vào khắp chùa chiền xứ sở?... Chẳng có gì bí mật cả, ‘bên trên’ là A 25
Cục bảo vệ văn hóa thuộc Tổng cục 1 Bộ Nội Vụ. A 25 có nhiệm vụ đào tạo sư sãi
để ‘yểm’ Hội Phật Giáo Việt Nam, để trấn giữ hệ thống chùa toàn quốc.”
Chắc
không mấy ai có thể biết chính xác con số “heo lợn bẩn thỉu” mà A25 đã thả ra
“để yểm” chùa chiền nhưng mọi người đều phát hoảng khi cứt đái của lũ súc vật
này không chỉ làm ô uế cửa thiền mà còn tràn lan ra đến tận bên ngoài. Bản tin
của trang Tiếng Dân, đọc được vào
hôm 22 tháng 3 năm 2019, có tiểu mục “Buôn thần bán thánh” ở chùa Ba
Vàng: – Gọi vong, thu hàng trăm tỷ: Trụ
trì thừa nhận sự việc xảy ra ở chùa Ba Vàng (GT). – Chùa Ba Vàng cho rằng có thể
chữa bách bệnh bằng việc đuổi tà ma, tiễn vong (TN).
– Gọi vong, thu hàng trăm tỷ: Chùa
Ba Vàng quy tụ nghìn phật tử nhằm minh oan (GT). – Chùa Ba Vàng thu tiền gọi vong:
Vừa công đức, vừa “do vong yêu cầu”? (LĐ). – Người phụ nữ tên “Phạm Thị Yến”
tuyên truyền luận điệu “làm nhục” nữ sinh giao gà Điện Biên ở chùa Ba Vàng là
ai? (TGT). – Truyền bá chuyện vong báo oán,
chùa Ba Vàng mỗi năm thu trăm tỉ (Zing).
FB Nguyễn Ngọc Chu đặt
câu hỏi: CÓ BAO NHIÊU CHÙA BA VÀNG?
Rồi, ông
trả lời ên: “Trên Đất Nước ta có hàng trăm chùa ‘Ba Vàng’. Có nhiều chùa ‘Ba
Vàng mới’ khủng hơn chùa Ba Vàng Uông Bí. Đó là các chùa ở Bãi Đính, ở Tam
Chúc…”
Tôi thì
trộm nghĩ khác: đó chả phải là chùa chiền gì cả mà chỉ là những bãi phân giữa
thời mạt pháp. Ngày nào mà chế độ hiện hành vẫn còn hoành hành thì sẽ còn nhiều
bãi cứt tương tự xuất hiện ở mọi nơi. Và phân gio của Bộ Nội Vụ VN, thực ra,
cũng đã vương vãi cùng khắp – miếu đền, thánh thất, giáo đường – chớ đâu có
riêng chi ở chốn thiền môn.
Tưởng Năng Tiế́n
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire