Đăng trên THE SEATTLE TIMES ngày 27/02/2019
Tác
giả bài báo: Rick Noack
Người dịch: Lam Du
Ảnh
minh họa: Tổng thống
Donald Trump, trái, gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un tại khách sạn
Metropole, Hà Nội, Việt Nam, hôm thứ Tư (27/02/2019)
|
Khoảng 90.000 chai vodka đã bị Hải
quan Hà Lan thu giữ, họ nói rằng điểm đến có khả năng là Bắc Hàn, với khả năng
là chế độ của Kim Jong Un đứng đằng sau đơn đặt hàng này. Việc giao hàng sẽ tạo
ra một sự vi phạm lớn các lệnh trừng phạt đối với quốc gia này nhằm đối phó với
các mối đe dọa hạt nhân.
Trong quá khứ, khi các nhà lãnh đạo thế giới tìm cách gắn kết và
kiến tạo một nền hòa bình, một số người trong số họ đã dùng đến một (hoặc
nhiều) ly rượu. Điều đó khó khăn hơn đối với Tổng thống Donald Trump - người dự
kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un vào thứ Tư và thứ Năm - bởi vì
Trump là một người ủng hộ việc chống uống rượu (is a teetotaler).
Nhưng vodka vẫn có thể giúp giải thích lý do tại sao ông ta
(Trump) lại lạc quan đến thế về kết quả của hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai
với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, thậm chí ngay cả khi cuộc gặp hồi tháng Sáu (2018,
tại Singapore) vừa qua chỉ dẫn đến một thỏa thuận mơ hồ.
Nói một cách chính xác, chúng tôi đang nói về 90.000 chai vodka
vừa bị thu giữ tại hải cảng Rotterdam (Hà Lan). Trên giấy tờ, 3.000 thùng vodka
này được cho là sẽ được chuyển đến Trung Quốc. Nhưng các nhà chức trách Hà Lan
nói rằng đích đến thực sự của chúng có khả năng là Bắc Hàn, với khả năng chế độ
Kim Jong Un đứng sau đơn đặt hàng này. Nếu những nghi ngờ đó được xác nhận,
việc giao hàng sẽ tạo ra một sự vi phạm lớn đối với các lệnh trừng phạt đối với
quốc gia này để đối phó với các mối đe dọa hạt nhân trong những năm gần đây.
Những gì có thể là tin xấu đối với Kim có thể là tin tốt đối với
Trump, tuy nhiên, hoặc là Trump có thể hy vọng như vậy.
Trước cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai với Kim, Trump đã đánh
bạc với hy vọng nhà lãnh đạo Bắc Hàn sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lấy
việc có thể biến Bắc Hàn thành nền kinh tế thế kỷ 21. Hôm thứ Tư, Trump đã lặp
lại lý thuyết đó, khi viết trên Twitter rằng tiềm năng của Bắc Hàn là “TUYỆT
VỜI, một cơ hội tuyệt vời, gần như chưa từng có một cơ hội nào khác như thế trong
lịch sử, đối với bạn tôi Kim Jong Un”. Trump cho rằng Bắc Hàn có thể nhanh
chóng trở thành một nơi chốn “thịnh vượng” nếu họ phi hạt nhân hóa.
Cho đến nay, trong nỗ lực ép buộc Bắc Hàn nhượng bộ, cộng đồng
quốc tế chủ yếu dựa vào các lệnh trừng phạt, nhưng ít ai phản đối rằng cơ chế
trừng phạt còn lâu mới hoàn hảo. Trong khi những người kiên định phản đối chế
độ Kim - như Hoa Kỳ chẳng hạn - đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối
với Bắc Hàn và sau đó mở rộng các biện pháp đó đối với các doanh nghiệp nước
ngoài giao dịch với chế độ Kim, các quốc gia khác vẫn còn lưỡng lự hơn.
Trong thập kỷ qua, việc từ chối nhượng bộ trước áp lực của Hoa
Kỳ đã trở nên khó khăn hơn, bởi vì Liên Hợp Quốc cũng đồng ý tăng cường áp lực
đối với Bắc Hàn bằng cách đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các lựa chọn
hàng hóa ngày càng mở rộng, bao gồm các mặt hàng xa xỉ, thiết bị quân sự và các
phương tiện. Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ phải được Hội đồng Bảo an phê
chuẩn, bao gồm Anh, Pháp và Hoa Kỳ, và cả Trung Quốc và Nga.
Bên cạnh các hạn chế thương mại, các lệnh trừng phạt được áp
dụng còn bao gồm việc cấm đi lại hoặc đóng băng tài sản, và nhiều những biện
pháp khác. Nhưng không có biện pháp hạn chế nào trong số các biện pháp hạn chế
đó có thể đảm bảo hoàn toàn sự cô lập của một quốc gia, chừng nào mà nó có một
số bạn bè hoặc đối tác ở nước ngoài.
Ví dụ, Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ các lệnh trừng phạt nhắm
vào Bắc Hàn tại Hội đồng Bảo an LHQ. Tuy nhiên, trên thực tế, nó (TQ) bị buộc
tội nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm trong những năm tiếp theo. Năm 2017, một
báo cáo của Viện Khoa học và An ninh Quốc tế đã kết luận rằng hơn 20 quốc gia
đã cố tình hoặc vô tình vi phạm lệnh các trừng phạt của LHQ đối với Bắc Hàn.
Áp lực đối với chế độ Kim đã phần nào gia tăng trong những tháng
gần đây. Vào hồi tháng 7 năm ngoái, hai đối tác truyền thống của Bắc Hàn là Trung
Quốc và Nga đã ủng hộ một vòng trừng phạt khác. Liệu những biện pháp đó có tác
động đáng kể đến Bắc Hàn hay không thì đó vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Một số các phân tích kinh tế đã kết luận rằng nền kinh tế Bắc Hàn
đã bị co hẹp hơn nữa, điều này đã tạo ra một niềm hy vọng ở các thủ đô phương
Tây rằng thời điểm đàm phán với chế độ Kim đã đến. Những người khác đã cảnh báo
rằng lãnh đạo của Bắc Hàn có thể sẽ không phải đối mặt với sự sụp đổ sắp xảy ra
do những hạn chế của nước ngoài.
Việc Trump hy vọng rằng giới lãnh đạo Bắc Hàn đang vật lộn đủ để
đồng ý với các yêu cầu của Hoa Kỳ cho thấy rằng ông ta đồng ý với các nhà phân
tích, những người đã vẽ nên một bức tranh tàn khốc hơn về nhà nước của chế độ
Bắc Hàn.
Nhưng với Kim - chế độ của ông ta từ lâu đã dựa vào vũ khí hạt
nhân để đảm bảo sự sống còn - lý do có thể khác. Các nhà phân tích lo ngại rằng
Bắc Hàn có thể sẽ câu giờ. Điều đó càng chứng tỏ rằng, về mặt lý thuyết, họ
càng sẵn sàng phi hạt nhân hóa thì càng có nhiều lập luận rằng Nga, Trung Quốc
và các quốc gia khác sẽ ủng hộ việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt trong tương
lai, trong trường hợp các cuộc đàm phán cuối cùng bị chặn lại và Trump bị đổ
lỗi. Từ tháng 9 năm ngoái, sau hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Kim, cả Trung
Quốc và Nga đều kêu gọi Liên Hợp Quốc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Trong các vòng đàm phán trước đó, Bắc Hàn thường xuyên đề nghị
đưa ra những nhượng bộ chính trị để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt
- chỉ có điều, sau đó, nó không thực hiện được những lời hứa đó.
Chẳng hạn, năm 1999, Hoa Kỳ đã đồng ý dỡ bỏ một phần lệnh trừng
phạt sau khi Bắc Hàn tuyên bố sẽ ngừng thử tên lửa tầm xa. Khoảng hai thập kỷ
sau, rõ ràng là lời đề nghị đó vào thời điểm đó có rất ít tác động.
Vì vậy, trong khi kịch bản đàm phán trong trường hợp tốt nhất
của Trump có thể sẽ dẫn đến việc chuyển giao lô hàng vodka trên đây và các loại
hàng hóa khác bỏ qua các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng vào một lúc nào
đó, Kim chỉ có thể tìm kiếm được một thời lượng nghỉ ngơi ngắn hạn từ một câu
thần chú khô khan (kinh tế), thận trọng hơn những gì mà các nhà quan sát sẽ
tranh luận.
THE END
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire