Vì Việt
Nam được cho là đang 'hưởng lợi' từ thương chiến Mỹ - Trung, đây là dịp nhìn
nhận các kỳ vọng trong và ngoài từ một chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Việt
Nam sang Hoa Kỳ sau khi Hà Nội đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ -
Triều.
BBC News
Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Hoa Kỳ về chủ đề này.
BBC:Trang Nikkei Asian Review trong bài mới đây của Tomoya
Onishi cho rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều từ thương chiến Mỹ - Trung, với
xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh, vậy thực chất câu
chuyện là gì thưa ông?
TS Phạm Đỗ Chí: Như tôi đã nêu lên cùng điểm
này trước đây, Việt Nam đã hưởng lợi nhiều từ thương chiến đó từ giữa năm 2018,
không phải chỉ từ xuất khẩu tăng sang Mỹ thay các mặt hàng Trung quốc bị áp
thuế suất, nhưng đáng kể hơn nữa là tác động lên một số doanh nghiệp ngoại quốc
dời trụ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là thành phố Sài Gòn.
Lượng đầu
tư FDI tiếp tục dâng cao, số doanh nhân và công nhân ngoại quốc, nhất là Nhật
Bản, đã gây ảnh hưởng đáng kể lên nhu cầu tìm văn phòng và nhà ở tại các thành
phố lớn. Mức sống vốn đã lên cao ở các thành phố vì giới trung lưu trong nước
nay lại tăng thêm do mãi lực từ người nước ngoài, và là động lực cho tăng
trưởng kinh tế được kỳ vọng duy trì ở mức 7% của năm ngoái.
BBC:Hoa Kỳ rộng tay hơn cho hàng hóa Việt Nam trong khi đang
ngăn chặn hàng TQ? Hay đây chỉ là một ý kiến từ Nhật Bản, nước đối thủ của
Trung Quốc từ lâu muốn 'hướng Nam' và thúc đẩy quan hệ với Việt
Nam để 'san sẻ rủi ro' khi đầu tư vào TQ?
Hoa Kỳ
thực chất không muốn "rộng tay" hơn với hàng Việt Nam, như Tổng
thống Trump đã tuyên bố trước đây là cần giảm mức nhập siêu từ Việt Nam và có
lẽ ông sẽ nêu quan điểm này với Chủ tịch Nước Việt Nam. Tuy nhiên rõ ràng là
Nhật Bản đã tiên liệu trước đầu tư và sản xuất quốc tế sẽ chạy bớt khỏi Trung
Quốc để sang Việt Nam, là nước cũng được dự đoán sẽ mong thiết lập thế
"đối tác chiến lược" với Mỹ và nhờ đó sẽ được xuất hàng sang dễ dàng
hơn.
Tất nhiên
phải kể đến chiến lược lâu dài của Nhật là bớt tập trung đầu tư vào một chỗ như
Trung Quốc và đặt thêm đầu cầu ở Việt Nam (thay vì Thái Lan được coi có tình
trạng chính trị bất ổn) như một đối tác chiến lược mới trong lâu dài, bên cạnh
mối lo an ninh quân sự ở Biển Đông như các nước trong khối Ấn Độ- Thái Bình
Dương.
BBC:Tình hình Hoa Kỳ hiện ra sao? Tổng thống
Donald Trump đã 'thoát hiểm chính trị' sau vụ điều tra của
Robert Mueller hay chưa?
TS Phạm Đỗ Chí: Tình hình nước Mỹ nói chung
vẫn ở vị thế ổn định của cường quốc đứng đầu với kinh tế tăng trưởng mạnh ở mức
3%, thất nghiệp mức thấp kỷ lục, lạm phát cũng chưa bật lại cao như nhiều quan
sát viên lo ngại sau chuỗi kinh tế phục hồi kéo dài 10 năm và thị trường chứng
khoán vẫn quanh mức cao kỷ lục.
Nhưng tình
hình chính trị ở thủ đô Washington vẫn là "mối bòng bong" quanh cá
nhân TT Trump, với các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đảng Dân Chủ vẫn nhăm nhe
"ăn sống nuốt tươi" ông này nếu có thể được, dù Bản Tóm tắt của Báo
cáo Mueller do Bộ Tư Pháp soạn đã chỉ ra là Tổng thống Trump không "đi
đêm" với Nga để thắng cuộc bầu cử tháng 11/2016.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire