Phạm
Trần
Ở thôn quê miền Bắc Việt Nam thời Việt Minh Cộng sản
trước 1954, những người nói một đường làm một nẻo hay nói những điều không thật
đều bị chế diễu “nói dối như Vẹm”.
Nhưng tại sao lại là “Vẹm”, tên con Trùng Trục (có nơi gọi là Trục) hình bầu dục, tiếng Anh gọi là Mussel, sống dưới bùn ở sông ngòi Việt Nam ? Nông dân và ngư phủ thường bắt đem về luộc lấy nước và thịt nấu canh hay xào ăn, giống như con hến, con sò v.v…, hoặc đem bán.
Nhưng tại sao lại là “Vẹm”, tên con Trùng Trục (có nơi gọi là Trục) hình bầu dục, tiếng Anh gọi là Mussel, sống dưới bùn ở sông ngòi Việt Nam ? Nông dân và ngư phủ thường bắt đem về luộc lấy nước và thịt nấu canh hay xào ăn, giống như con hến, con sò v.v…, hoặc đem bán.
Tìm hiểu mới biết tội nghiệp cho con Trùng Trục. Nó
không họ hàng hang hốc gì với “Vẹm” cán bộ nói một đàng làm một nẻo của thời
Cộng sản mà chỉ trùng tên nên bị vạ lây. Các bô lão từng trải trong làng
kể rằng sở dĩ con Vẹm được dùng vì khi sống dưới bùn, nó phải xoay theo dòng
nước để sống nên không đứng nguyên một chỗ. Con người mà tiền hậu bất nhất là
thiếu thành thật, tâm địa khó lường nên không ai tin. Nhưng chữ “vẹm” còn được
hiểu là cách gọi ngắn của chữ Việt Minh.
Thì ra là như vậy. Nếu so sánh giữa thực tế với những
lời tuyên truyền của cán bộ Cộng sản nói chung và Tuyên Giáo nói riêng, kể cả
của Hội đồng Lý luân Trung ương và Tổng cục Chính trị Quân đội thì sẽ nhìn ra
ngay những điều không thật, đổi trắng thay đen xoay quanh như con Vẹm.
QUYỀN DÂN VÀ QUYỀN ĐẢNG
Tỷ dụ như khi nói về “quyền con người”, hay “nhân quyền” ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam (khi chưa kiêm chức Chủ tịch nước) đã nói tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington DC, trong chuyến thăm Mỹ, ngày 8/7/2015 :” Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa.” (theo báo VietNamNet, ngày 09/07/2015)
QUYỀN DÂN VÀ QUYỀN ĐẢNG
Tỷ dụ như khi nói về “quyền con người”, hay “nhân quyền” ở Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng Cộng sản Việt Nam (khi chưa kiêm chức Chủ tịch nước) đã nói tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) tại Washington DC, trong chuyến thăm Mỹ, ngày 8/7/2015 :” Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay. Hiến pháp Việt Nam có chương riêng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và đang dần được luật hóa.” (theo báo VietNamNet, ngày 09/07/2015)
Ông Trọng nói thế nhưng không phải vậy, vì giữa “bầu
không khí dân chủ” và có dân chủ thật xa nhau một trời một vực.
Không thể có dân chủ khi dân không có các quyền tự do
ứng cử; tự do ngôn luận, ra báo; tự do lập hội; tự do hội họp ; và tự do biểu
tình như quy định trong Hiến pháp năm 2013.
Ông Trọng đã mánh lới khi nói các quyền con người ghi
trong Chương II Hiến Pháp “đang dần được luật hóa” , nhưng sau 6
năm, kể từ khi có Hiến pháp mới năm 2013, chính phủ đã cố tình trì hoãn trình
Quốc hội hai dự luật Biểu tình và Lập hội, hoặc chưa minh thị những câu chữ mập
mờ cho phép nhà nước tùy tiện giải quyết theo ý muốn.
Tỷ dụ như trong Điều 14 (HP) viết:”Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật.”
Nói thế nhưng Hiến pháp đã bị Bộ Luật hình sự năm 2015 chi phối, hay vô hiệu hóa.
Nói thế nhưng Hiến pháp đã bị Bộ Luật hình sự năm 2015 chi phối, hay vô hiệu hóa.
Bằng chứng như khoản 2, Điều 14 (HP) viết rằng:”Quyền
con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”
Nhưng các lý do để hạn chế lại mơ hồ và dễ bị lạm dụng như “quốc phòng, an ninh quốc gia” nên khi chưa được luật hóa thì người dân là nạn nhân của Hiến pháp.
Nhưng các lý do để hạn chế lại mơ hồ và dễ bị lạm dụng như “quốc phòng, an ninh quốc gia” nên khi chưa được luật hóa thì người dân là nạn nhân của Hiến pháp.
Khi nói về “tự do tín ngưỡng, tôn giáo”, Điều 24 (HP)
viết:
1.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn
giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo để vi phạm pháp luật.
Nhưng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG --02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016 lại dành nhiều quyền kiểm soát các Tôn giáo cho nhà nước.
PHỦ NHẬN
Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”.
Kháng thư viết:”Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị.”
Do đó, Hội đồng kết luận:”Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này.”
Nhưng Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG --02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016 lại dành nhiều quyền kiểm soát các Tôn giáo cho nhà nước.
PHỦ NHẬN
Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”.
Kháng thư viết:”Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị.”
Do đó, Hội đồng kết luận:”Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này.”
Bằng
chứng này được Hội đồng vạch ra:” Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền
CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết
297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn
giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết
hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và
tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm
tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay),
nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã
hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản
chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày
càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa.”
HỘI
ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM
Đến
ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu
người Công giáo đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo , có hiệu lực
từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những
bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi
ra để tham khảo ý kiến.
Hội đồng GMVN viết:”Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.”
KIỀM CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT
Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng: ”Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo.”
Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết 68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực linh thiêng.
Hội đồng GMVN viết:”Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã hội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.”
KIỀM CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT
Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng: ”Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”. Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo.”
Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết 68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực linh thiêng.
Ngoài
những quy định trong Luật TNTG như việc gì cũng phải đăng ký, thông báo để được
các cấp chính quyền cứu xét, các tổ chức tôn giáo và người theo đạo còn phải
tuân theo những quy định của nhiều Luật khác của nhà nước.
Những nhóm chữ ràng buộc mơ hồ như : “theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v...” đang nhảy múa loạn lên trong tòan bộ Luật.
Những nhóm chữ ràng buộc mơ hồ như : “theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v...” đang nhảy múa loạn lên trong tòan bộ Luật.
Nhà nước còn thọc tay vào tất cả mọi việc của Tôn giáo chỉ để kiểm soát chặt chẽ. Tỷ dụ như Khoản 5, Điều 66 quy định các cấp lãnh đạo trách nhiệm của tôn giáo phải :”Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Rồi Điều 12 còn viết về “đăng ký” như sau :
1.
Hoạt động tín ngưỡng của cơ sở tín ngưỡng phải được đăng ký, trừ cơ sở tín
ngưỡng là nhà thờ dòng họ.
2.
Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản
đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng chậm nhất là 30 ngày
trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng…”
CẤM ĐỂ DIỆT
Bấy nhiêu chưa đủ, Luật TNTG còn có những ngăn cấm rất mơ hồ cho phép nhà nước tòan quyền “tự biên tự diễn” để đàn áp các Tôn giáo. Quốc hội đã ghi trong Điều 5 những cấm đóan này như sau:
CẤM ĐỂ DIỆT
Bấy nhiêu chưa đủ, Luật TNTG còn có những ngăn cấm rất mơ hồ cho phép nhà nước tòan quyền “tự biên tự diễn” để đàn áp các Tôn giáo. Quốc hội đã ghi trong Điều 5 những cấm đóan này như sau:
1.
Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2.
Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn
giáo.
3.
Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4.
Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a)
Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi
trường;
b)
Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc
phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c)
Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d)
Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với
người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng,
tôn giáo khác nhau.
5.
Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Luật không giải thích rành mạch các khỏan (a,b, c và d) nên nhà nước sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân , vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người phải thi hành Luật. Bởi vì trong chế độ nhà nước độc tài và tòan trị Cộng sản Việt Nam, chả có việc gì hay hành động nào mà tránh khỏi bị mấy anh công an chụp cho chiếc mũ “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”, hay “an ninh trật tự”, “chống phá nhà nước”, “phản động” v.v….
Đó là lý do tại sao Hội đồng GMVN đã chỉ trích:” Cùng với những nhận định trên, chúng tôi muốn nêu lên một vài suy nghĩ. Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng.”
BÁO CHÍ – BIỂU TÌNH
Luật không giải thích rành mạch các khỏan (a,b, c và d) nên nhà nước sẽ tha hồ và tùy tiện để vẽ rắn thêm chân , vẽ rồng thêm cánh và tung ra mưu chước gài bẫy người phải thi hành Luật. Bởi vì trong chế độ nhà nước độc tài và tòan trị Cộng sản Việt Nam, chả có việc gì hay hành động nào mà tránh khỏi bị mấy anh công an chụp cho chiếc mũ “Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường”, hay “an ninh trật tự”, “chống phá nhà nước”, “phản động” v.v….
Đó là lý do tại sao Hội đồng GMVN đã chỉ trích:” Cùng với những nhận định trên, chúng tôi muốn nêu lên một vài suy nghĩ. Ẩn sâu bên trong những bất cập đã trình bày là cách nhìn của chính quyền về tôn giáo và các tổ chức tôn giáo. Chính quyền nhìn các tổ chức tôn giáo thuần túy trên bình diện chính trị, xem các tổ chức tôn giáo như những lực lượng đối kháng.”
BÁO CHÍ – BIỂU TÌNH
Cũng nên biết thêm
Điều 25 (HP) cũng quy định:”Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền
này do pháp luật quy định.”
Nhưng căn cứ vào luật nào mà đảng CSVN đã cấm tư nhân ra báo để độc quyền kiểm soát dư luận trên 800 cơ quan báo in với 18,000 người làm báo ngoài đảng và trong đảng ? Ngoài ra đảng còn lấy tiền đóng thuế của dân để độc diễn trên hàng trăm Đài phát thanh và Truyền hình rải ra khắp nước.
Do đó câu nói “Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay” của ông Trọng ở Hoa Thịnh Đốn ngày 08/07/2015 là tuyên truyền có đặc tính “Vẹm” vì sai sự thật.
Không đúng vì Luật Báo chí (103/2016/QH13), ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017, là bằng chứng độc tài toàn diện, phản dân chủ, chống tự do báo chí của đảng CSVN.
Hành động này được quy định trong Điều 4 nói về “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí”, theo đó:” Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”
Nên biết tất cả các Tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp đều của đảng, do đàng và hoạt động phục vụ đảng. Do đó, Luật Báo chí quy định nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là phải :” Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước… góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Ông Trọng cũng đã bịa đặt cái “bầu không khí dân chủ” khi Chính phủ, với sự tiếp tay của Ban Thường vụ Quốc hội, đã tiếp tục trì hoãn thảo luận các Luật lập hội và Luật biểu tình. Cả hai Dự Luật đã được trình ra Quốc hội, ít nhất vài lần nhưng giờ chót bị rút lại để gọi là bổ sung đến nay chưa biết số phận ra sao. Đáng chú ý là Bộ Công An đã đóng vai chính soạn thảo cả hai Dự Luật.
Nhưng căn cứ vào luật nào mà đảng CSVN đã cấm tư nhân ra báo để độc quyền kiểm soát dư luận trên 800 cơ quan báo in với 18,000 người làm báo ngoài đảng và trong đảng ? Ngoài ra đảng còn lấy tiền đóng thuế của dân để độc diễn trên hàng trăm Đài phát thanh và Truyền hình rải ra khắp nước.
Do đó câu nói “Người dân Việt Nam chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân chủ như hiện nay” của ông Trọng ở Hoa Thịnh Đốn ngày 08/07/2015 là tuyên truyền có đặc tính “Vẹm” vì sai sự thật.
Không đúng vì Luật Báo chí (103/2016/QH13), ban hành ngày 05 tháng 4 năm 2016, có hiệu lực ngày 01/01/2017, là bằng chứng độc tài toàn diện, phản dân chủ, chống tự do báo chí của đảng CSVN.
Hành động này được quy định trong Điều 4 nói về “Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí”, theo đó:” Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”
Nên biết tất cả các Tổ chức chính trị, xã hội và nghề nghiệp đều của đảng, do đàng và hoạt động phục vụ đảng. Do đó, Luật Báo chí quy định nhiệm vụ hàng đầu của báo chí là phải :” Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước… góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Ông Trọng cũng đã bịa đặt cái “bầu không khí dân chủ” khi Chính phủ, với sự tiếp tay của Ban Thường vụ Quốc hội, đã tiếp tục trì hoãn thảo luận các Luật lập hội và Luật biểu tình. Cả hai Dự Luật đã được trình ra Quốc hội, ít nhất vài lần nhưng giờ chót bị rút lại để gọi là bổ sung đến nay chưa biết số phận ra sao. Đáng chú ý là Bộ Công An đã đóng vai chính soạn thảo cả hai Dự Luật.
Như vậy, cũng là “nói dối như Vẹm” khi báo Quân đội Nhân dân rêu rao rằng:”Quyền tự do hội họp là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi trong Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và được bảo đảm thực hiện trong thực tế.”(QĐND ngày 08-04-019)
Nhưng nếu đã là “quyền cơ bản” rồi thì tại sao lại ngăn chặn, phá đám những cuộc họp tự phát của nhân dân muốn tưởng nhớ và ghi ơn 74 chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình trong cuộc chiến chống quân Tầu xâm lăng chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974 ? Càng nhục nhã và hổ thẹn với Tiền nhân hơn khi ông Nguyễn Phú Trọng và Chính phủ CSVN đã cúi đầu tuân lệnh Bắc Kinh không cho tổ chức tưởng niệm trên 40,000 quân và dân đã hy sinh trong cuộc chiến 10 năm (1979-1989) chống quân phương Bắc xâm lược 6 Tỉnh biên giới phía bắc vào mỗi Tháng Hai hàng năm.
Cuối cùng, “quyền tự do hội họp” của nhân dân cũng đã bị canh chừng, chận đường bắt về đồn Công an hay ngăn chặn, và vô luân hơn, cho tổ chức nhảy đầm trước Tượng đài Lý Thài Tổ (Hà Nội) sáng ngày 14/03 (2019), dúng dịp kỷ niệm năm thứ 31 ngày 64 chiến sỷ Quân đội Nhân dân đã nằm xuống trong cuộc chiến chống Trung Cộng xâm lược chiếm Gạc Ma và 6 Bãi khác gồm Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập và Châu Viên ở Trường Sa.
Như vậy, nếu không muốn mấy chữ “nói dối như Vẹm” lảng vảng trong đầu, Tuyên giáo đảng thử làm cuộc tổng kết xem Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã nói thật được bao nhiêu lần kể từ sau ngày 30/04/1975 ? -/-
Phạm
Trần
(04/019)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire