26/04/2019

Tin thật mới đánh bật được tin đồn


Thiện Tùng



Chỉ trong vòng nữa tháng từ cuối tháng 3 đến 14/4/2019, 2 sự kiện nối tiếp xảy ra gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, đó là vụ “buôn thần bán thánh” ở chùa Ba Vàng và vụ Tổng Bí thư+Chủ tịch nước bị tai biến khi đi công vụ ở tỉnh Kiên Giang.



 Nếu ghi nhận vụ “Buôn thần bán hánh” ở chùa Ba Vàng do Báo Lao động phát giác đầu tiên thì vụ ông Trọng bị tai biến do Lê Nguyễn Hương Trà (cô gái Đồ Long) đưa tin sớm nhứt.



 Cho đến giờ nầy, với những gì đã diễn ra cho phép chúng ta kết luận: Cô gái Đồ Long đưa tin ông Trọng bịnh không ngoài sự thật. 


 Qua theo dõi, ngay từ đầu, thông tin về ông Trọng bị tai biến của Hương Trà bị phía Quốc doanh chụp mũ là xuyên tạc, bịa đặt. Giờ thì “ngô khai” đã rõ, phía Quốc doanh chuyển hướng lên án Hương trà nói riêng, dư luận xã hội nói chung xâm phạm đời tư, bịnh tật … lãnh đạo là vi phạm “Luật Bảo vệ Bí mật Nhà nước”.



Luật gì kỳ vậy! Người viết tìm gặp và đọc kỹ 2 văn bản:



 -  Luật  số 29/2018 về  “Bảo vệ Bí mật Nhà nước” được Quốc hội thông qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2020 (đầu quí 3/2020), do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân ký ngày 15/11/2018.



-  Quyết  định số 199/QĐ TTg về kế hoạch thi hành luật  số 19/2018 “Bảo vệ Bí mật Nhà nước”, do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 19/02/2019.



Cả hai Luật và Quyết định đều không thấy điều khoản nào cấm người dân tìm hiểu đời tư và bịnh tật… của quan chức nói chung.



Cũng phải thôi: Muốn cấm người dân không được tìm hiểu đời tư, bịnh tật… của mình thì đừng làm quan chức Nhà nước. Trừ những quan chức làm nhiệm vụ đặc biệt phải giữ kín hành tung, về pháp lý và đạo lý, người dân có quyền biết 2 đối tượng: 



1/ Dù chính danh hay không, quan chức trong hệ thống Nhà nước từ thấp đến cao là người của công chúng, do công chúng trả lương… Vì sự tồn vong quốc gia, dân tộc và bản thân thân của mình, người dân có nghĩa vụ theo dõi, giám sát hành tung của quan chức để  bảo vệ, trọng dụng những hiền tài; lên án, bãi miễn những kẻ cơ hội, thất đức, vô lương.  



2/ Người đân còn có quyền biết hành tung những cá nhân, băng nhóm tội phạm để tham gia truy quét chúng, góp phần bảo vệ an nguy cho  xã hội, gia đình và bản thân mình.



Thực tế cho thấy,  khi Tổng Bí thư+Chủ tịch nước bị tai biến là dịp mọi người Việt Nam bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình đối với ông Trọng:



-  Nếu Ông không làm việc được nữa hoặc qua đời sẽ không còn ai “đốt lò” diệt trừ tham nhũng. Bọn quan tham sẽ ngóc đầu dậy. 



- Nếu không có/còn ông Trọng, đám tham quan sẽ hí hửng, coi như mình tạm thời thoát nạn. Nếu không moi móc được gì thêm, cũng có thời gian tính chuyện bảo vệ người và tiền của đã dày công thu vén.



 -  Đã lâu rồi, đa số người dân, có cả đảng viên, không còn tin khả năng ông Trọng. Hết làm Chủ tịch Quốc hội đến làm Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước (1), ông Trọng  không làm nổi chức trách của mình: Để đảng viên tham nhũng lan tràn / Để  đất nước ngày một phụ/lệ thuộc ngoại bang / Để tài nguyên, môi trường bị tàn phá thảm hại / Để nợ nần chồng chất / Để xã hội ngày một rối loạn ..v.v…Nhìn chung, người dân chưa đủ gan nói: “Ông Trọng cút đi” nhưng thâm tâm của họ muốn ông Trọng rời quan trường càng sớm càng tốt để may ra đất nước, dân tộc    thoát  khỏi những hiểm họa đáng nguyền rủa như vừa kể.



 Người ta thường nói “Cha sinh mẹ đẻ”. Đúng vậy, có quan hệ tình dục giữa nam nữ, người nữ mới mang thai và sinh con. Hoặc người nữ không chồng muốn có con phải thụ tinh (nam) mới may ra sinh được con.



Trong cộng đồng dân tộc lắm người không chồng mà “cải thiện” bằng cách nào đó vẫn có con. Trường hợp nầy, khi đứa nhỏ ra đời thường lấy họ mẹ .



Ai mà chẳng có cha và mẹ? Nếu trong lý lịch (tiểu sử) một ai đó mà ghi thiếu cha hoặc mẹ là thiếu thành thật. Thiếu thành thật  thì tránh sao khỏi dư luận bàn tán lung tung.



Quan chức, nhứt là quan chức cấp cao,  thuộc người của công chúng, người ta đặc biệt quan tâm về lai lịch, nếu có gì đó không rõ ràng người ta đồn đoán dữ đội hơn.



Nghe thấy thiên hạ bàn ra tán vào nhiều đối với một số quan chức cấp cao đã và đang tiến thân như diều gặp gió, người viết vào “Bách khoa Toàn thư mở Wikipedia” xem thật hư thế nào. Đúng là “có lửa mới có khói”. Mời tham khảo:

 









 1/ Trích nguyên văn tiểu sử Nguyễn thị Kim Ngân


Ảnh minh họa
 
<< Bà Ngân sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954, quê quán tại xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.



Mẹ của bà tên là Nguyễn Thị Sang (mất năm 2006), tên thường gọi là Má Sáu, là cơ sở bí mật của cách mạng tỉnh Bến Tre.[2] Trước năm 1975, song thân của bà đều hoạt động cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Do cha bà thoát ly hoạt động, bà do mẹ nuôi dưỡng và cho ăn học trong vùng kiểm soát của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 



Bà đang là Chủ tịch Quốc hội, hiện cư trú ở Nhà A3, Ngõ 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, thành phố Hà Nôi >>.[3]



2/ Trích nguyên văn tiểu sử Võ văn Thưởng(*)

<<Ông Thưởng sinh ngày 13 tháng 12 năm 1970 tại Hải Dương,[2] nguyên quán ở xã An Phước, huyện Măng Thít, tỉnh Vĩnh Long (không nói cha mẹ ông là ai).

Năm 1992, ông Thưởng tốt nghiệp Cử nhân Triết học Mác - Lênin tại trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, học vị Cử nhân. Năm 1999, ông tốt nghiệp thạc sĩ[5] triết học cũng tại trường trên với luận văn về đạo đức trong sinh viên học sinh thành phố Hồ Chí Minh.[4]

Ông hiện là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Ông hiện là ủy viên Bộ Chính trị khóa 12, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông từng giữ các chức vụː Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh,[1] Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí MinhBí thư Tỉnh ủy Quảng NgãI >>.



(*) Ban Biên Tập: Không nói ông Thưởng là con cái nhà ai, nhưng theo nguồn tin của chúng tôi: Ông Thưởng là con rơi của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

 3/ Trích Nguyên văn tiểu sử Hoàng Trung Hải

 
Ảnh minh họa

<< Ông Hải (sinh 27tháng 9 năm 1959),quê quán tại xã Quỳnh Giao, huyện

 Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu thành phố Hà Nội, đại diện cho thị xã Sơn Tây và các huyện Ba VìPhúc Thọ và Thạch Thất.  Ông từng là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa VIII, XI và XIII, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam (2007-2016), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam (2002-2007). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, ông hiện giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIIBí thư Thành ủy Hà Nội >> .



 4/ Trích nguyên văn tiểu sử Nông Đức Mạnh

<< Ông Nông Đức mạnh là một người Dân tộc Tày, sinh ngày 11 tháng 9 năm 1940 ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn,[1][2][3] xuất thân trong gia đình nông dân, dân tộc Tày, tham gia hoạt động cách mạng năm 1958, rồi vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 5 tháng 7 năm 1963.



Cha mẹ ông là ông Nông Văn Lại và bà Hoàng Thị Nhị, hàng năm tháng ba âm lịch (tết thanh minh) luôn về quê để tảo mộ cha mẹ (hai người đều mất sớm), và ông còn có em trai, em gái ở quê.[4][5] Ông luôn bác bỏ tin đồn rằng ông là con của Hồ Chí Minh, và đã trả lời "Ở Việt Nam ai cũng là con cháu Bác Hồ" khi được báo chí hỏi về điều đó >>.[5][6] 



5/ Trích nguyên văn tiểu sử Lê Thanh Hải  (Hai Nhựt)     



<< Thanh Hải sinh ngày 20 tháng 2 năm 1950, tại xã Tam Hiệp, huyện Châu Thànhtỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).



Năm 1966, ông lên Sài Gòn làm thợ hàn và tham gia vào Đội Võ trang Tuyên truyền thuộc Khu Đoàn Sài Gòn Gia Định với bí danh Hai Nhựt.[4]



Ngày 17 tháng 4 năm 1968, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, chính thức ngày 17 tháng 1 năm 1969.[5]



Từ năm 1968 đến tháng 4 năm 1975, ông là Phó Bí thư Đoàn ủy Liên phường, Ủy viên Ban Chấp hành Thành Đoàn Sài Gòn – Gia Định, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Học sinh, Phó Văn phòng Thành Đoàn, Phó Ban thường trực Ban Thanh niên Công nhân Thành Đoàn, Ủy viên Ban cán sự quận Phú Tân Sơn[6].



 Ông Lê Thanh Hải nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam  khóa XXI, nguyên  Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí MinhĐại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII. Ông có bằng Cao cấp Lý luận Chính trị, Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Văn chương[3].



Vợ ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Trương Thị Hiền,  Chủ tịch Hội Nữ trí thức TP.HCM, nguyên Giám đốc Học viện Cán bộ TP. HCM, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 2.[10] Trương Thị Hiền là em út của bà Trương Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước Việt Nam.[11][12]



Con trai đầu là Lê Trương Hải Hiếu (sinh 1981) - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 12, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII nhiệm kỳ 2011-2016.[13] bị kỷ luật khiển trách tại hội nghị Thành ủy TP.HCM ngày 17/4/2018 vì "có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức".[14]



Con trai thứ là Lê Trương Hiền Hòa - Hiện là một doanh nhân, Giám đốc một công ty kinh doanh bất động sản.



Em trai của ông Hải là Lê Tấn Hùng, hiện đang là Bí thư đảng ủy, Tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn. Trong tháng 3 năm 2018, bị kỷ luật khiển trách vì liên quan hàng loạt sai phạm ở Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (NNSG). Sai phạm của ông Hùng liên quan việc ký khống, chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động học tập nước ngoài.[14]



Hiện nay, ông Thanh Hải cư trú tại 48A đường Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP.HCM. Huy hiệu 50 tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam (được trao ngày 15 tháng 5 năm 2018) >>. 



 6/ Trích Nguyên văn tiểu sử Nguyễn Tấn Dũng

Ông Dũng quê ở Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Cha ông là Nguyễn Tấn Thử (tên khác: Nguyễn Tấn Minh, Mười Minh)[6] chính trị viên phó Tỉnh đội Rạch Giá, chết ngày 16 tháng 4 năm 1969, khi một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá, được truy phong liệt sĩ.[7][8].

Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Hường (1924-2017).[9][10]

Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng >>.



Vậy là ông Dũng có ghi họ tên cha mẹ rõ ràng. Tin đồn ông là con của ông họ Nguyễn nào đó là tin “vịt”. Cũng có thể có ông họ Nguyễn nào đó kết nghĩa làm cha nuôi của ông Dũng chăng ?.

           .v..v.. 

Theo người viết,  quan chức nói chung, những quan chức vừa kể trên nói riêng nên bổ sung lý lịch của mình và buộc  Bách khoa toàn thư mở Wikipedia ghi cho đầy đủ để tranh miệng đời dèm pha, chẳng lợi gì cho thanh thế, sự nghiệp của mình ?.

 *

Từ Úc, GS Carl Thayer, nhà nghiên cứu phân tích chính trị VN và Ban giao quốc tế, bình luận với BBC Tiếng Việt quanh vụ tin đồn đoán về căn bịnh của ông Trọng. Ông nói: Việt Nam có truyền thống che giấu thông tin về lãnh đạo, nhứt là khi vị lãnh đạo đó ốm bệnh, hoặc là ở trong tình thế cần giữ kín hành tung để làm nhiệm vụ bí mật”.

Qua nhận xét của ông Thayer, người viết xin nói vui, góp phần làm sáng tỏ chủ đề: Con người xuất thân từ loài Vượn hay Khỉ gì đó, có thuộc tín tò mò, thích xem/biết cái che hơn cái khoe – Che là giấu sự thật, Khoe là trương sự thật ra. Riết rồi cái gì cũng giữ bí mật! Hệ quả: Càng giữ bí mật càng có nhiều tin đồn, tin đồn độ chính xác không cao , độ chính xác không cao nên thiên hạ xúm nhau bình luận…, đó là lẽ thường tình và cũng là sự lãng phí thời gian, công sức?. 

Sinh, bịnh, lão, tử” là quy luật muôn thuở. “Bịnh, lão, tử” là nỗi khổ của kiếp con người chớ có tội tình chi, hà cớ gì phải giấu, phải giữ bí mật?!

Ông Trọng là Chủ tịch nước, người của công chúng. Nếu ông Trọng lâm trọng bịnh phải  thông báo cho dân chúng biết. Chính vì giấu (giữ bí mật) dư luận xã hội mới bàn tán lung tung, lâm vào cảnh “kẻ che người vạch”, cái lỗi ấy không phải do dân chúng mà do hệ thống truyền thông đại chúng không thông tin hoặc thông tin theo chỉ đạo?.

 Tin thật mới đánh bật được tin đồn và ngược lại. Nếu hệ thống truyền thông đại chúng của Nhà nước cứ tiếp tục bưng bít, thông tin không kịp thời, thiếu tôn trọng sự thật… như vừa qua thì đừng mong bịt mồm dư luận xã hôi. Nếu không tin tiếp tục thử xem.

25/04/2019

      T.T



Chú thích

(1)  Ông Trọng không chấp nhận chữ “kiêm”. Ông nói:“Tổng Bí thư và Chủ tịch Nước là 2 chức vị khác nhau”. Có nghĩa là phải dành cho Ông cả 2 ghế ?


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire