Nguyễn Thị Thủy, nghiên cứu viên tiến sĩ
tại tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ gửi cho BBC News Tiếng Việt
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGESImage caption Học sinh đến cầu may tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám trước kỳ thi đại học |
Ý kiến nói
"cạnh tranh" và "minh bạch hóa" vẫn là hai điểm yếu nhất là
hai điểm yếu nhất của việc tuyển dụng, bổ nhiệm trong hệ thống chính quyền ở
Việt Nam.
Các vụ gian lận
điểm thi bị lộ diện thời gian vừa qua không phải là quá ngạc nhiên với dư luận
Việt Nam. Hiện tượng danh hiệu, bằng cấp không phản ánh được năng lực nhân sự
trong bộ máy chính quyền đã đáng lo ngại từ lâu.
Từ chỗ bãi bỏ
hoàn toàn cơ chế tuyển dụng dựa trên khoa cử, xem trọng lòng trung thành với
đảng cầm quyền hơn năng lực chuyên môn, hiện nay chính quyền lại đưa bằng cấp
thành một điều kiện cần trên hồ sơ để bổ nhiệm chức vụ.
Và sự đánh đồng
bằng cấp với năng lực đã tạo ra một thị trường bằng cấp sôi động và hố sâu
khoảng cách giữa hai phạm trù.
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/GETTY IMAGESImage caption Mạng xã hội Việt Nam tháng 4/2019 nóng lên với vụ nâng điểm ở Hòa Bình |
Khoa cử ngàn
năm
Gần 100 năm
trước, chính quyền thực dân Pháp hạ bệ hệ thống giáo dục Nho giáo, một hệ thống
chủ yếu đánh giá con người ở tầm hiểu biết văn-sử-triết, và cách thức tuyển cử
nhân sự vào bộ máy cai trị dựa trên khoa cử.
Hệ thống khoa
cử vốn bị coi là lạc hậu khi xét từ điểm nhìn hiện đại này lại được vận hành
khá minh bạch theo quy trình "tuyển cử", tức "tuyển" rồi
mới "cử". Người ta phải khổ luyện, vượt qua các kỳ thi
("tuyển") rồi mới được đưa vào danh sách bổ nhiệm quan lại
("cử").
Rất nhiều quan
chức trong bộ máy chính quyền và Đảng Cộng sản hiện nay chạy đua các danh hiệu
thạc sĩ, tiến sĩ, sử dụng cho các bối cảnh hoàn toàn các hẳn với thường thấy
trên thế giới.Nguyễn Thị Thủy, Nghiên cứu viên tiến sĩ tại Mỹ
Khoa cử theo
truyền thống Nho giáo vốn có tiếng là nghiêm khắc. Người nào vượt qua được quá
trình khổ luyện thi cử và đỗ đạt cũng phần nào thể hiện được ý chí và phẩm
chất.
Bên cạnh phần
lớn người được thừa hưởng quyền hành theo dòng tộc, hệ thống khoa cử nghiêm
khắc giúp chắt lọc ra một số người có phẩm chất để được bổ nhiệm làm quan. Lịch
sử khoa cử cho đến trước thế kỷ 20 chưa ghi nhận trường hợp nào đỗ đầu các kì
thi do gian lận hoặc nhờ có "người đỡ đầu".
Phương thức
"tuyển cử" của hệ thống cũ được hiện đại hóa khi người Pháp áp đặt bộ
máy quản lý thuộc địa.
Đầu thế kỷ 20,
trong hệ thống giáo dục, các chức vụ quản lý chuyên môn được trao cho nhiều
người bản địa chứng minh được năng lực. Người Pháp xây dựng các trường cao đẳng
để đào tạo người phục vụ cho chính bộ máy của mình. Nhiều người trong số này là
những trí thức tài danh của dân tộc.
Sau cách mạng tháng
Tám 1945, hệ thống chọn lọc, tuyển dụng nhân lực cho bộ máy quản lý nhà nước
thông qua quy trình "tuyển cử" hoàn toàn bị đảo ngược. Việc bổ nhiệm
người giữ các chức vụ quản lý từ cấp xã, phường, địa phương, đến cấp trung ương
chủ yếu dựa trên lòng trung thành với đảng cầm quyền.
Chủ trương này
được tuyên truyền rộng rãi là "hồng" hơn "chuyên".
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAMImage caption Một hội chợ du học tại Việt Nam |
Hệ thống giáo
dục quốc dân vẫn tồn tại, nhưng không phải để nuôi dưỡng ra những người quản lý
và lãnh đạo đất nước. Phần lớn những người lãnh đạo đất nước từ 1945 đến cuối
thế kỷ 20 vẫn là những người gắn bó với hai cuộc chiến tranh. Đại đa số không
được đào tạo về mặt chuyên môn ở lĩnh vực mình quản lý.
Khi hợp nhất
đất nước năm 1975, chính quyền Hà Nội vẫn bổ nhiệm những người trung thành với
cách mạng vào nắm giữ các vị trí quản lý chuyên môn ở miền Nam. Kể cả khi những
người miền Nam hiện đang nắm giữ chức vụ đó có kiến thức chuyên môn cao hơn.
Bằng cấp và thị
trường chỉ dành cho bộ máy
Chủ trương
"hồng hơn chuyên" của Đảng Cộng sản dần dần được chuyển dịch dần
thành "vừa hồng vừa chuyên". Từ những năm 1990, Việt Nam bắt đầu
chính thức có các quy chế về bổ nhiệm và tiền lương của viên chức nhà nước.
Từ đầu những
năm 2000, khi việc phát triển kinh tế được nhấn mạnh hơn, việc tuyển dụng nhân
sự vào bộ máy nhà nước dường như trở lại với guồng máy khoa cử.
Đảng Cộng sản
Việt Nam đòi hỏi nâng cao tỷ lệ đảng viên có bằng cấp chuyên môn. Các cơ quan
nhà nước được yêu cầu phải 'tăng chất lượng nhân sự".
Điều này thường
được hiểu đồng nghĩa với việc có thêm nhiều người có chức danh và bằng cấp cao
trong bộ máy chính quyền. Nói cách khác, bằng cấp và danh hiệu bị
"ép" trở thành từ đồng nghĩa với "năng lực và chất lượng"
nhân sự.
Yêu cầu về danh
hiệu và bằng cấp trở thành một tiêu chí quan trọng về mặt danh nghĩa để bổ
nhiệm chức vụ, tăng lương, thăng chức trong các cơ quan nhà nước.
Về hình thức,
người ta quay trở lại với hệ thống "tuyển cử" mà chính mình xóa bỏ
trước đây, chỉ có điều, quy trình đảo ngược thành "cử tuyển". Người
ta "quy hoạch nhân sự", tức lựa chọn người để xếp vào các vị trí
trong bộ máy hiện tại và tương lai ("cử") rồi sau đó cho những người
đi học để "nâng cao trình độ" ("tuyển").
Việc
"học", đúng hơn là lấy bằng cấp, do đó biến tướng thành sự hợp thức
hóa vị trí đã được sắp xếp trong hiện tại và tương lai.
Bản quyền hình ảnhINFONETImage caption Bộ trưởng Giáo dục-Đào tạo Phùng Xuân Nhạ |
Nhu cầu lớn và
cấp bách này được thị trường nội địa và nước ngoài đáp ứng một cách hiệu quả.
Người ta có thể nhanh chóng lấy bằng sau đại học bằng nhiều khoá cấp tốc, đào
tạo không theo chuẩn mực thông thường.
Nhiều chương
trình học bổ túc, ngắn ngày, học tại chức được tổ chức để thỏa mãn nhu cầu lấy
chứng chỉ hơn là bổ sung cập nhật tri thức và phát triển năng lực.
Vì lý do giữ
ghế hoặc để thăng chức, nhiều người phải cấp tốc lấy bằng. Ngay cả khi ngành
học không có liên quan gì đến đòi hỏi chuyên môn cần có của chức vụ.
Danh hiệu thạc
sĩ, tiến sĩ, vốn dĩ thường được cộng đồng thế giới dùng trong khung cảnh hẹp,
chủ yếu là trong giới nghiên cứu, giảng dạy. Mục đích chính của nó là tiện dụng
trong trao đổi học thuật.
Rất nhiều quan
chức trong bộ máy chính quyền và Đảng Cộng sản hiện nay chạy đua các danh hiệu
này, sử dụng cho các bối cảnh hoàn toàn các hẳn với thường thấy trên thế giới.
Bằng cấp và
danh hiệu, không hẳn là năng lực thực sự, được sử dụng như một công cụ trên
giấy tờ để bổ nhiệm nhân sự.
Các cơ quan nhà
nước cũng áp dụng cơ chế "thi công chức". Song cơ chế này không chứng
minh được độ minh bạch cao.
Cạnh tranh và
minh bạch
Logic của việc
gian lận điểm thi rất đơn giản: người đỗ cao trong kì thi đầu vào, bằng tốt đầu
ra, sẽ có "danh chính ngôn thuận" hơn để được sắp xếp vào một vị trí
tốt trong bộ máy nhà nước.
Theo tôi, nếu
chính quyền thực sự có mục tiêu "tìm người tài" phục vụ cho hệ thống,
mà danh hiệu và bằng cấp chỉ là một tín hiệu, thì cần có một cơ chế hoàn toàn
khác để tái lập hệ thống đồng nhất giữa bằng cấp và năng lực.
Trong đó, cơ
chế cạnh tranh bình đẳng và minh bạch hoá quy trình là hai yếu tố chủ chốt.
Mặc cho hệ
thống tuyên truyền nói bao nhiêu về hai cụm từ này, "cạnh tranh" và
"minh bạch hóa" vẫn là hai điểm yếu nhất trong hệ thống tuyển dụng và
bổ nhiệm chức vụ trong hệ thống chính quyền.
Nguồn: BBC 29/4/2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire