23/05/2019

Hưởng ứng Kiều Dung


Nguyễn Đình Cống


Về việc đổi mới chính tr để dân chủ hóa đất nước, vừa qua Kiều Dung công bố bài : ĐÃ ĐẾN LÚC PHẢI ĐƯA RA NHỮNG YÊU SÁCH CỤ THỂ HƠN với đề ngh: “Cần hình dung Đổi mới Chính tr ở Việt nam là một quá trình có thể kéo dài trong nhiều năm, qua nhiều bước, chứ không phải chỉ là một vài hành động diễn ra trong vòng 1, 2 năm”. Phải đưa ra những việc làm cụ thể mà ĐCS có thể chấp nhận. Những người đấu tranh cho dân chủ nên đặt mình vào vị trí lãnh đạo Nhà nước để xem xét vấn đề. Trước mắt, Kiều Dung đề nghị một số thử nghiệm :


 1-Tổ chức biểu tình có đăng ký, có giấy phép, có phạm vi, có kiểm soát.

2-Quốc hội phải có 30- 50% đại biểu do dân bầu trực tiếp(không qua hiệp thương)

3-Báo chí tư nhân được chấp nhận, nhưng hạn chế vài tờ, có sự lựa chọn của xã hội dân sự.

 4-Đa nguyên chính trị. Chấp nhận cho 2 đảng chính trị với số đảng viên hạn chế.( dưới 500).


Theo tôi, đấu tranh cho dân chủ xẩy ra khi xã hội phân chia rõ ràng thành tầng lớp thống trị (trên) và bị trị (dưới). Giữa 2 tầng lớp này phát sinh mâu thuẩn. Nhu cầu dân chủ hóa xuất phát từ tầng lớp dưới. Họ có những đấu tranh, từ ngấm ngầm, trong phạm vi hẹp, đến công khai trong phạm vi rộng. Sự đấu tranh ấy được tầng lớp thống trị tiếp nhận và xử lý theo các cách khác nhau.
Khi tầng lớp thống trị  có lương tâm, biết liêm sĩ, có văn hóa, có đạo đức, họ sẽ hiểu ra, bỏ áp bức, giảm bóc lột, tôn trọng nhân quyền, làm giảm nhẹ, tiến tới xóa bỏ được mâu thuẫn.
Khi tầng lớp thống trị là loại vừa ngu vừa tham, sẽ tìm cách củng cố quyền lực, vơ vét tài sản và tăng cường lừa bịp, làm cho mâu thuẫn càng tăng thêm. Lúc này nếu bị trị hèn yếu sẽ biến thành đàn cừu, đàn vịt. Nếu bị trị có dũng khí, được tập hợp và lãnh đạo tốt sẽ tiến hành đấu tranh, buộc thống trị phải nhượng bộ hoặc bị lật đổ.
Vậy đấu tranh cho dân chủ bắt đầu từ dưới và tốt nhất là được trên tiếp nhận. Hai bên sẽ thương lượng, đấu tranh trong hòa bình để tìm giải pháp tối ưu. Kiều Dung và nhiều người Việt đang mong ước như vậy.Tuy có nhiều nhận xét rằng đó là mong ước hão huyền, vì bản chất của ĐCS là ngoan cố. Ừ thì CS ngoan cố, nhưng ở Liên xô, các nước Đông Âu và đặc biệt là Mông Cổ đã xẩy ra những việc đáng cho chúng ta khảo sát. Tôi xin nêu vài suy nghĩ về việc làm từ dưới và từ trên.
 Cơ bản nhất là tăng cường hoạt động các tổ chức xã hội dân sự. Hiện nay, vì để ký được các hiệp ước về kinh tế mà Chính phủ và Quốc hội VN bắt buộc công nhận điều :“Người lao động có quyền lập ra Công đoàn độc lập của họ”. Đấu tranh để lập Công đoàn độc lập là hợp pháp. Nhờ có tổ chức này người lao động mới có điều kiện đấu tranh cho dân chủ. Đảng muốn  mọi tổ chức phải do họ kiểm soát vì thế mà ra sức ngăn cản Công đoàn độc lập. Nhưng Chính phủ và Quốc hội đã buộc phải chấp nhận. Tình thế này buộc Đảng phải nới lỏng sự ngăn cản.
Trước tiên lập Công đoàn độc lập tại các xí nghiệp, tiến tới lập Công đoàn độc lập cho nhiều ngành nghề. Công đoàn của người lao động chứ không riêng gì cho công nhân. Các nhà lao động trí óc, nông dân, chủ trang trại, người làm thương nghiệp đều có thể lập công đoàn.Và rồi các Công đoàn độc lập liên kết với nhau thành Tổng Công đoàn độc lập, nó như là một Mặt trận.
Về bên trên, thuộc tầng lớp thống trị. Quan trọng nhất là lập ra được Quốc hội có vai trò chứ không phải bù nhìn. Đó là cơ quan lập pháp vừa của Đảng, vừa của Dân, thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất. Khi thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định các vấn đề quan trọng ĐB QH cần thể hiện được ý chí và nguyện vọng của nhân dân, những người đã tin cậy cử họ làm đại diện.
Hiện nay thành phần không chuyên trách trong QH toàn là người của cơ quan hành pháp và cán bộ cấp cao của Đảng. Để số này trong QH vừa lãng phí vừa tạo nên sự thiếu nghiêm túc. Đề nghị ĐBQH không thể đồng thời là cán bộ chính quyền. Điều này đưa vào chương 2 Luật Tổ chức QH cũng tốt, mà không đưa vào cũng không sao, vì rằng luật đó không thật chặt chẽ.
Luật Tổ chức Quốc hội, chương 2 : Đại biểu Quốc hội. Có 23 điều ( tử 21 đến 43) nhưng không có điều nào viết về việc ứng cử,  bầu cử và tiêu chuẩn trúng cử ĐBQH. Ngay cả việc Mặt trận có đặc quyền lập danh sách ứng viên cũng không có trong luật, có thể chỉ là một quy định nào đó của Ban bầu cử. Vậy có thể bổ sung hoặc không bổ sung vào chương 2 điều quy định : “ ĐBQH không được đồng thời là người thuộc cơ quan hành pháp”.( nếu không bổ sung vào Luật thì cho là quy định của Ban bầu cử).
Phải bải bỏ đặc quyền của Mặt trận khống chế danh sách do Đảng cử. Phải tổ chức bầu cử thật sự tự do dân chủ. Chắc Đảng sợ rằng làm như thế dân ít bầu cho đảng viên.Thế thì cứ để cho Đảng cử 50% ĐB QH mà dân không phải bầu số đó.Còn lại 50% hãy để cho dân ứng cử, giới thiệu, tranh cử, bầu ra đúng đại biểu của họ. Việc làm này cũng không trái với điều nào của Luật. Như vậy QH là cơ quan lập pháp của cả Đảng và của Dân. Khi Đảng đề ra được chủ trương, chính sách gì thì không trực tiếp chỉ thị cho QH mà phải thông qua các đảng viên là ĐBQH đệ trình ra. Những ĐBQH của dân cũng có toàn quyền đệ trình các điều luật.
Chủ tịch QH phải được bầu bằng tranh cử của ít nhất 2 người chứ không phải do Bộ Chính trị lựa chọn.
Tôi hình dung, nếu tổ chức được một QH không bù nhìn thì nó có thể trở thành đối trọng với BCH TƯ Đảng, gần gần giống như 2 viện của Mỹ.  Có được QH như thế mới có điều kiện để ĐBQH thực hành điều 29 của Luật TCQH (ĐBQH có quyền đệ trình dự án luật- một việc quan trọng mà hầu như chưa xẩy ra). QH phải ra được các luật về quyền tự do, dân chủ thì các tổ chức xã hội dân sự mới có đủ pháp lý để hoạt động.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire