25/5/2019
Tôi
được báo PN cử đi tường thuật từ kỳ họp 7, Quốc hội khóa 8 (tháng 6- 7/1990).
Lúc đó, chỉ có truyền hình trực tiếp buổi khai mạc và bế mạc. Các buổi chất vấn
thành viên hội đồng bộ trưởng (của ông Đỗ Mười) ở hội trường, hoặc các buổi
thảo luận tổ đại biểu không được truyền hình và truyền thanh trực tiếp, nên các
đại biểu (ĐB) phát biểu không phải để “diễn” với cử tri giống các kỳ họp sau
này.
Chỉ có ĐB trí thức, có vị trí xã hội cao, có trách nhiệm với dân
mới phát biểu nhiệt thành và thẳng thắn. Các ĐB được cơ cấu cho đủ thành phần
thường không dám mở miệng tại hội trường suốt nhiệm kỳ 5 năm.
Thành
ra, có hai loại: ĐB nói và ĐB không nói. ĐB nói cũng có hai loại: ĐB nói theo
chủ trương của đảng (đa số ĐB phía Bắc) và ĐB dùng thực tiễn sinh động để phản
biện những chủ trương duy ý chí (đa số ĐB phía Nam).
Đoàn ĐB
TPHCM khóa VIII là lực lượng “miệng có gang, có thép” nhất nước, vì có nhiều vị
giữ trọng trách cao: Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Văn Khải, Trần Hồng
Quân (BT GD&ĐT), Lữ Minh Châu (thống đốc NHNN), Lê Văn Triết (BT Thương
nghiệp), Nguyễn Minh Châu (thượng tướng 5 Ngà), Trần Bạch Đằng, Nguyễn Vĩnh
Nghiệp, Nguyễn Thị Ráo (bà Ba Thi), Nguyễn Quyền Sinh (TCT Tổng cục Du lịch).
Đoàn ĐB
TPHCM còn có những trí thức và nhân sĩ lỗi lạc: Nguyễn Xuân Oánh, Lý Chánh
Trung, Chu Phạm Ngọc Sơn, Huỳnh Văn Hoàng (HT ĐH Bách Khoa TP), LS Ngô Bá
Thành, nhà văn Nguyễn Khải, KS Huỳnh Ngọc Điền…
Chủ
tịch Quốc hội khóa VIII (1987-1992) là tướng Lê Quang Đạo có tư tưởng dân chủ,
nên tuy không phải là ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vẫn ở thế cân bằng với người
đứng đầu hành pháp vốn bảo thủ và cực đoan: chủ tịch HĐBT Đỗ Mười.
Tại kỳ
họp 7, dưới tài điều [phối] của chủ tịch QH Lê Quang Đạo, lần đầu tiên trong
lịch sử QH, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười phải xin QH hoãn thông qua Dự Luật thuế Nông
nghiệp để soạn lại.
Các
đoàn ĐB từ Quảng Bình trở ra Bắc ủng hộ Dự Luật Thuế Nông nghiệp, các tỉnh miền
Trung không dám ý kiến, chỉ có 3 đoàn ĐB: Cần Thơ, An Giang và TPHCM là phản
bác dữ dằn nhất!
Đoàn
TPHCM dựa vào case study của Hội Sử học TPHCM để chứng minh thuế nông nghiệp
triều đại Quang Trung là nặng nhất thời phong kiến (vì đánh nhau liên miên với
Nguyễn Ánh) thế nhưng dự luật của Đỗ Mười trong thời bình, mà có lời hứa của
Bác Hồ sẽ giảm thuế cho nông dân, song 15 năm qua chưa giảm được, lại quy định
mức thu còn cao hơn mức thu thời Quang Trung.
KS nông
nghiệp Huỳnh Ngọc Điền là nhà hùng biện của Đoàn ĐB TPHCM.
Đại tài
hơn, GSTS Võ Tòng Xuân ví von hình tượng “Luật thuế là con dao 2 lưỡi, dùng đúng lưỡi thì kích thích phát
triển, dùng sai lưỡi sẽ kìm hãm phát triển. Nhà soạn luật thuế giống như một
tên đồ tể, biết dùng lưỡi bén ra thịt heo mảnh, nạc ra nạc, sườn ra sườn, mỡ ra
mỡ, mới có giá trị cao. Đàng này, tôi có cảm giác nhà soạn Dự luật Thuế NN là
một đồ tể vụng về, cầm lẹm múa lung tung, ra một đống thịt bầy nhầy, bán chẳng
ai mua“. Rồi GS Xuân chứng minh sự vụng về trong từng điều luật.
Nhà độc
tài, bảo thủ Đỗ Mười chịu nhường nhịn tại nghị trường, thì sóng gió ập đến đến
Hội Sử học TPHCM: Hội Sử học VN kết tội Hội sử học TPHCM nghiên cứu sai và nâng
quan điểm chính trị làm ảnh hưởng đến uy tín XHCN!
Liên
hiệp các Hội KHKT TPHCM cùng Hội Sử học TP huy động các nhà khoa học phía Nam
ngồi quy đồng dụng cụ đo thể tích hệ “Thúng, đưng, đấu, hộc” của các triều đại
ra mẫu số chung là hệ “Dung tích decimetre khối”. Các thầy cho lúa vào thùng
“hệ decimetre khối” để đong rồi đem cân ra bao nhiêu kg. Đồng thời, quy đổi
diện tích canh tác: Sào, công, mẫu ta ra mẫu số chung “10.000 mét vuông”, mới
ra đáp số: thuế NN qua các triều đại đều thấp hơn 350kg thóc/ha của Dự luật Đỗ
Mười.
Từ đó
Hội sử học VN phải câm mồm và Đoàn đại biểu TPHCM và Cần Thơ mới không bị quy
chụp chính trị!
Đến QH
khóa IX và khóa X, tuy chủ tịch QH Nông Đức Mạnh “ba phải”, không có nghề như
vị tiền nhiệm Lê Quang Đạo, song nhờ hai thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải
đều biết chân thành lắng nghe phản biện, lại được truyền hình trực tiếp phiên
chất vấn, nên các ĐB cố chứng minh mình có trách nhiệm với cử tri.
Hai
khóa IX và X có nhiều ĐB hùng biện đến độ, đến kỳ họp cuối khóa X, một ĐB tôi
quên tên, phải than rằng “Bao Giờ Cho Đến Khóa Mười?”, ý nói khóa XI không biết
có còn không khí dân chủ như khóa X không?
Tuy
nhiên, QH khoá XI, dưới tài điều khiển kỳ họp của nhân vật từng là “trùm tổ
chức trung ương” Nguyễn Văn An, nên không khí phản biện của ĐB vẫn không thua
các khóa trước.
QH khóa
XIII và XIV dưới quyền điều khiển chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Thị Kim
Ngân có nhiều ĐB phát biểu ngu xuẩn nhất.
ĐB
Dương Trung Quốc từ đàng hoàng ở khóa XI, thì chuyển sang nịnh bợ, hỏi cò mồi
cho thủ tướng độc tài Nguyễn Tấn Dũng về văn hóa từ chức, cho 3X trả lời đúng
đáp án: “Đảng phân công tôi làm”.
Rồi bây
giờ “nhà sữa học” dẫn câu thơ của Bác Hồ “Trong tù không rượu cũng không hoa”
để phản đối “Dự án luật Phòng chống tác hại rượu, bia”.
Sinh Hùng và Kim Ngân như
thế nào mà để lũ ĐB phát biểu khùng điên ba trợn, đến độ cử tri đòi ĐB thổi đo
nồng độ cồn trước mỗi phiên họp?
Một số hình ảnh nhà báo Mai Bá Kiếm sưu tập trên mạng:
Một số hình ảnh nhà báo Mai Bá Kiếm sưu tập trên mạng:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire