人生自古誰無死 留取丹心照汗青
(Đời người xưa nay
ai chẳng chết. Để lại lòng son rọi ngàn thu")
Trần Gia Ninh
Hai hôm nay đề tài
sôi nổi nhất là bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị TW ĐCS lần
thứ 10. Sau cơn bạo bệnh của tuổi già, ông Trọng đã trở lại mạnh mẽ và phát
biểu ứng khẩu trong 16 phút khá sắc sảo, nêu lên nhiều câu hỏi, tâm tư về Đảng
và Đất nước.
Trước hết phải công
nhận ông Trọng là một nhà chuyên môn giỏi, bởi nghề ông được đào tạo là xây dựng
đảng và ông đã làm rất tốt để sửa chữa lại Đảng của ông đang xuống cấp rất trầm
trọng trong suốt thời gian qua ( như đốt lò chẳng hạn). Gần đây thì ông kiêm
giữ nhiệm vụ đứng đầu nhà nước, và ông đã bắt đầu lo lắng đến vấn đề giữ vững
và phát triển đất nước.
Dân ta và cả ĐCS
Việt Nam cũng như Thế giới đều công nhận nước Viêt Nam ta thuộc nhóm nước theo
thể chế Chuyên chính Một đảng. Về phương diện lý luận hay học thuyết, gọi là
nhà nước pháp quyền XHCN hay nhà nước chuyên chính vô sản cũng bình thường. Một
sự vật, một hiện tượng…được diễn tả bằng các tên gọi khác nhau , tùy ngữ cảnh,
tùy mục đich, cũng là chuyện chấp nhận được. Ông Trọng hiểu rõ điều đó hơn ai
hết. Tuy nhiên ông với tư cách mới đứng đầu nhà nước , một nghề mới đối với
chuyên môn của ông thì ông chắc chắn phải quan tâm là:
VIỆT NAM ĐANG Ở ĐÂU
TRÊN BẢN ĐỒ KINH TẾ THẾ GIỚI
Xếp hạng thế
giới cua VIỆT NAM
Dân số ,thư 15 ,
95,581.592 người (2017)
Diện tích xêp thứ
66: 331.212 km2
Tổng sản phẩm quốc
nội GDP xêp thứ 48: 191,454 tỷ US$ (IMF 2015)
GDP theo đầu người
xêp thứ 132: 2.306 US$ (IMF 2017)
PPP theo đầu người ,
xêp thứ 124: 7.378 US$ (IMF 2017)
Những số liệu nói
trên cho thấy Việt Nam là một nước lớn về dân số, trung bình về diện tích và
nghèo, thậm chí rất nghèo so với thế giới. Có nhiều người đổ lỗi là do thể chế
chuyên chính một đảng. Không thể vội vàng kết luận như vây. Bởi vì thể chế
chính trị nào kết cục mà mang lại phồn vinh, hạnh phúc thì đều tốt , như người
Anh vẫn nói All's Well That Ends Well (W. Shakespeare), hay Ende gut,
alles gut (tục ngữ Đức): Kết cục tốt thì tất cả là tốt!. Trong lịch
sử phát triển, chế độ chuyên chính , toàn trị cũng không phải là hoàn toàn tiêu
cực. Thể chế này có ưu điểm là trong một giai đoạn cần thiết, với sự cưỡng bức
theo mục tiêu chấn hưng dân tộc và nếu có sự cai trị thông minh , hết lòng vì
nước, vì dân ,dù biện pháp có tàn bạo, cũng có thể đưa một dân tộc từ yếu hèn
lạc hậu nhanh chóng phát triển thành một dân tộc phồn vinh ,hùng mạnh. Chỉ cần
lưu ý là thể chế này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định. Những
thí dụ như vậy khá nhiều, ví dụ như Liên xô thời 1924-1940, Đài loan thời Quốc
dân đảng 1948-1987.. Một thí dụ khác là Hàn quốc 1960-1990 mà các nhà lãnh đạo
Việt nam lấy làm gương để noi theo. Hàn quốc rất tương đồng với Việt nam, là
một nước thuộc địa đến 1945, sau đó trải qua chiến tranh tàn phá đến năm 1954
mới yên. Nếu nhìn lại giai đoạn 30 năm 1960-1990 của Hàn quốc thì rất giống với
Việt nam giai đoạn 1981-2010: cũng sau chiến tranh tàn phá 6 năm, cũng có sự
nghèo khó như nhau (GDP Hàn quốc 1960 là 155 US$, Việt nam năm 1981 là 251$ ),
cũng có một thể chế chính trị chuyên chính độc tài, phản dân chủ.
Sau 30 năm , với mức
tăng GDP 34 lần, Hàn quốc trở thành cường quốc, dù sau đó họ chuyển sang thể
chế dân chủ theo quy luật tất yếu, nhưng công lao của thế hệ chuyên quyền vì sự
chấn hưng của dân tộc Hàn , như Pak Chung Hee vẫn được ghi nhận. Cũng 30 năm
chuyên chính, cũng hòa bình xây dựng, cũng cùng mức xuất phát, nhưng đất nước
Việt Nam chỉ tăng trưởng được 4,25 lần , bằng 1/8 của Hàn quốc. Quốc gia VN vẫn
nghèo nàn lạc hậu. Dân tộc VN đã bị nhầm lẫn, phải trả cái giá quá cao để đổi
lấy một thảm hoạ cho sự chấn hưng thất bại.
Người ta cũng thường
biện minh rằng, dân chủ, đa nguyên, đa đảng làm cho xã hội mất ổn định,
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, lấy thí dụ điển hình như nước láng
giềng Thái lan, nước được thế giới xếp vào loại dân chủ còn khiếm khuyết. Muốn
nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan , hãy so sánh sự phát triển của Việt
nam và Thai lan trong hơn 30 năm vừa qua (1980-2012):
Xuất phát điểm
1980 Việt nam chỉ kém Thái lan rất it , 74% tức xấp xỉ 3/4 Thái lan thôi,
nhưng đến nay , năm 2012 Việt nam chỉ còn bằng 26,8 % tức xấp xỉ ¼ Thái
lan. Thể chế nào ưu việt hơn cho sự phồn vinh của dân tộc quả thật không cần
bàn cãi. Trường hợp Thái lan và Việt nam là một chứng minh, cùng một trình độ
tầm thường như nhau của giới cầm quyền thì thể chế dân chủ đã chiến thắng thể
chế chuyên chính toàn trị một đảng .
Khi Việt Nam tuyên
bố năm 2020 VN sẽ là một nước công nghiệp , thì thực trạng sẽ như thế nào? Năm
2012 Việt nam (1373$) bằng Thái lan năm 1981-82, tụt hậu 30-31 năm. Còn
năm 2019 IMF dự đoán Việt nam (2473$) bằng Thái lan năm 1985 , tụt hậu 34
năm . Khoảng cách thụt lùi so với Thái lan không những không giảm mà còn bị nới
rộng ra. Vậy thì có còn hy vọng phép màu nào để đuổi theo hàng xóm, nói
chi đến chuyện biến VN thành rồng .
Ai đó cho rằng, so
sánh với nước ngoài chỉ để làm rối lòng dân , gây cản trở cho ổn định, vì sự
thật không thể phủ nhận là người dân Việt nam ta hôm nay ăn no ,mặc ấm hơn hôm
qua nhiều, còn muốn đòi hỏi gì nữa đây ! Đã hơn 4 thập kỷ kể từ mốc 1975. Thử
nhìn lại các chu kỳ 40 năm đã xẩy ra ở nước ta. Thực dân Pháp chỉ có 40 năm là
thời gian 1900-1940 tương đối yên ổn để xây dựng và bóc lột nước ta. Bảy mươi
lăm năm sau, hơn bốn thập kỷ 1979-2018 cũng là thời gian CHXNCNVN tương đối yên
ổn xây dựng đất nước. Trong 4 thập kỷ thực dân Pháp đã dùng một phần của cải
của VN (còn phần lớn bị bóc lột mang đi) cùng với 95% dân VN mù chữ để xây dựng
hệ thống Đường sắt , đường bộ, cảng biển, sân bay…đã xây dựng Hà nội, Sài gòn..
đẹp nổi tiếng nhất Á châu…. Bây giờ , với trình độ KHCN gấp trăm lần so với 75
năm trước và với 95% dân biết chữ , cũng với hơn 4 thập kỷ yên ổn , VN đã hoàn
thành việc nông thôn hóa Hà nội ,Sài gòn. Hệ thống đường sắt còn kém hơn thời
Pháp. Hệ thống đường bộ, cảng biển cải tiến chắp vá , không xây nổi một đường
cao tốc Bắc –Nam là điều tối thiểu cho hạ tầng bất kỳ quốc gia nào. VN tự hào
từ thiếu đói triền miên, năm 1990 đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn của thế
giới. Nhưng trước 1945 Nam kỳ vốn là địa phương xuất khẩu gạo lớn rồi. Người VN
sướng hơn trước thực ra là sự phục hồi đương nhiên của mọi dân tộc có sức sống,
không phụ thuộc vào lãnh đạo. Hơn nữa những khó khăn khổ sở của dân VN trước đó
do chính sách sai lầm gây ra, nay xóa bỏ chính sách đó đi, thì với một dân tộc
có sức sống mãnh liệt thì kinh tế sẽ phát triển tự nhiên. (Phải nhấn mạnh rằng
sự phục hồi đương nhiên của một dân tộc có sức sống chỉ có thể thành công khi
có một xã hội ổn định. Điểm son đối với sự lãnh đạo của nhà nước trong thời qua
là giữ được sự ổn định xã hội, cần được ghi nhận.)
Tuy nhiên, nhìn ra
xung quanh thì thua kém xa thiên hạ. Đóng cửa tự khen cũng không thuyết phục.
Đấy chỉ là mấy thí dụ đong đếm được, chưa bàn đến chuyện cao siêu như sự xuống
cấp của đạo đức, sự tụt hậu về trí tuệ, sự tan rã của văn hóa xã
hội, sự chia
rẽ, hận thù ân oán vay trả trong lòng dân tộc. Tham nhũng tràn lan , dân mất
lòng tin vào chính quyền, trí thức bỏ đi, xã hội mất động lực phát triển. Tự cổ
chí kim, nhãn tiền là sự lạc hậu, sau đó là mầm họa của loạn.
ĐỂ ĐẤT NƯỚC VN HÙNG
CƯỜNG
Đối với một dân tộc,
nếu sự thụt lùi ngày càng mở rộng , thì trong cái thế giới phẳng này , điều đó
có nghĩa là sự lụi tàn ngày càng gần lại. Chỉ có thay đổi mới tránh được họa
đó. Nhưng nói đến thay đổi , đặc biệt là thay đổi thể chế chính trị, thì nhiều
người lớp U50+ hoặc là ngại ngần, sợ hãi ( nhất là U50+ trong chính
giới), hoặc là đả phá cực đoan, nuối tiếc vô vọng về quá khứ trước75 cả hai
phía. Kể từ 1975 đến nay đã 44 năm. Giống như đời người là đã bước sang giai
đoạn “tứ thập nhi bất hoặc 四什而不惑 “ , 40 không (được) lầm lẫn nữa.
Bốn thập kỷ
cũng là con số thống kê trung bình về số phận của các thể chế chuyên chính. Vì về
bản chất, thể chế chuyên chính dựa vào áp đặt, bạo lực , là mảnh đất để thù hận
,ân oán..nảy nở. Đó là một hệ thống cai trị chứa đựng mâu thuẫn đối nghịch,
địch ta , cho nên sớm hay muộn, theo quy luật cũng bị tan rã do tự thân hoặc
ngoại lai. Khác với các thể chế dựa trên sự đồng thuận có thể tự hoàn thiện để
phát triển lâu dài, thể chế chuyên chính không có cơ chế sửa lỗi để tự hoàn
thiện nên phải tan rã.
Theo khoa học
về tổ chức xã hội, bốn thập kỷ là thời gian trung bình chín muồi của ít
nhất ba thế hệ hành động, là thời gian đủ cho các giá trị đương thời theo quy
luật là tách rời khỏi ảnh hưởng của giá trị ban đầu 40 năm trước. Dù cho 40 năm
trước rực rỡ huy hoàng cũng không cứu được. Cho nên thay đổi là đương
nhiên theo lẽ trời. Thay đổi lúc vào tuổi giữa tuổi 40 lúc này là tất yếu, chỉ
có điều là phải thông minh, khách quan để làm chủ sự thay đổi đó môt cách hòa
bình mà thôi.
VĨ THANH
Ông Trọng năm nay
vừa bước sang tuổi 75. Xin chúc mừng ông nhân ngày sinh (chúc muộn còn hơn
không). Như chúng tôi, ông cũng đã nhìn thấy tấm gương của những người nắm
quyền lực đi trước ông đã mang gì theo gì khi trở về cát bụi và để lại gì cho
hậu thế đánh giá ngàn năm. Họ có thể đã cố gắng hết sức mình, nhưng có thể phạm
sai lầm do năng lực, do nhầm lẫn, do thiếu hiểu biết, do tham làm, do chưa đủ
quyền lực hay là do thời thế chưa đủ…cho nên đã phá nát vinh quang và công lao
dựng nên bởi xương máu người dân, của các anh hùng hào kiệt, của các tiền
bối lão thành…và rồi hậu quả bia miệng muôn đời không sao gột được . Họ thật
đáng trách nhưng cũng đáng thương. Ông đi sau, lại đủ tài năng, thiên thời, địa
lợi, nhân hòa cho một sự thay đổi hòa bình ngoạn mục. Ông đủ quyền lực và sự
ủng hộ cho việc đổi thay đó, Bây giờ và không bao giờ! Chúng tôi không nghi ngờ
gì về sự nặng lòng với dân với nước (và với ĐCS nhất định rồi) của ông. Xuất
thân Văn Sử, chắc ông thuộc lòng câu thơ của Văn Thiên Tường :
NHÂN SINH TỰ CỔ THÙY
VÔ TỬ LƯU THỦ ĐAN TÂM CHIẾU HÃN THANH. 人生自古誰無死 留取丹心照汗青
(P/S: Còn thay đổi
thế nào, xin bàn lúc thích hợp...)
(Fb Gia Ninh Trần)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire