LIÊN HIỆP CÁC HỘI KH & KT VIỆT NAM
VIỆN N/C CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN SENA
Số: 05/2019/CV-SENA
V/v: Thực hiện Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực
Chính phủ Trương Hòa Bình về nhà 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự
do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Kính gửi:
- Quý vị Lãnh đạo Trung ương và Thủ đô
- Quý vị Đại biểu Quốc hội
- Các cơ quan và tổ chức liên quan
I) ĐẤT NƯỚC CÒN NHIỀU VIỆC PHẢI LÀM, SONG VIỆC
PHẢI LÀM NGAY LÀ XÂY DỰNG TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN VÀ CHỌN LỰA CÁN BỘ, ĐẶC BIỆT LÀ Ở
THỦ ĐÔ HÀ NỘI
a) Vài nét về Viện Nghiên cứu - Think Tank
SENA
Viện N/C Công nghệ và Phát triển SENA (Viện
N/C- Think Tank SENA) thành lập ngày 10/4/1992 theo Quyết định số 604/LHH của
Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam. Đây là một trong các đơn vị khoa học đầu tiên hoạt động tự chủ theo
chủ trương của Đảng, Nhà nước và cũng là một trong các tổ chức hoạt động sớm nhất theo hướng Think Tank, tức chủ động nghiên cứu
và đề xuất chủ trương, chính sách công.
Hoạt động
của Viện N/C - Think Tank SENA trải dài ở
nhiều lĩnh vực: Từ các công trình lớn đến các Khu Công nghệ cao, Khu Đô thị
Đại học; Từ công trình tôn giáo đến Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Từ
quy hoạch của Hà Nội đến các vùng biển, đảo. Hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực
giúp Viện N/C - Think Tank SENA có cái nhìn vừa mang tính hạ tầng xã hội, vừa thượng tầng kinh tế, văn hóa và Hội nhập
Quốc tế.
Liên tục
20 năm qua, Viện N/C - Think Tank SENA đã góp phần xây dựng Hệ thống Triết lý
phát triển mới, tiền đề cho một Chính thể mới, một Văn hóa mới. Gần đây nhất là
cuốn “Về một Việt Nam tươi đẹp sau năm 2020”, xuất bản ngày 19/5/2019, đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề đang được
xem là “Rất lớn, vô cùng khó” của đất nước. Trong đó nhấn mạnh việc xây dựng
Triết lý phát triển và tiêu chí lựa chọn cán bộ.
b) Một
số kết quả nghiên cứu liên quan đến Hà Nội của Viện Nghiên cứu - Think Tank
SENA trong các vấn đề nêu trên
Viện N/C - Think Tank SENA đã nghiên cứu, đề
xuất nhiều vấn đề liên quan đến Hệ thống Triết lý, Mô hình phát triển cho một
Chính thể mới và Văn hóa mới của Việt Nam trong thế kỷ 21. Theo đó, với Thủ đô
Hà Nội, có một số vấn đề cần chú trọng:
▪ Thứ
nhất: Chính quyền Hà Nội chưa nhận thức rõ:
1) Trách nhiệm với một Chính phủ Kiến tạo, Liêm chính; 2) Xây dựng một Thủ đô mới
không thể thiếu người dân Hà Nội và cả nước; 3) Cần coi trọng “Hiệu quả” thay
vì coi trọng “Quy trình”.
▪ Thứ hai: Nhiều cán bộ Hà Nội chưa có tinh thần
phục vụ Dân, thậm chí coi công việc chỉ là một dạng Kinh doanh, dẫn đến tham
nhũng, hối lộ, tạo dựng “Sân sau”. Những người này ăn riêng, song có việc thì liên
kết để trở thành bầy sâu. Họ ăn của Dân
không từ thứ gì và làm hư hại nghiêm trọng đến Khối Đại đoàn kết Dân tộc.
▪ Thứ ba: Hà
Nội là Thủ đô nên phải là tấm gương về xây dựng Tầm nhìn, về thúc đẩy Văn hóa,
về Trau dồi Tri thức. Cần từ bỏ tư duy ngắn hạn “lát vỉa hè bằng đá bền 70
năm” và lối nghĩ bảo thủ “Hà Nội không vội được đâu”,… để Thủ đô không còn là nơi tập trung vấn nạn như tham nhũng, tắc đường,
văn hóa xuống cấp,…
▪ Thứ tư: Lãnh tụ Hồ Chí Minh nói: “Cán bộ là
cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ của Thủ đô từ Thành phố, Quận, Huyện, đến
phường, xã, không thể chỉ biết lo chạy chức, chạy quyền rồi sau đó lo “Chia lô,
bán nền” để gỡ vốn và chạy chức to hơn. Họ
phải biết tôn trọng Giới tinh hoa và nỗ lực để trở thành Tinh hoa.
▪ Thứ năm: Muốn Đổi mới đất nước, trước hết phải
Đổi mới Thủ đô; Hiện nay, Văn hóa kiểu Duy vật, tất cả vì đồng tiền dường như
đang chiếm ưu thế ở Thủ đô. Là hình mẫu
cho cả nước, Hà Nội phải là một Đô thị Văn hóa và Tri thức, trong đó trước hết
là xây dựng Văn hóa Lãnh đạo và Văn hóa Cộng đồng.
II) VIỆC “NHÀ 35 ĐIỆN BIÊN PHỦ”, QUẬN BA ĐÌNH
ĐẾN NAY VẪN CHƯA CHẤM DỨT, LÀ MỘT TRONG CÁC VÍ DỤ CHO THẤY HÀ NỘI PHẢI SỚM THAY
ĐỔI ĐỂ ĐÁP ỨNG 5 NHU CẦU TRÊN
a)
Tóm tắt việc “Nhà 35 Điện Biên Phủ”
Năm 1997, sau khi có giấy
phép, Viện N/C - Think Tank SENA phá dỡ
toàn bộ nhà 35 Điện Biên Phủ cũ do xuống cấp nghiêm trọng (nhà 35 ĐBP thuộc
quỹ nhà Bộ Công an, không thuộc quỹ nhà cho Hà Nội sử dụng) và xây trụ sở mới tại đây không từ tiền Hà
Nội hay Nhà nước. Năm 2007, theo Hiệp định giữa hai Chính phủ Việt Nam và
Pháp, Viện đã cùng các viện của Pháp xây
dựng Đề án “Ngôi nhà KH&CN 35 Điện Biên Phủ”.
Ngày 5/2/2009, Viện N/C - Think Tank SENA có văn bản, tài liệu đề xuất với
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về xu thế và một số việc cần làm sớm: 1) Đã xuất hiện Thời đại vừa Cạnh tranh, vừa
Hội nhập, trong đó Quan hệ Mỹ - Trung ảnh hưởng lớn tới diện mạo thế giới; 2) Cần
có Đường lối đối ngoại, đối nội mới theo Chủ thuyết Hồ Chí Minh; 3) Cần coi trọng
xây dựng quan hệ chiến lược với Mỹ như với Trung Quốc;…
Ngày 26/2/2009, lấy lý do có “Đơn tố cáo gay gắt”, UBND TP Hà Nội ra văn
bản số 1490/UBND-GT do một Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội ký, viết: “Giao Sở
Xây dựng kiểm tra, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố theo quy định trong tháng
2/2009”. Tháng 2/2009 có 28 ngày, vậy là văn bản này yêu cầu Sở Xây dựng chỉ trong 2 ngày phải kiểm tra, đề xuất, báo cáo với
UBND TP Hà Nội.
Ngày 10/3/2009, bỏ qua đề nghị “tiếp tục cho Viện SENA ký hợp đồng thuê
nhà” tại văn bản số 573/QL&PTN-QL ngày 09/03/2009 của Công ty Quản lý &
Phát triển Nhà Hà Nội (Công ty Nhà Hà Nội), một Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội
(người ký sai phép để nhà 8B Lê Trực lấn không gian Lăng Bác Hồ) đã không kiểm tra, không thông báo và chỉ cần
10 ngày để ký văn bản 1370/SXD-QLN đề nghị thu hồi nhà 35 Điện Biên Phủ với
nội dung sao chép thư tố cáo là Viện N/C
- Think Tank SENA “Không sử dụng nhà”, “Không có nhu cầu sử dụng nhà” và cho “tổ
chức nước ngoài thuê”. Bốn năm sau, ngày 04/3/2013, UBND TP Hà Nội ra Quyết
định số 1977/QĐ-UBND thu hồi nhà 35 Điện Biên Phủ, trên cơ sở văn bản sai sự thực, trái thẩm quyền và
trái pháp luật này.
Ngày 2/4/2009, phản đối việc các cơ quan của Hà Nội nói các Viện
Khoa học của Pháp là bên Thuê nhà và Viện N/C SENA
cho các tổ chức nước ngoài thuê nhà, Ngài Đại sứ Pháp đã gửi công hàm số
1212/CHA cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rõ: “Nhân
dịp ký kết tại Hà Nội vào ngày 7/3/2007 Hiệp định Pháp - Việt về Hợp tác
KH&CN, hai bên đã thỏa thuận cụ thể hóa bước đầu hiệp định này, thông qua
việc tập hợp dưới “Ngôi nhà Khoa học Pháp” các viện nghiên cứu của Pháp hiện
đang có mặt tại Việt Nam (CNRS, IRD, CIRAD).
SENA/DCA đã được chỉ định là cơ quan đầu mối với các Viện khoa học của chúng
tôi để cụ thể hóa Dự án này. Các hợp đồng đã ký giữa SENA/DCA với lần lượt
ba viện của Pháp là để cho phép các cơ quan này đóng tại tòa nhà ở địa chỉ 35
Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội”.
Ngày 12/7/2017, Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 301/TB-VPCP Kết luận
của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về khiếu nại của Viện N/C - Think
Tank SENA: “1. Chủ tịch UBND TP Hà Nội thu
hồi Quyết định 1977/QĐ-UBND ngày 04/3/2013 về thu hồi nhà, đất tại số 35 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, Thành phố
Hà Nội ...2. Liên hiệp các Hội Khoa học
và Kỹ thuật Việt Nam lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất do Liên hiệp Quản lý, trong đó có
nhà đất tại số 35 ĐBP, ...”.
Ngày 26/02/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thiếu tướng Công an Nguyễn Đức
Chung, ký Báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, với nội dung: “Không có cơ sở để thu hồi Quyết định số 1977/QĐ-UBND của UBND TP Hà
Nội” và: “Kính đề nghị Thủ tướng cho
phép: UBND Thành phố Hà Nội giữ nguyên Quyết định số 1977/QĐ-UBND”.
Ngày 28/6/2018, trả lời Báo cáo của ông Nguyễn Đức Chung, Văn phòng
Chính phủ ra văn bản số 6136/VPCP - V.I, nêu rõ nội dung Chỉ đạo của Phó Thủ tướng
Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: “Chủ
tịch UBND Thành phố Hà Nội thực hiện theo ý kiến Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường
trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Thông báo số 301/TB-VPCP, ngày 12/7/2017
của Văn phòng Chính phủ ”.
Ngày 22/5/2019, Công ty Nhà Hà Nội có văn bản số 1094/QL&PTN-QL cho
biết, ngày 24/4/2019, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 477/TB-UBND về việc thực
hiện Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, nêu: “Theo báo cáo, đề xuất của Thanh tra Thành
phố”…, “Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội thống nhất kết luận: Giao
Công ty TNHH MTV Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội lập phương án sắp xếp, xử
lý nhà đất tại 35 Điện Biên Phủ, quận Ba Đình,…”.
b)
Những suy ngẫm từ vụ việc “Nhà 35 Điện Biên Phủ
Vừa nhận thư tố cáo, một
Phó Văn phòng UBND TP Hà Nội ký ngay văn bản phải giải quyết trong hai ngày, bỏ qua Luật Khiếu nại quy định phải thông
báo cho cơ quan bị tố cáo. Từ đây, một Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội chỉ
cần 10 ngày, không kiểm tra và sao chép
thư tố cáo sai sự thực để “đề nghị thu hồi” trụ sở một cơ quan khác, cho dù
cơ quan này không thuộc UBND TP Hà Nội và không thuộc lĩnh vực xây dựng.
Khi kết quả thanh tra của
Đoàn Thanh tra liên ngành cho thấy đề
nghị “thu hồi” của Sở Xây dựng Hà Nội là sai sự thực, thì một Phó Thanh tra
Hà Nội yêu cầu Trưởng đoàn Thanh tra ký Kết luận “thu hồi” nhà 35 Điện Biên Phủ
và giải thích đây là ý của “Cấp cao”.
Khi Trưởng đoàn Thanh tra không ký thì Phó Thanh tra này không ngần ngại ký
thay, cho dù không có tên trong Đoàn Thanh tra và biết rõ nội dung của Kết luận
Thanh tra thể hiện rõ người ký đã chà đạp lên Sự thực, Quy trình và Pháp luật.
Hùa vào việc ép Lãnh đạo
UBND TP Hà Nội ký quyết định “Thu hồi” nhà 35 Điện Biên Phủ, còn có Phó Tổng
Giám đốc một tờ báo của VOV. Với loạt bài “Lập viện nghiên cứu, Kinh doanh công
sản” sao chép từ thư tố cáo sai sự thực,
ông này nhận Giải thưởng Quốc gia về
Chống Tham nhũng năm 2009, và được lên chức Tổng Biên tập báo này.
Hiệu năng, Văn hóa, Đạo đức
của Chính quyền cần xem, khi chỉ với một ngôi nhà (35 Điện Biên Phủ) là tài sản của công dân, dùng để thực hiện chủ
trương của Đảng, Nhà nước, và đã rõ việc tùy tiện “thu hồi” là sai trái, vậy
mà đã năm thứ 11, vụ việc vẫn chưa được giải quyết, làm tổn thất nhân lực, vật
lực của xã hội, của Nhà nước
Sở Xây dựng nhiều lần đề
nghị “thu hồi” nhà 35 ĐBP, nhưng các Phó Chủ tịch Hà Nội không duyệt, nên Phó Thanh tra vừa “Đóng thế”- ký Kết luận
Thanh tra, vừa “Tự diễn biến” - đưa cơ quan Thanh tra thành đơn vị đề nghị “thu
hồi”, để một Phó Chủ tịch phụ trách Thanh tra ký Quyết định thu hồi nhà 35
ĐBP cho “đúng Quy trình”.
Vai trò Công an không nhỏ
trong Sự nghiệp “Văn hóa hóa” và “Tri thức hóa”, song không thể tùy tiện tước đoạt tài sản vật chất và tinh thần của xã hội để
“Công an hóa”. Xem ra cả Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, người ký Quyết định
thu hồi nhà 35 ĐBP và Thiếu tướng Công an, Chủ tịch UBND TP hiện nay, người bảo
vệ quyết định “Thu hồi” này, đều đã không nhận thức được điều này.
Họ làm bất kể mọi việc, chỉ cốt cường quyền, tham
nhũng và che giấu việc làm sai trái: Từ tước đoạt trụ sở Viện nghiên cứu để
“mở rộng Trụ sở Công an”, đến bỏ qua Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/1/2007 của
Thủ tướng Chính phủ, được Phó Giám đốc Sở Xây dựng và Phó Thanh tra, nay là
Chánh Thanh tra Hà Nội luôn viện dẫn, cho dù theo đó, hai ông này không có thẩm quyền đề nghị “thu hồi” nhà 35 Điện Biên Phủ.
Lãnh đạo Hà Nội nay vẫn
làm trái chỉ đạo của cấp trên để bênh vực hai ông này. Ví như Phó Thủ tướng Thường
trực chỉ đạo là : “Chủ tịch UBND TP Hà Nội thu hồi Quyết định 1977/QĐ-UBND ngày
04/3/2013 về thu hồi nhà, đất tại số 35 Điện Biên Phủ”, thì nội dung này không thấy trong văn bản số
477/TB-UBND ngày 24/4/2019 của Hà Nội; Chức danh Chủ tịch UBND TP Hà Nội của
ông Nguyễn Đức Chung cũng không còn nữa, và được thay bằng cụm từ tránh né
và thiếu trách nhiệm là “Tập thể Lãnh đạo”.
Hay như Chỉ đạo của Phó Thủ
tướng Thường trực là: “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lập
phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất…” thì nay bị biến thành: “Tập thể lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội thống
nhất kết luận: Giao Công ty TNHH MTV Quản lý & Phát triển Nhà Hà Nội lập
phương án sắp xếp, xử lý nhà đất”. Với cách hành xử này, thật ái ngại cho
các chức danh “Thanh tra”, “Chủ tịch UBND TP”, “Tập thể Lãnh đạo UBND TP Hà Nội”,…
trong con mắt người Thủ đô.
Cần sớm Đổi mới Chính thể
và Văn hóa cho Hà Nội, nhất là Văn hóa
Lãnh đạo, để chọn Lãnh đạo với tiêu
chí đầu tiên là Đàng hoàng, tránh không như ở việc 35 Điện Biên Phủ, trước
thì đòi kỷ luật Công ty Nhà Hà Nội, vì đơn vị này làm đúng việc, không đúng ý
“Cấp cao” (trang 2 văn bản này, dòng 9 từ dưới lên), nay đã rõ là sai, thì
“Thanh tra”, “Tập thể Lãnh đạo”,… lại không nhận lỗi và đẩy phần việc của mình
cho cấp dưới.
III) KIẾN NGHỊ VỚI CÁC QUÝ VỊ ĐẠI DIỆN CHO DÂN
Là người Việt Nam ai cũng mong muốn, đến năm 2045, Việt Nam trở thành một
cường quốc, một “Vùng đất lành” của Thế giới. Tuy nhiên, với Chính thể hiện
nay, Văn hóa hiện nay và Con người hiện nay, thông qua ví dụ nêu trên về Thủ đô
Hà Nội, thì chắc chắn, mơ ước tốt lành
này sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Là Công an nhưng làm Bác
sĩ thì phải biết coi trị bệnh, cứu người
là trọng. Là Công an nhưng làm Lãnh đạo Hà Nội thì phải biết coi Thủ đô là trọng. Là Công an nhưng
làm Lãnh đạo đất nước thì phải biết coi
Quốc gia là trọng. Cũng như vậy, là Đảng viên nhưng làm Đại biểu Quốc hội
thì phải biết coi Dân là trọng.
Nói điều này để thấy, tuy
khác biệt về vị thế xã hội, song Quý vị Lãnh đạo và Đại biểu Quốc hội có điểm
chung, đó là làm gì cũng được, nhưng phải là “Con của Trời”, tức là làm gì cũng phải trên tinh thần “Trăm điều phải
có Thần linh Pháp quyền”, phải coi Quyền Con người, Cộng đồng, Quốc gia là trên
hết; Đồng thời, phải là “Con của Dân”,
tức là luôn lắng nghe Dân để hoàn thành sứ mệnh mà người Dân trao cho.
Người dân chỉ tin những gì
mang lại lợi ích cho họ, vì thế quan điểm
Kinh tế Nhà nước là chủ đạo không hợp lòng Dân; Đơn giản vì Dân không thấy
mình trong đó. Người Dân cũng khó chấp
nhận “Công hữu hóa đất đai”; Đơn giản là người Dân không được sở hữu đất
đai, trong khi một số không nhỏ lại nhân danh Đảng, Nhà nước lợi dụng điều này,
để công khai tham nhũng, hống hách và hưởng quyền lợi bất chính từ đây.
Người Dân không tin ai
mang danh là “Lãnh đạo”, mà đến lời nói, chữ ký và điểm chỉ của chính họ, còn bị
họ xem nhẹ. Người Dân cũng không tin ai mang danh “Thanh tra”, “Chính quyền”,
song không tôn trọng Sự thật và Đạo lý, chỉ biết coi Cường quyền và Tiền bạc là
“Cấp cao”. Vậy nên, để có được sự Đoàn kết và Niềm tin trong xã hội, có hai việc
phải làm ngay. Thứ nhất: Xây dựng Hệ thống
Triết lý mới nhằm tạo lập Chính trị mới và Thể chế mới. Thứ hai: Kiến tạo Văn hóa mới và Con người mới.
Quốc gia sẽ không thể vượt
qua một chặng đường để đến đích, nếu không có bước đi ban đầu đúng đắn. Để làm
nên những điều kỳ vĩ, hãy bắt đầu bằng những việc tưởng như rất nhỏ vì Dân, ví
như việc nhà 35 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội.
Trân trọng.
T/M VIỆN NGHIÊN CỨU -
THINK TANK SENA
Phó Chánh Văn phòng
Nguyễn Thị Hoa
(Kèm theo văn bản này, xin gửi biếu Quý vị cuốn
“Về một Việt Nam tươi đẹp sau năm 2020”, xuất bản ngày 19/5/2019, để cùng hiểu
và luôn nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Nơi nhận:
- Như trên
- Cá nhân và đơn vị liên
quan
https://huynhngocchenh.blogspot.com/
- Lưu V/p
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire