Tàu sân bay của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) Liêu Ninh tham gia một cuộc diễu hành hải quân gần Thanh Đảo ở phía đông tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc, vào ngày 23-4-2019. Ảnh: AFP. |
(PLO)- Theo một
chuyên gia về hàng hải, Trung Quốc đang tổ chức một lực lượng hải quân bí mật
xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lực lượng dân quân trên biển của Trung Quốc bao gồm
các tàu không trang bị vũ khí đang đóng vai trò ngày càng tăng đối với các yêu
sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh
gần đây đã cho thấy các tàu Trung Quốc dành gần như toàn bộ thời gian neo đậu
và thường tập trung thành các nhóm lớn, tờ Foreign Policy cho biết. Việc neo đậu này được xem là “rất khác
thường” vì các tàu đánh cá thương mại thường không hoạt động gần nhau như vậy.
Giám đốc chương
trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) và thành viên của Chương trình
Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS), ông Gregory Poling cho biết: “Trung Quốc đang sử dụng hàng trăm tàu
cá dưới sự chỉ huy của lực lượng dân quân trên biển để khẳng định yêu sách của
mình và quấy rối các nước láng giềng ở quần đảo Trường Sa” (thuộc chủ quyền của
Việt Nam).
Bình luận trên tờ Foreign Policy, ông Poling viết: “Không có lời giải thích thuyết phục nào khác được đưa
ra cho lý do tại sao rất nhiều tàu cá tham gia các hoạt động không có ý nghĩa
thương mại nhiều tháng liền, hoặc tại sao họ lại có ý định che giấu hành động
của mình".
Ông Poling cũng nói thêm: “Lời giải thích duy nhất
về tất cả các hành vi này là hầu hết các tàu này tham gia, ít nhất là bán thời
gian, vào hoạt động của dân quân biển Trung Quốc”. Ông giải thích rằng có 200
đến 300 tàu đã được phát hiện tại đá Xu Bi và đá Vành Khăn (thuộc quần đảo
Trường Sa của Việt Nam).
Nhà phân tích này
cũng nói thêm: “Hình ảnh vệ tinh thường xuyên cho thấy các tàu dành gần như
toàn bộ thời gian neo đậu, thường là trong các cụm lớn. Đây là sự thật, cho dù
các tàu này ở trong đầm phá tại đá Xu Bi và đá Vành Khăn hay lảng vảng ở những nơi khác trong Trường Sa đi nữa”.
Ông cũng nói thêm
các tàu này hiếm khi dùng ngư cụ của họ.
Ông Poling lo ngại rằng một cuộc khủng hoảng có thể
xảy ra nếu Bắc Kinh không đưa các tàu này ra khỏi khu vực. “Lực lượng này không
chuyên nghiệp, không được đào tạo bài bản và nằm ngoài khuôn khổ của luật hàng
hải quốc tế, các quy tắc quân sự hoặc các cơ chế đa phương được thiết lập để
ngăn chặn các sự cố không an toàn trên biển”.
“Sự cố bạo lực tiếp theo xảy ra ở Biển Đông nhiều
khả năng có liên quan đến lực lượng dân quân Trung Quốc hơn là Quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc (PLA) hoặc Lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc. Những sự
kiện này sẽ thiếu các cơ chế liên lạc và giảm leo thang tranh chấp giữa các
bên”, ông Poling viết.
“Cách duy nhất để tránh một cuộc khủng hoảng được
gây ra bởi các tàu bán quân sự này là thuyết phục Bắc Kinh đưa lực lượng này ra
khỏi nước cờ của họ. Bước đầu tiên là Trung Quốc phải thừa nhận các bằng chứng
về số lượng và hoạt động của các tàu này là quá sức tưởng tượng, và nhấn mạnh
rằng chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho hành vi của các tàu
này", ông bình luận.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire