Thiện Tùng
21/07/2019
Thiện Tùng: "Căn cứ vào
tình hình thực tế, theo nhận định của người viết: Ở Việt Nam ta, thể chế Độc tài đang thúi nát, bị đa số nhân dân
nguyền rủa, đã trở thành phi chính nghĩa, chỉ còn đựa vào Quân đội, Công an để
trấn áp và dùng Ban Tuyên giáo chỉ đạo
hệ thống truyền thông tiếp tục lừa mị kiếm sống qua ngày. Còn phía đấu tranh
cho Dân chủ, tuy còn lẻ tẻ, chưa đủ mạnh, nhưng chính nghĩa, đang chiếm thế
thượng phong. Họ biết dùng sức mạnh của dân và họ đang cùng dân đứng trên ranh
giới giữa Đối thoại và Đối chọi."
Bà Phạm thị Lài và con gái Hồ Nguyên Thủy tự lột cả áo quần đấu tranh giữ đất ở huyện Cái Răng, Cần Thơ - Ảnh Lê Hiền Đức/RFA |
Những ngày qua
tôi nghe một số gã, ả “trọng ngoại, khinh nội” cho rằng dân Hồng Kông (HK) đấu
tranh kiên cường hơn dân Việt Nam (VN)…”. Nếu họ là những người “lính chiến”
đưa ra nhận xét như thế chẳng nói làm chi, đàng nầy, tôi biết rất rõ, từ lâu họ
chưa một lần đóng vai “diễn viên” mà chuyên thủ vai “khán giả”. Với lối nhìn
hời hợt, họ làm sao thấu nổi địa chính trị và quyền hạn của người dân hai nơi
khác nhau.
HỒNG KÔNG
1/ Dân HK đấu tranh giữ thể chế chính trị Dân
chủ vốn đã có:
Anh trả HK cho Trung Quốc (TQ) năm 1997 với
giao kết 50 năm (1997-2047) điều hành theo thể thức “Một quốc gia, hai chế độ” – Trung Hoa lục địa theo thể chế
chính trị nào đó thì tùy, còn đặc khu HK tiếp tục theo thể chế chính trị Dân
chủ Đa nguyên. Vì vậy, về danh nghĩa, HK là một bộ phận của Trung Quốc, nhưng
về tính chất , giống như Đài Loan, HK như một quốc gia độc lập tự trị ít nhứt
cũng đến hết năm 2047 theo giao kết. Chưa hết hạn giao kết, TQ áp đặt thể chế
chính trị Độc tài lên phần đất HK còn đang theo thể chế Dân chủ là sai. Dân HK
có quyền đứng lên chống những sai phạm ấy là phù hợp với pháp lý? .
2/ Về
quyền hạn của người dân HK :
Dân HK dựa vào
lợi thế “Một quốc gia, hai chế độ
. Họ dùng chiến thuật “biển người” đấu tranh cho yêu sách “độc lập tự trị” là
hợp pháp:
- Năm 2014, tuổi trẻ HK dùng chiến thuật “biển
người”, hàng triệu người tham gia cuộc biều
tình (Dù vàng) “Chống Trung Hoa lục địa
áp đặt bộ máy cai trị ở HK”. Kết quả
bất thành: Những người cầm đầu nếu không bị bắt cũng bị khống chế, trong đó có
người hùng Joshua Wang / Phong trào đấu tranh tắt lịm / Trung Hoa lục địa vẫn
áp đặt được người thân với mình cai trị đặc khu HK .
- Mãi đến 4
năm sau, ngày 9/6/2019, cũng với chiến thuật “biển người”, gần 2 triệu người
gồm trẻ lẫn già ( khoảng 1/4 dân số HK) xuống đường đấu tranh đòi nhà cầm quyền
HK “Hủy bỏ dự luật Dẫn độ” và “Yêu cầu bà Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt
Nga (Carrie Lam) từ chức”. Kết quả bước đầu, bà Lam tuyên bố “rút lại luật Dẫn
độ” và “xin từ chức”, nhưng nhà cầm
quyền Trung Quốc không cho từ…Cuộc biểu tình còn đang tiếp diễn, hãy chờ xem.
VIỆT NAM
1/ Dân Việt Nam đòi thực
hiện thể chế chính trị Dân chủ vốn chưa có:
Xét về tính chất, dân HK đấu tranh chống
áp đặt thể chế Độc tài lên thể chế Dân chủ vốn có, còn dân Việt Nam ta đấu
tranh yêu cầu nhà cầm quyền cải tổ thể
chế Độc tài lỗi thời, thay vào đó bằng chế chính trị Dân chủ Đa nguyên vốn chưa
có là hoàn toàn khác nhau. Yêu cầu mang yếu tố thương lượng. Hễ thương
lượng thì phải nhân nhượng qua lại để tìm ra giải pháp tối ưu, không bên nào
được bảo thủ hay áp đặt. Thương lượng là đấu tranh lý lẽ (đối thoại), mang yếu
tố hòa giải. Nếu hòa giải không thành ắt dẫn đến đối chọi.
Căn cứ vào
tình hình thực tế, theo nhận định của người viết: Ở Việt Nam ta, thể chế Độc tài đang thúi nát, bị đa số nhân dân
nguyền rủa, đã trở thành phi chính nghĩa, chỉ còn đựa vào Quân đội, Công an để
trấn áp và dùng Ban Tuyên giáo chỉ đạo
hệ thống truyền thông tiếp tục lừa mị kiếm sống qua ngày. Còn phía đấu tranh
cho Dân chủ, tuy còn lẻ tẻ, chưa đủ mạnh, nhưng chính nghĩa, đang chiếm thế
thượng phong. Họ biết dùng sức mạnh của dân và họ đang cùng dân đứng trên ranh
giới giữa Đối thoại và Đối chọi.
2/ Về quyền hạn của người dân Việt Nam:
Để che đậy Độc tài, theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, nhà cầm quyền
cho ra đời Hiến pháp hiện hành (2013) tương đối “mềm”, có đủ “đầu đuôi thủ vĩ ”. Riêng điều 25 ghi:“ Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí , tiếp cận
thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật
quy định”.
Ở đâu có áp
bức ở đó có đấu tranh, bất cần có luật hay không, dân chúng đã và đang dựa vào
điều 25 Hiến pháp (luật mẹ), kết hợp đấu tranh dân sinh với dân chủ theo hình
thức bất bạo động, gây sức ép, buộc nhà cầm quyền giải quyết thỏa đáng những
yêu sách chính đáng của người dân. Phải “liệu cơn gắp mắm”- Hoàn cảnh nào phong trào ấy.
Dân Việt Nam không được lợi thế như dân HK,
đang kẹt trong thế “Một quốc gia, một chế độ”, phải tôn trọng pháp luật
hiện hành, hình thức và phương pháp đấu tranh phải linh hoạt, sáng tao, thiết
thực, có lý có tình… mới buộc được nhà cầm quyền chấp nhận. Đấu tranh với những
yêu sách Dân sinh, Dân chủ của nhân dân
VN không hề “cải lương”, không bạo phát bạo tàn như dân HK, họ đeo bám dai như
đĩa đói và không kém phần quyết liệt để bảo vệ công bằng, công lý. Cái giá phải
trả cho cuộc đấu tranh Dân sinh Dân chủ không thể khoan nhượng nầy không hề
nhỏ, chưa nói số chết, bị thương và bị trục xuất, đang có hơn 200 người bị cầm tù dài hạn vì bất đồng chính kiến, bị
xem như chính trị phạm. Dân HK tổ chức biểu tình đình đám, cả 2 lần chỉ đạt
được một nhượng bô là “rút luật Dẩn độ”. Còn dân VN đấu tranh bằng nhiều hình
thức đạt kết quà từng phần hoặc toàn phần trên cả 2 lĩnh vực dân sinh và Dân
chủ - từng phần thì vô số kể, còn toàn phần cũng buộc được nhà cầm quyền thu
hồi 2 dự luật “Đường sắt cao tốc Bắc-Nam” và “Luật Đặc khu Kinh tế”.
Nếu nói nhân
dân Việt Nam đấu tranh không cương quyết, thiếu linh hoạt, sáng kiến, sáng tạo
như dân HK, tôi cho rằng nói thế là lầm to. Về ý chí, hình thức, phương pháp
đấu tranh, dân HK còn phải học hỏi nhiều ở dân Việt Nam. Tôi sẽ viết bài chứng
minh về sự khẳng định nầy của mình. Là dân Nam bộ, nói tiếềng Nam bộ, tôi nói
viết là viết, còn viết có đúng/tốt hay không đó là chuyện khác – mượn ý của ông
Nguyễn Thiện Nhân . -/-
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire