Thiện Tùng
15/1/2020
Xác Ông Lê Đình Kình
trước khi tẩn lịm.
|
Chắc ít nhiều ai cũng
biết, sau bước diễn tập, đêm 8 rạng 9/1/2020,
chấp hành lịnh trên, Bộ Công an mở cuộc hành quân Cảnh sát càn vào xã Đồng Tâm nhầm “yểm trợ từ xa” và
xử trị những kẻ “cầm đầu” chống cưỡng chế 59 héc-ta (mẫu) đất “tranh chấp” ở
cánh Sênh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại vi Hà Nội.
Với đội quân hàng ngàn Cảnh sát, được trang bị
đủ mạnh, có xe thiêt giáp trợ chiến, có xe chữa lửa, xe cứu thương phòng khi có
sự cố. Lúc 4 giờ sáng ngày 9/1/2020, trong khi mọi người còn ngủ, đội quân Cảnh
sát nầy tràn vào tấn công, mục tiêu chính là khu vực nhà ông Lê Đình Kình, nơi
bị cho là hang ổ của thế lực chống đối lịnh cưỡng chế đất. Hậu quả: Phía tấn
công chết 3 sĩ quan; Phía chống đỡ tự vệ chết 1, bị bắt 22, trong đó có lão già
Lê Đình Kình bị lực lượng Công an hạ sát tại nhà. Ông Kình 84 tuổi đời, 60 tuổi
Đảng, cũng vì tiên phuông đấu tranh bảo vệ đất của dân làng ở cánh đồng Sênh,
bị Quân đội và Công an đánh gãy chân 3 năm trước đây.
Nhìn hình ảnh những
người chết, bị bắt trong cuộc “nồi da xáo thịt” ai mà chẳng chạnh lòng
thương:
1/ Phía
tấn công:
Có 3 sĩ quan chết “hy sinh” (xem ảnh). Trường hợp hy sinh phía Công an
có nói tới, nhưng người nói vầy người nói khác (chưa xác quyết) nên tôi không
đề cập vào đây.
Ba cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh trong vụ Đồng Tâm.- Ảnh: Tin tức Việt Nam |
1/ Đại tá
Nguyễn Huy Thành
2/ Thượng úy Phạm Công Huy
3/ Trung úy Dương Đức Hoàng Quân
Cả ba đều được Nhà nước vinh danh đồng hạng:
1/ Đều được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc cấp“Bằng Tổ quốc ghi công”
2/ Xét đề nghị của bộ
trưởng Công an Tô Lâm, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký Quyết định tặng thưởng
“Huân chương Chiến công” hạng nhứt cho
cả ba sĩ quan nầy.
2/ Phía chống đỡ tự vệ:
Có 1 chết và 22 bị
bắt. Người chết là ông Lê Đình Kình, ông bị bắn 4 phát đạn ( 2 viên vào đầu, 1
viên vào chân và 1 viên vào vùng tim và bị mổ bụng không biết để lấy đầu đạn
hay coi tim ông lớn hay nhỏ; 22 người bị
bắt, trong đó được biết có 1 nữ và 3 nam
là con cháu ông Kình đang bị hỏi chờ ngày xét xừ.
Cụ Kình 84
tuổi, gần 60 tuổi Đảng, từng giữ các chức Trưởng Công An Xã, sau là Phó
Chủ tịch Xã sau lại là Bí Thư Đảng Bộ xã. Cụ bị sát hại ngày 09/01 tại nhà vào
4 giờ sáng. Thi thể được công an trả về cho gia đình sau khi họ mang
xác Cụ đi.
Dương Quốc Chính 13-1-2020 Thời sự 19h của VTV tối 13/1/2020 đăng tin về vụ Đồng Tâm. Hôm nay chủ
yếu là lấy lời khai từ thân nhân của ông Kình.
|
–
ẢNH CHỤP MÀN HÌNHImage caption
|
Vì sao mà “te tua” hết vậy ! Có lẽ đau vì đòn roi, khổ vì
cha ông chết còn bị hành xác?!. Nhưng có lẽ không bằng nỗi khổ của bà Dư thị
Thành vợ ông Kình, trong ngôi nhà hư hỏng, ngồi bên xác chồng, lo cho con cháu
chẳng biết hiện giờ chúng sống chết ra sao! – cảm nhận của người viết.
*
Xin các ông bà cầm quyền nên tham khảo cách
giải quyết tranh chấp đất đai của ông Nguyễn Công Tạn khi còn đương nhiệm, do
Thanh Hằng ghi lại từ bài viết củ tác giả Đình Tường viết theo lời kể của ông Tạn,
bài viết mang tựa đề :“Về với dân đừng
mang súng”.
----------
Thanh Hằng - “Về với dân đừng mang súng!”
“Vụ Thủ Thiêm, vì lợi ích nhóm, Bí thư Thành ủy
TPHCM Lê Thanh Hải đã dùng “bàn tay sắt” để quản lý. Khi đó, ai phản đối đều bị quy là chống đối và xử lý.
Mất gần hai thập kỷ người dân bị điêu đứng vì “bàn tay sắt”, vi phạm tày trời
của nhóm lợi ích mới lòi ra là những tấm bản đồ bị tráo đổi”.
Cách đây 4 hôm,
tức là phải sau gần 20 năm, ông Lê Thanh Hải đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương
đề nghị kỷ luật đảng vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ
Thiêm ; và có thể bị xử lý hình sự khi “Làm biến mất 160 hecta, ông Hải lấy
160 hecta này chia cho 57 doanh nghiệp sân sau của ổng”.
Nhưng “chờ được vạ
thì má đã sưng”. Hậu quả của việc đó đến giờ người dân vẫn phải
gánh chịu vì giải quyết chưa xong. Biết bao số phận long đong, sống trong những
tháng ngày đẫm nước mắt. Có những người chết trong hành trình đòi lại nhà đất
của mình, không đợi được đến ngày vụ việc sáng tỏ và kẻ gây ra đau thương cho
bao người dân phải trả giá.
Bởi những 20
năm dằng dặc cơ mà, đúng bằng thời gian vụ án oan Nguyễn Trãi được minh giải
...
Lê Thanh Hải |
Có rất nhiều biện pháp để giải quyết một vấn đề, chứ không bao
giờ chỉ có duy nhất. Nhất là khi đó chỉ là vấn đề đất đai, chứ không phải chính
trị hay hình sự. Tức là đối tượng giải quyết là dân
chứ không phải kẻ thù,
đặc biệt là khi chính quyền có trong tay tất cả và hoàn toàn làm chủ mọi tình
huống.
Và, anh ở tầm vóc nào sẽ chọn cách xử lý đó.
Nguyên
Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn chọn cách của mình: “VỀ
VỚI DÂN ĐỪNG MANG SÚNG!” Bởi ông hiểu rằng, nếu có bất cứ ai phải chết trong cuộc đụng
độ không cân sức ấy, đều chỉ là nạn nhân và đều đáng thương - cả người dân lẫn
người phải thực thi nhiệm vụ!
Và
lịch sử viết tên ông!
Dưới
đây tôi xin trích bài viết “Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn: Về với dân, đừng
mang súng” của tác giả Đình Tường phỏng vấn ông Tạn sau
vụ Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng:
<< Những năm tôi làm Phó Thủ
tướng đi xử lý khiếu kiện rất nhiều nơi, kéo dài, từ Bắc chí Nam ở nơi nào có
vụ phức tạp tỉnh nghe huyện một chiều, huyện nghe xã một chiều, không nghe phía
trái lại, đặc biệt không nghe ý kiến của dư luận đều là những vụ việc phức tạp,
kéo dài. Có những vụ kéo dài hàng chục năm, có vụ đến giờ vẫn không xong, tôi
về hưu lâu rồi mà vẫn đến nhờ giúp đỡ, giải quyết vì chính quyền cơ sở làm
không đầy đủ, không nghiêm.
Khiếu kiện của nông dân chủ yếu là
đất đai. Khi tôi là Phó Chủ tịch Hà Nội giữa những năm 80 (TK XX) xảy ra vụ
Song Phương (Hoài Đức), mâu thuẫn đến mức hai bên, phía nông dân và phía
khác đã dàn trận chuẩn bị đánh nhau. Điều nguy hiểm là trong làng
cất trữ nhiều vũ khí của dân quân. Tôi cho lực lượng đặc nhiệm đột nhập lấy vũ
khí ra để khỏi đánh nhau nhưng do có canh gác kỹ quá, không lấy được.
Tình hình rất căng. Quân khu Thủ đô
hồi ấy định đưa xe bọc thép bao vây làng, tôi bảo như thế chẳng khác đổ dầu vào
lửa. Tôi cùng anh Phạm Chuyên, lúc đó là Phó giám đốc Công an Hà Nội, vào đối
thoại với dân. Anh Chuyên hỏi: “Anh đi thế này có nguy hiểm không”. Tôi
bảo: “Không, cứ vào đấy xem sao”. Anh Chuyên lại hỏi: “Em
có mang súng theo không?”. Tôi bảo: “Bỏ súng, chúng ta tay
không vào với dân”. “Nguy hiểm thì sao?”. Anh Chuyên vẫn băn khoăn. Tôi mới
an ủi: “Dân thấy chúng ta vào tay không vì lợi ích của họ sẽ không nỡ
lòng nào. Giả thiết họ đánh lại chúng ta đành chịu vậy vì ổn định xã hội”.
Sau khi nghe tôi giải thích dân rút
hết. Lúc ấy anh Bí thư Đảng ủy xã dẫn đầu một phe, Thành ủy Hà Nội nói với tôi
cho người bắt anh này. Tôi bảo không, chưa đủ chứng cớ để bắt. Vả lại anh ta
đại diện cho một nhóm lợi ích của nông dân, đụng đến anh chưa chắc nông dân đã
đồng tình. Tôi cho người đến gặp anh Bí thư này nói nên rút lui. Anh ta nghe ra
và xin gặp tôi: “Em ở đây thì em chết, xin bác cho đi chỗ khác”. Tôi
cho anh ta vào Lâm Đồng để lánh đi. Giải quyết tiếp dần dần sau đó Song Phương
mới yên.
Vụ ở xã Thái Nguyên (Thái Thụy, Thái
Bình) cách đây mười mấy năm cũng rất nóng bỏng. Khiếu kiện, biểu tình ngay ở
huyện tôi. Lúc tôi về họ chuẩn bị dùng bạo lực. Cánh bên chính
quyền bảo: “Chúng em chuẩn bị súng sẵn sàng rồi, chiến đấu thôi”. Tôi
nói chúng ta trải qua mấy cuộc chiến tranh đổ máu rồi, các đồng chí có muốn đổ
máu nữa không? Mối hận thù này bao giờ nguôi nếu đổ máu. Về bỏ hết súng ống đi.
Nếu các anh em kia sai anh dùng súng ống với người ta thì anh cũng sai. Trước
súng ống, người ta chống lại, lại sai tiếp. Đua nhau sai. Nghe xong họ mới
thôi. Về sau điều tra, tìm hiểu mới biết phe chính quyền hồi đó sai, cậy quyền.
Ông có lời nhắn nhủ, cảnh tỉnh nào
cho các cấp chính quyền sau khi xảy ra vụ Tiên Lãng?
Đất đai là mâu thuẫn phức tạp nhất
trong xã hội mà nông nghiệp, nông thôn, nông dân quan trọng như ở Việt Nam.
Người lãnh đạo khi đụng đến đất đai, nông dân bao giờ cũng phải cân nhắc, phải
tình nghĩa, đừng đòi hỏi người nông dân học hành ít phải giỏi luật, hiểu tất
cả. Xử lý người ta cứ kiểu ngồi cửa quyền là không được mà phải dùng điều hay,
lẽ phải thuyết phục. Nông dân đã thù là thù rất lâu, rất dai, hết đời này qua
đời khác >>.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire