08/01/2020

Cay mắt nhìn Phó Chủ tịch Huyện vừa đi xe hơi vừa nhận hỗ trợ nhà tình nghĩa khủng

Đảng viên: Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ là chuyện thường ngày ở huyện. Bắt hết thì Đảng còn ai!

Từ lâu Đảng, Nhà nước đã đề ra hàng loạt chính sách để hỗ trợ người nghèo từ trực tiếp tới gián tiếp. Nguồn lực hỗ trợ thì nhiều, nhưng khi thực hiện không ít nơi khoản hỗ trợ này đã bị cắt xén.

Thật sự rùng mình trước cách “ăn chặn” tiền ngân sách một cách trơ trẽn
Nhà của Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) có giá trị gấp nhiều lần những căn nhà tình nghĩa khác.


Gia đình ông Lê Văn Tuấn – Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy viên Thường vụ Huyện ủy Châu Thành (Tây Ninh) có xe ô tô nhưng vẫn được nhận hỗ trợ xây nhà tình nghĩa “khủng”. Không những vậy, ông Tuấn còn từng tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn năm 2012 – 2013 nhưng không hề bị kỷ luật.

Hoá ra, trước khi nhận được “nhà nghĩa tình cựu chiến binh” có trị giá gấp 5 lần so với bình thường mà báo chí đã nêu, thì ông Lê Văn Tuấn cũng đã từng có “vết” khi tự khai man lý lịch để hưởng chế độ chính sách giai đoạn 2012-2013.


Cụ thể, ông này đã bị phanh phui vụ việc không tham gia du kích hoặc bộ đội trước năm 1975 nhưng vẫn được hưởng chính sách nạn nhân chất độc da cam. Đây là chính sách dành cho người tham gia kháng chiến chống Mỹ. Ông Tuấn tham gia bộ đội từ sau 1975, không thuộc diện hưởng chính sách này.

Sau khi bị cắt trợ cấp và thu hồi tiền đã lãnh từ 1/2/2012 đến 30/11/2013, ông Lê Văn Tuấn đã giải thích trước cuộc họp do UBND huyện Châu Thành chủ trì như sau:
“Vì hoàn cảnh khó khăn, bản thân bị bệnh tiểu đường nên đã phô tô hồ sơ lý lịch cán bộ, tự ý sửa hồ sơ về thời gian tham gia cách mạng tháng 3/1975 (thực tế bản thân tham gia cách mạng từ 6/1975) để làm hồ sơ chất độc hóa học. Nay bản thân tự nhận thấy việc làm của mình sai nên tự làm đơn xin nhận khuyết điểm và trả lại ngân sách số tiền lãnh trợ cấp từ 2/2012 – 11/2013”.

Phó Chủ tịch HĐND, Uỷ viên Thường vụ Huyện uỷ Châu Thành có xe hơi nhưng vẫn nhận nhà tình nghĩa.

Thời gian qua, lòng tham tiền bạc đã khiến không ít cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia hoặc tiếp tay cho những hành vi xà xẻo đất công, cắt xén kinh phí thực hiện các dự án. Thực tế, nhiều đối tượng đã bị xử lý kỷ luật, truy tố trước pháp luật là hồi chuông cảnh tỉnh với một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất.

Còn nhớ, năm 2016 đề án 1460 (Đề án ổn định dân cư, phát triển kinh tế – xã hội vùng chuyển dân sông Đà xây dựng thủy điện Hòa Bình thuộc tỉnh Sơn La) có nội dung hỗ trợ nuôi trâu, bò, hay dê, lợn, cá… trên cơ sở nguyện vọng của người dân. Tổng giá trị của đề án là 16 tỷ đồng, đến nay huyện Phù Yên đã giải ngân được 9 tỷ đồng. Chỉ có điều, rất nhiều hộ nghèo đã không nhận được con bò giống trị giá 11 triệu đồng mà đáng lẽ họ được hưởng, đơn giản là bò chẳng hiểu sao lại đi lạc vào nhà cán bộ và người thân cán bộ.

Hay mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam hai cán bộ Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ (Lai Châu) về tội tham ô tài.

Hai bị can vừa bị khởi tố là Nguyễn Thị Minh Liễu (SN 1973), kế toán trưởng và Trần Thị Huệ (SN 1972), thủ quỹ – Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sìn Hồ. Số tiền tham ô được xác định là 26,5 tỉ đồng và tiền bị hai bị can này ăn chặn là tiền hỗ trợ cho học sinh dân tộc ít người và tiền chi thường xuyên của đơn vị.

Hay dư luận Việt Nam bày tỏ bất bình trước tin cán bộ Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội tuồn hàng do các đoàn từ thiện tặng cho trung tâm nhân dịp Trung thu, ra bên ngoài khi trời tối và bị phóng viên ghi lại, phản ánh trên báo chí. Có 12 người liên quan vụ tuồn hàng ra ngoài, trong đó có 8 cán bộ của trung tâm. Chính những cán bộ, đảng viên như ông Tuấn và các cá nhân đã nói ở trên đã bị “lóa mắt” bởi đồng tiền, từ đó sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức và tha hóa về lối sống. Họ đã làm giảm sút lòng tin, uy tín của Ðảng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.


Những “con sâu làm rầu nồi canh” hay những nồi canh đầy sâu?


Tham vặt thì chỉ gây khó chịu cho những người xung quanh. Với những “cái mặt không chơi được” ấy, người ta cứ tránh xa là ổn. Song với những kẻ tham lam vô độ, bòn rút một lượng tài sản khổng lồ của tập thể và cá nhân thì chẳng những bị pháp luật trừng trị mà còn ảnh hưởng lớn đến uy tín của đảng, chính quyền và xói mòn lòng tin trong nhân dân.

Một khi tiền đã mất, không có cơ hội thu hồi lại thì án tù dành cho những con người này cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì! Các chính sách an sinh xã hội của nhà nước đã không được thực hiện một cách thấu đáo và niềm tin sẽ bị lung lay vì một số cán bộ tha hóa này.

Trong những năm gần đây, thực hiện chính sách an sinh xã hội, quan tâm đến những đối tượng nghèo, những gia đình bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt, Chính phủ có nhiều chính sách kịp thời, hợp lòng dân. Ông cha ta thường nói “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Số tiền cứu trợ, tiền ủng hộ những người mất nhà mất cửa trong thiên tai, bão lũ; những người có người thân không may bị qua đời trong những vụ tai nạn nghiêm trọng; những người nghèo mong có thêm những mâm cơm ấm cúng trong ngày Tết… dù chỉ một vài trăm nghìn đồng, nhưng đó là những đồng tiền thể hiện sự đùm bọc nhau trong lúc “tối lửa tắt đèn”, là nghĩa đồng bào đáng quí và đáng trân trọng.

Cận cảnh ô tô riêng của Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành.

Đáng buồn thay, đã có nhiều vụ việc ăn chặn, xà xẻo tiền dành cho người nghèo, tiền ủng hộ các nạn nhân bị ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Hình như những người mắc “bệnh ăn chặn” này ngày càng gia tăng, với mức độ ngày nghiêm trọng. Đã đến lúc cần có loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Dư luận cần lên án mạnh mẽ và pháp luật cần xử lý nghiêm minh những cán bộ mắc bệnh ấy.

Việc một số cán bộ cố tình ăn chặn các khoản trợ cấp, hỗ trợ của người nghèo, cho dù các khoản này thường có giá trị không lớn lắm nhưng đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta. Bởi vì, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người dân, nhất là người nghèo thể hiện bằng các chương trình, chế độ, chính sách ưu đãi để giúp đỡ, hỗ trợ với mục đí.ch là giúp họ vượt qua khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích họ có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống.

Do đó, việc ăn chặn của người dân không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà còn ảnh hưởng đến niềm tin, tư tưởng và tình cảm của người dân đối với chế độ, đối với đất nước. Mặt khác, điều đáng nói đến ở đây là tình trạng ăn chặn các khoản trợ cấp của người dân chưa được chính quyền một số địa phương quan tâm xử lý triệt để, đến nơi, đến chốn.

Trước thềm đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, vấn đề dư luận đặc biệt quan tâm là lựa chọn những cán bộ có tâm trong sáng, đủ đức, đủ tài vào các vị trí lãnh đạo. Để làm được điều đó, cấp ủy các cấp cần nghiêm chỉnh thực hiện Quy định số 205-QĐ/TƯ ngày 23-9-2019 “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền”.

Theo đó, kiên quyết không đưa vào bộ máy những cán bộ, đảng viên có tham vọng quyền lực, dính dáng đến tiêu cực, tham nhũng. Nói như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại phiên họp Thường trực Ban Chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, được t.ổ chức ngày 26-7-2019 thì “Đại hội Đảng là dịp để lựa chọn, sàng lọc, củng cố đội ngũ cán bộ. Không sợ thiếu cán bộ, bởi không thiếu cán bộ tâm huyết với Đảng, trách nhiệm với dân, với đất nước. Không sợ mất uy tín; chỉ không làm, không xử lý cán bộ vi phạm mới tự đánh mất uy tín của mình”… Tiễu trừ tham vọng quyền lực trong cán bộ, đảng viên là công việc quan trọng hàng đầu đối với một đảng cách mạng – cầm quyền như Đảng ta.

Việc phòng ngừa, ngăn chặn cho được những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có lòng tham tiền bạc, dẫn đến xà xẻo dự án, vòi vĩnh… thu lợi bất chính góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) ngày một hiệu quả, xây dựng Đảng ta “là đạo đức, là văn minh” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.


Kiến Thức

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire