Bùi Trinh
(TBKTSG)
- Nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam không dư dả gì, dân số thì đông, nhưng
năng suất lao động lại gần như kém nhất khu vực, vốn thì cơ bản là vốn vay
nhưng sử dụng không hiệu quả.
Cần bỏ tư duy thành tích ở mọi lĩnh vực và nguồn lực chính sách cần được đưa vào đúng chỗ để phát huy tối đa nguồn lực ít ỏi. Ảnh minh họa Thành Hoa |
Bộ Chính trị ra Nghị
quyết số 39-NQ/TƯ ngày 15-1-2019 về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử
dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế. Nguồn lực của nền kinh tế nói
chung bao gồm nguồn lực con người, tài chính, tài nguyên đất đai và nguồn lực
về chính sách.
Lực lượng lao động từ
15 tuổi trở lên chiếm khoảng 58% dân số, khoảng trên 55 triệu lao động, trong
đó tính đến năm 2018 lao động đã qua đào tạo chiếm 24%. Như vậy có thể thấy
nguồn nhân lực là dồi dào. Tuy nhiên, theo Sách trắng về doanh nghiệp của
Tổng cục Thống kê, số lao động trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng
26% (khoảng 14 triệu lao động), trong đó khu vực doanh nghiệp tư nhân khoảng
61%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 31% và doanh nghiệp
nhà nước 8%.
Năng suất lao động của
Việt Nam tính theo sức mua tương đương là thấp thứ nhì Đông Nam Á, sau Lào và
chỉ hơn Campuchia. Tăng trưởng về năng suất lao động bình quân giai đoạn
2010-2018, tính theo sức mua tương đương, khoảng 4,8%/năm, trong khi tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn này là 6,2%.
Về hiệu quả sản xuất,
tính toán từ số liệu trong Sách trắng cho thấy giá trị tăng thêm theo giá cơ
bản chỉ chiếm 11% trong doanh thu thuần năm 2017, tỷ lệ chi phí trung gian
trong doanh thu thuần là khoảng 89% (nếu tính theo giá trị sản xuất còn thấp
nữa, vì giá trị sản xuất bằng doanh thu thuần cộng chênh lệch sản phẩm tồn
kho và dở dang cuối kỳ trừ đầu kỳ, theo Niên giám Thống kê thì tỷ lệ này khá
lớn). Tỷ lệ này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khu vực doanh
nghiệp là rất thấp.
Cần bỏ tư duy thành tích ở mọi lĩnh vực và nguồn lực chính sách cần được đưa vào đúng chỗ để phát huy tối đa nguồn lực ít ỏi.
|
Từ số liệu trong Sách
trắng có thể thấy trong ba loại hình doanh nghiệp (nhà nước, ngoài nhà nước
và FDI) chỉ có doanh nghiệp FDI sử dụng đồng vốn và sản xuất kinh doanh hiệu
quả (tỷ lệ giá trị tăng thêm so với doanh thu thuần khoảng 15%). Thực ra khu
vực này có thể còn hiệu quả hơn nữa nếu khai báo lợi nhuận đúng với thực tế.
Trong số doanh nghiệp
có kết quả sản xuất kinh doanh, số doanh nghiệp có lãi chiếm khá thấp, nên về
bản chất số doanh nghiệp có đóng góp vào GDP là không cao.
Theo tính toán từ số
liệu điều tra doanh nghiệp, giá trị tăng thêm theo giá cơ bản chỉ chiếm trong
GDP năm 2016 khoảng 44%, năm 2017 khoảng 46%. Phần 56% và 54% còn lại thuộc
về các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục, các hoạt động từ tiền ngân sách như
quản lý nhà nước và khu vực kinh doanh của hộ gia đình.
Nguồn lực về vốn, số
liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy cả nền kinh tế có 1 đồng vốn chủ sở hữu
thì có tới 2,5 đồng nợ phải trả. Nếu tính riêng khu vực trong nước, bao gồm
doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, cứ có 1 đồng vốn chủ sở hữu
thì có 2,8 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước, có 1
đồng vốn chủ sở hữu thì có đến 4,2 đồng là nợ phải trả; riêng khu vực FDI thì
có 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ có 1,6 đồng là nợ phải trả.
Trong khi đó, việc sử
dụng vốn của khu vực trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, không
hiệu quả; chỉ số quay vòng vốn của khu vực nhà nước là cực thấp (0,43), trong
khi chỉ số quay vòng vốn của khu vực FDI là rất tốt (1,1).
Tài nguyên và đất đai
không phải do con người làm ra, tài nguyên có hạn và đất đai cũng vậy. Không
thể bán mãi đất đai và khai thác mãi tài nguyên được.
Như vậy có thể thấy
nguồn lực của nền kinh tế Việt Nam không dư dả gì, dân số thì đông, nhưng
năng suất lao động lại gần như kém nhất khu vực, vốn thì cơ bản là vốn vay
nhưng sử dụng không hiệu quả. Theo ý kiến cá nhân, cần bỏ tư duy thành tích ở
mọi lĩnh vực và nguồn lực chính sách cần được đưa vào đúng chỗ để phát huy
tối đa nguồn lực ít ỏi.
Với
nguồn lực về vốn, cần phân biệt nguồn lực về vốn cho tăng trưởng GDP và
nguồn lực của nền kinh tế. Theo Hệ thống các tài khoản quốc gia (System of
National Accounts - SNA) của Liên hiệp quốc thì nguồn lực cơ bản để đầu tư
là tiết kiệm (saving) của nền kinh tế, tiết kiệm công, chuyển nhượng vốn
thuần, nếu không đủ phải đi vay để đầu tư(1).
Trong
một số trường hợp như đào bới, xới lộn đường sá vào mỗi dịp cuối năm (từ
hàng chục năm nay nhằm mục đích giải ngân trong năm), xây tượng đài, cổng
chào, đầu tư xây dựng cơ bản bị đội vốn... và phụ thuộc vào FDI đều làm
tăng GDP (theo nguyên tắc tính GDP) nhưng lại làm giảm khả năng tiết kiệm
của nền kinh tế khiến tăng trưởng GDP có khi lại làm nguồn lực của nền kinh
tế teo đi(2).
(1) Đầu tư = tiết kiệm + chuyển nhượng vốn thuần
+đi vay/cho vay
(2) Về phía nguồn tiết kiệm = Thu nhập Quốc
gia khả dụng (NDI) – tiêu dùng cuối cùng; NDI = thu nhập Quốc gia (GNI) +
chuyển nhượng (kiều hối) thuần; GNI = GDP + thu từ sở hữu – chi trả sở hữu
(FDI chuyển tiền về nước chẳng hạn)
|
17/12/2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire