Trân
Văn
Vũ ‘Nhôm’ trong phiên tòa hôm 30/1/2019, ở Hà Nội. Ảnh: AFP |
Phiên
xử sơ thẩm vụ án “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây
thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra tại
Đà Nẵng kết thúc, đại diện cơ quan công tố đề nghị phạt Phan Văn Anh Vũ (Vũ
“Nhôm”) từ 25 đến 27 năm tù đối với cả hai tội này.
Theo
cáo buộc của phía công tố, hành vi phạm pháp của Vũ “Nhôm” và 19 viên chức (bao
gồm cả các cựu Chủ tịch và Phó Chủ tịch, Giám đốc và Phó Giám đốc nhiều sở,
lãnh đạo nhiều bộ phận nghiệp vụ, doanh nghiệp nhà nước) ở thành phố Đà Nẵng đã
gây thiệt hại cho công quỹ hơn… 22.000 tỉ đồng!
Diễn
biến của phiên xử sơ thẩm vừa kể khắc họa thêm sự bệ rạc của cả hệ thống chính
trị lẫn hệ thống công quyền Việt Nam.
Cho
dù rõ ràng ông Nguyễn Bá Thanh nhân vật từng đảm nhận vai trò Chủ tịch rồi Bí
thư thành phố Đà Nẵng liên tục “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”
nhưng ông Thanh không chỉ “bình an vô sự”…
Sau
khi chỉ đạo bán gần như sạch sẽ công sản ở Đà Nẵng, ông Thanh được điều động ra
Hà Nội làm Trưởng ban Nội chính của Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng
CSVN. Nếu không vắn số, chắc chắn giờ này ông đang dẫn đầu công cuộc chống tham
nhũng và tất nhiên, Vũ “Nhôm” không phải liên tục… hầu Tòa về đủ thứ tội!
Tuy
ông Trần Văn Minh (một trong hai cựu Chủ tịch của thành phố Đà Nẵng đang hầu
Tòa) chỉ phân trần, song những gì mà ông Minh và nhiều đồng phạm vừa phân trần
trước HĐXX chẳng khác gì một thứ cáo trạng mà cơ quan thực thi quyền công tố cố
tình không soạn: Năm 2011, Thanh tra của chính phủ Việt Nam đã xác định các văn
bản liên quan đến công thự, công thổ mà hệ thống công quyền ở Đà Nẵng đã bán là
sai pháp luật nhưng các cơ quan hữu trách ở trung ương đã “thống nhất không xem
xét kỷ luật Ban Cán sự Đảng của UBND thành phố Đà Nẵng các nhiệm kỳ 2005 – 2010
và 2011 – 2015”. Thậm chí Ủy ban Kiểm tra (UBKT) của BCH TƯ đảng CSVN cũng cho
rằng “sai sót” trong sử dụng công thự, công thổ ở Đà Nẵng là “sáng tạo, có hiệu
quả” nên không truy cứu trách nhiệm và đó chính là lý do ông Minh và các đồng
phạm đồng loạt kêu… oan (1)!
Rõ
ràng, việc cả UBKT của BCH TƯ đảng CSVN lẫn Thanh tra của chính phủ cùng nhất
trí xem sự tùy tiện trong sử dụng công thự, công thổ ở Đà Nẵng là “sáng tạo, có
hiệu quả” đã góp phần bơm thổi ông Nguyễn Bá Thanh trở thành một thứ “thần
tượng” của công chúng vì… “dám nghĩ, dám làm”, mở rộng con đường đưa ông ra Hà
Nội để đảm nhận vai trò “tiên phong” trong… phòng – chống tham nhũng. Đâu phải
tự nhiên mà gia đình ông Thanh dựng đền thờ cho ông, thuê người tạc sự nghiệp
của ông vào bia đá ngay sau khi ông qua đời! Lờ đi vai trò, trách nhiệm của ông
Thanh để phủi bỏ trách nhiệm qui hoạch ông Thanh nhằm tiến hành… chỉnh đốn
đảng, cho phép… thờ ông thì nên cho phép lập đền để… thờ cả… Vũ “Nhôm” – như
một kẻ… giơ đầu chịu báng thay cho nhiều người! Có như thế mới hợp… lý và phải…
đạo!
***
Như
vậy là Vũ “Nhôm” (45 tuổi) sẽ phải ở tù khoảng… 50 năm bởi trước đây Vũ “Nhôm”
đã bị phạt tổng cộng 25 năm tù trong hai vụ án khác (8 năm tù vì “cố ý làm lộ
tài liệu bí mật nhà nước”, 17 năm tù vì “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt
tài sản”).
Dẫu
từ năm 2018 đến nay, Vũ “Nhôm” liên tục phải hầu Tòa song cho đến bây giờ, dù
đã từng công khai cam kết sẽ trả lời rõ ràng, sòng phẳng nhưng hệ thống tư pháp
Việt Nam vẫn chưa… thèm bận tâm làm rõ, tại sao chủ một cửa hàng chuyên gia
công khung nhôm, cửa kính, chưa tốt nghiệp cấp ba, sau khi thành công trong
việc khuấy đảo Đà Nẵng lại đột nhiên được tuyển dụng làm… sĩ quan tình báo?
Hệ
thống tư pháp Việt Nam mới chỉ điều tra – xét xử – kết án Trung tướng Trần Việt
Tân (cựu Thứ trưởng Công an), Trung tướng Bùi Văn Thành (cựu Thứ trưởng Công
an), Trung tướng Phan Hữu Tuấn (cựu Tổng cục phó Tổng cục Tình báo Bộ Công an),
Đại tá Nguyễn Hữu Bách (cựu Cục phó Cục B61 Tổng cục Tình báo Bộ Công an) vì đã
sử dụng danh nghĩa Bộ Công an, khoác cho các doanh nghiệp của Vũ “Nhôm” danh
nghĩa “công ty bình phong của cơ quan tình báo”, giúp Vũ “Nhôm” mua rẻ công
sản.
Các
Kết luận Điều tra, Cáo trạng, Bản án chưa bao giờ chú ý làm rõ ai lựa chọn –
sắp đặt Vũ “Nhôm” làm “sĩ quan tình báo”? Vì sao ông Trần Đại Quang, Thứ trưởng
Công an rồi Bộ trưởng Công an thời Vũ “Nhôm” mang bí danh “Trần Đại Vũ” tung
hoành ngang dọc, “hô gió, gọi mây” lại thoát sự liên đới về trách nhiệm, ít
nhất là trách nhiệm để cho hàng loạt sĩ quan cao cấp dưới trướng của mình bị Vũ
“Nhôm” khiển dụng?
Cho
đến giờ này, qua bốn vụ án liên quan đến Vũ “Nhôm” (ngoài ba vụ án Vũ “Nhôm”
trực tiếp hầu tòa, phải tính cả vụ án khiến bốn viên chức lãnh đạo UBND TP.HCM
vừa bị phạt tù vì bán rẻ công sản cho Vũ “Nhôm”), thiên hạ đã thấy, sở dĩ doanh
nhân Phan Văn Anh Vũ có thể vươn vòi ra khỏi Đà Nẵng, sản nghiệp trở thành “nứt
đố, đổ vách”, dư sức khiến cho “trời nghiêng, đất lệch” là nhờ sắm vai “Trần
Đại Vũ” (2).
“Hoạt
động nghiệp vụ” của “Tình báo viên” mang bí danh “Trần Đại Vũ” dẫu chỉ xoay
quanh chuyện thâu tóm công sản với giá rẻ, vượt ra ngoài khuôn khổ của cả đạo
lý lẫn pháp lý song vẫn suôn sẻ nên thu đoạt hết ngàn tỉ đồng này đến ngàn tỉ
đồng khác, chính là nhờ hàng loạt ông tướng công an. Ai là thủ lĩnh của các ông
tướng công an này khiến họ “đồng tâm nhất trí” bảo bọc “Tình báo viên” mang bí
danh “Trần Đại Vũ”?
Giống
như ông Nguyễn Bá Thanh, ông Trần Đại Quang cũng vắn số. Giống như ông Nguyễn
Bá Thanh được vợ con lập đền thờ, ông Quang cũng được thân nhân xuất tiền xây
lăng để ông lưu danh với hậu thế. Ông Quang tạ thế khi đang là Chủ tịch Nhà
nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các vụ án liên quan đến Vũ “Nhôm”
chính là những bài tường thuật về tài, đức của ông khi ông lãnh đạo Bộ Công an
Việt Nam… Và giống như trường hợp Nguyễn Bá Thanh, phải hỏi, ai phải chịu trách
nhiệm khi lựa chọn – qui hoạch một người như ông Quang trở thành nguyên thủ
quốc gia? Khuyến khích tưởng nhớ ông Quang mà quên Vũ “Nhôm” rõ ràng là chưa
sòng phẳng!
12-1-2020
Chú
thích
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire