10-1-2020
Ảnh Google |
Vụ
cưỡng chế đất ở Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 09/01/20120 đã gây ra những cái
chết thảm khốc cho cả 2 phía: người dân và lực lượng cưỡng chế. Vụ việc này
ngay lập tức trở thành điểm nóng, tạo ra hai luồng dư luận trái ngược nhau,
tranh cãi và thậm chí là chửi rủa lẫn nhau trên mạng xã hội giữa hai bên: một
bên ủng hộ bà con Đồng Tâm và bên kia ủng hộ chính quyền.
Phía
ủng hộ người dân Đồng Tâm thì thương xót cho những người tử nạn và cho rằng,
công an hỗ trợ chính quyền cướp đất của dân nên phải trả giá là thích đáng.
Phía ủng hộ chính quyền thì thì khóc than cho những người công an bị chết và
cho rằng, người dân Đồng Tâm sử dụng vũ khí thô sơ để chống lại chính quyền là
phạm tội, phải trừng trị. Vậy dưới góc nhìn của luật pháp, vụ việc này nên được
hiểu như thế nào?
VỀ
THỜI GIAN TẤN CÔNG
Theo
thông tin trên mạng xã hội do các facebooker đưa dựa vào nguồn tin từ người dân
Đồng Tâm, thì sự việc công an tấn công vào làng Đồng Tâm diễn ra vào lúc 4h
sáng ngày 09/01/2020. Thông tin từ phía Bộ Công an và báo chí lề đảng thì không
rõ ràng, thông báo trên cổng thông tin Bộ Công an chỉ nói mập mờ là sáng ngày
09/01/2020, nhưng một số báo thì viết là rạng sáng ngày 09/01/2020. Rạng sáng
được hiểu là vào tầm 4-5h sáng, nghĩa là không phải trong khung giờ làm việc
hành chính.
Việc
lực lượng cưỡng chế tấn công người dân vào thời điểm đêm hôm khuya khoắt như
vậy đã tạo ra một cảm giác khuất tất cho công luận và là một sai phạm nghiêm
trọng về phương diện pháp luật. Điểm b, khoản 1, điều 70 Luật đất đai năm 2013
về cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định: “Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế
được thực hiện trong giờ hành chính”.
Chỉ
riêng đối chiếu với điều khoản này thì chính quyền đã hoàn toàn sai khi bắt đầu
tiến hành cưỡng chế lúc 4h sáng, giờ mà người dân đang ngon giấc trong ngôi nhà
của họ.
—
VỀ
ĐỊA ĐIỂM TẤN CÔNG
Trước
hết cần nói rõ, địa điểm tranh chấp đất đai trong vụ Đồng Tâm nằm ở khu vực
Cánh đồng Sênh, ngay sát bên cạnh sân bay Miếu Môn, đây là một khu đất nông
nghiệp, là cánh đồng mà người dân Đồng Tâm đã canh tác hàng trăm năm qua. Còn
ngôi làng mà người dân Đồng Tâm sinh sống nằm ở Thôn Hoành. Đây là hai địa điểm
hoàn toàn khác nhau và nằm cách nhau khoảng chừng 2km (xem bản đồ).
Nhưng
vào lúc rạng sáng ngày 09/01, lực lượng cưỡng chế không tổ chức cưỡng chế đất
tại Cánh đồng Sênh mà lại tổ chức tấn công vào nhà dân tại Thôn Hoành, cụ thể
là tấn công vào nhà cụ Lê Đình Kình, một thủ lĩnh tinh thần của dân Đồng Tâm.
Địa điểm này được báo Dân trí xác nhận qua lời nói hớ của đại tá Nguyễn Bình –
Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an TP Hà Nội) rằng, “khi tổ công tác vào
cổng thôn Hoành (xã Đồng Tâm) thì bị một nhóm người chống đối quyết liệt; sử
dụng quả nổ, bom xăng và 2 quả lựu đạn ném vào tổ công tác”.
Cuộc
tấn công này được bên tấn công chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Những hình ảnh từ hiện
trường cho thấy hàng ngàn quân được trang bị đầy đủ với áo quần bảo hộ, khiên
chắn,… Như vậy, mục tiêu của cuộc tấn công này chính là người dân Đồng Tâm chứ
hoàn toàn không phải là nhắm vào khu đất cần cưỡng chế. Công an với đầy đủ khí
giới chủ động tấn công vào nhà dân, tấn công vào lúc nửa đêm, lúc mọi người còn
đang ngủ. Chúng ta có thể nhận thấy, rõ ràng là họ đến với mục đích bắt – giết
người chứ không phải đến để giải phóng mặt bằng.
Theo
luật pháp Hoa Kỳ, công dân hoàn toàn có quyền được dùng vũ khí sát thương để
bảo vệ tính mạng, đất đai, hoặc nơi cư trú của họ. Trong một bài viết trên Luật
khoa Tạp chí, tác giả Quỳnh Vi, một luật sư ở Mỹ, phân tích:
“Quyền
được dùng vũ khí sát thương để bảo vệ tính mạng, đất đai, hoặc nơi cư trú của
công dân, đều được các tiểu bang Hoa Kỳ cho phép.
Các
đạo luật tiểu bang và hệ thống án lệ của các tòa liên bang ngày nay đều dựa vào
một chuẩn mực pháp lý được cổ xúy mạnh mẽ bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào cuối
thế kỷ 19. Đó là nguyên tắc, người tự vệ “không có nghĩa vụ phải thoái lui” (no
duty to reatreat).
Trước
hết, chúng ta cần hiểu nghĩa vụ phải thoái lui là gì. Nghĩa vụ này có thể hiểu
nôm na là nếu một người bị người khác tấn công thì trước tiên phải kiếm đường…
né. Nếu như chẳng may tránh né không được hoặc không thể nào chạy trốn, thì chỉ
lúc đó mới được sử dụng vũ lực để tự vệ. Lý do là vì luật pháp khuyến khích
người dân tìm các phương pháp giảm thiểu tranh chấp để tránh những hành vi bạo
lực.
Thế
nhưng, pháp luật Hoa Kỳ trong vòng gần 200 năm qua lại kết luận rằng, nghĩa vụ
nói trên là không cần thiết khi một người vì bảo vệ đất đai hoặc nơi cư trú của
mình mà phải sử dụng vũ lực. Tức là ở Mỹ, người dân có quyền lập tức nổ súng
tấn công kẻ xâm nhập đất đai của họ, chứ không việc gì phải tìm đường trốn
trước”.
Như
vậy, nếu theo luật pháp… Hoa Kỳ thì người dân Đồng Tâm, những con người đang ở
trong ngôi nhà của họ, hoàn toàn có quyền tự vệ, có quyền chống lại những kẻ
xông vào nhà lúc nửa đêm để tấn công họ. Cả về mặt đạo đức và mặt công lý thì
hành động tự vệ của họ đều không sai.
Luật
pháp Việt Nam, theo tìm hiểu của chúng tôi, dường như không có quy định cụ thể
về quyền tự vệ của người dân trước kẻ xâm phạm tư gia bất hợp pháp (?). Tuy
thế, luật Việt Nam cũng có những quy định về việc sử dụng vũ khí đối với lực
lượng công an.
—
QUY
ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG VŨ KHÍ ĐỐI VỚI CÔNG AN
Điểm
c, khoản 5 điều 71 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Lực lượng Công an có trách
nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng
chế thu hồi đất”. Hoàn toàn không có một quy định nào về việc công an có quyền
tấn công người bị cưỡng chế thu hồi đất.
Điều
23 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định:
1.
Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối
tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
2.
Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành
vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc
sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức
khỏe của bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
3.
Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết
tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành
công vụ hoặc người khác;
4.
Trong mọi trường hợp người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do
việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
Khi
lực lượng công an tấn công vào nhà cụ Lê Đình Kình, họ biết rõ trong nhà có
người già (hai vợ chồng cụ Kình); có trẻ nhỏ (hai bé chắt cụ Kình) và có rất
nhiều phụ nữ, nhưng họ vẫn xông vào tấn công. Cần phân biệt rõ, công an là bên
tấn công trước, tấn công bằng vũ khí sát thương, còn người dân chỉ chống đỡ,
phản công lại khi bị tấn công. Phân biệt rõ ràng bên tấn công và bên bị tấn
công để thấy rõ tính chính nghĩa thuộc về ai.
—
Chỉ
cần lướt qua việc phân tích ba điểm: thời gian tấn công, địa điểm tấn công và
quy định về sử dụng vũ khí đối với lực lượng công an thì chúng ta có thể thấy
chính quyền Hà Nội và lực lượng tấn công cưỡng chế đã hoàn toàn sai trong cách
xử lý vụ việc.
Nhưng
với thói quen dám làm không dám chịu, để che đậy tội lỗi của họ và để lèo lái
dư luận đối với những người không hiểu biết pháp luật, công an đã tung ra một
lực lượng dư luận viên hùng hậu từ ngày 09/01/2020 đi đánh phá facebook của các
nhà hoạt động, những người đưa tin về vụ Đồng Tâm; đánh phá facebook của những
người quan tâm chính trị và ủng hộ lẽ công bằng cho người Đồng Tâm. Họ dùng
những ngôn từ có tính chất lăng mạ, sỉ nhục người dân Đồng Tâm, những người
không may đã chết trong cuộc xung đột. Họ sỉ nhục cả người già, lớn tuổi như cụ
Kình.
Họ
cố ý gây nhiễu dư luận bằng những thông tin mập mờ đánh lận con đen như việc
đưa tin thời điểm xảy ra vụ việc là buổi sáng mà không nói rõ là 4h sáng, giờ
mà người dân đang ngủ. Địa điểm xảy ra vụ việc cũng mập mờ khi họ nói rằng bị
tấn công trong quá trình xây dựng tường rào, làm nhiều người hiểu lầm là xảy ra
tại khu đất đất tranh chấp chứ không phải trong làng, trong nhà dân. Đồng thời
cách nói mập mờ và kết tội làm cho nhiều người tưởng rằng người dân Đồng Tâm là
bên chủ động tấn công trước.
Nếu
đường hoàng và minh bạch, sao chính quyền lại phải ngăn chặn phóng viên, luật
sư, nhà hoạt động đến Đồng Tâm tìm hiểu sự việc và đưa tin khách quan? Nhà xuất
bản Tự Do sẽ sớm có những ấn phẩm, báo cáo tường trình và nghiên cứu đầy đủ về
vụ cưỡng chế đất hết sức sai trái này.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire