Tương Lai
“Ngày tháng nào đã ra đi
khi ta còn ngồi lại”*. Vâng, ngồi lại để tự nhốt mình tĩnh lặng trong
căn phòng vắng vẻ thoáng đãng giừa mùa đại dịch, để mà mông lung suy nghĩ về “nỗi
buồn đang bay đi theo cánh của thời gian” từ sự
chiêm nghiệm của La Fontaine trong “Con cáo và chùm nho”
từng in đậm trong tuổi thơ tôi. Bỗng thoáng gợn lên
một ám ảnh từng chìm sâu trong tâm tưởng từ sức
huyễn hoặc của giai điệu Trịnh “Ôi tiếng buồn rơi đều,
Nhìn lại mình, Đời đã xanh rêu”
để rồi viết trong lời cám ơn bạn bè thân
quý về những lời chúc mừng nhân sinh nhật thứ
85.
Môt cảm nhận buồn ư?
Đúng vậy. Trong sâu lắng khi “ta lắng nghe ta” để cố nhớ ra về “một
điều giấu kín trong tim con người là điều giấu kín thôi”* như một điệp khúc từng lắng đọng trong tôi. Tự
lắng nghe những câu hỏi, những lời tự giải đáp, những dằn vặt suy tư, và những
tiếng vọng của những bước đường đời trong hoài niệm để “nhớ về
dòng sông... nhớ về đoạn đường từ đó ra đi”.
Trong tôi hiện lên một ý tưởng của Albert Camus “Khi
không có hy vọng, bổn phận của chúng ta là sáng tạo ra nó”. Tôi
từng phải làm điều đó khi phải trải qua những
khoảnh khắc “đôi khi ta lắng nghe ta, nghe sóng âm u dội vào
đời buốt giá”.
Thế
rồi, những tình cảm bạn bè như “tiếng thì thầm từng đêm nhớ
lại...chuyện
ngày xưa heo hút trong trong mơ... đã cho tôi tình sáng ngời như sao xuống từ
trời”*. Chính ân tình nhận được
trong những ngày qua đã làm sống dậy trong tôi “tình sáng
ngời như sao xuống từ trời” đó. Trong
khoảnh khắc của những tình sáng ngời này, hình như tôi chưa phải
cần đến việc “sáng tạo” mà Camus đòi hỏi. Vì sao? Vì chính sự xác
quyết của nhà văn được giải Nobel văn chương ấy: “Sự chính
trực không cần điều luật”. Ý tưởng
đó đến trong những khoảnh khắc tôi nhận được
sự ấm áp của cuộc đời từ sự chân tình bè bạn dập dồn và sâu lắng đem lại cho
mình.
Một học trò cũ đang nằm bệnh đã chuyển đến một chậu
hoa phong lan trắng với lời chúc sinh nhật: “Một lần nữa kính chúc thầy
khỏe để sống vui với thế hệ học
trò như chúng em.
Trong thế hệ các thầy cô, em kính
trọng thầy nhất vì là người sống trung trực, là tấm gương để em noi theo. Bây
giờ em cũng làm thầy và cũng đang cố gắng truyền sự trung thực cho các em theo
gương thầy. Em cám ơn về bài thơ thầy gửi cho em”.
Con gái tôi từng nghiệt ngã cấm tôi không được ra khỏi
phòng, không được tiếp khách đến thăm... với lý do đanh thép: “Bố đang hội đủ nền bệnh của corona: huyết áp, tim
mạch, tiểu đường, thận, gút... mà những liều insulin tiêm hàng
ngày kèm với hơn chục viên thuốc cũng vẫn không xua đi được một nguy cơ bố đang
là đối tượng sáng giá để tấn công của virus đấy”. Thế rồi
đúng vào chiều 18.4 nó đã tự phá lệnh để đưa đến hai chậu hoa rất xinh với lời
nhắc khi mở cửa đưa hoa mừng sinh nhật: “Bố đeo khẩu trang vào, cứ
ngồi trước máy tính, đừng ra đây”!
Ng Th ở Hà Nội, cô học trò cũ, một cán bộ giảng dạy
đại học đã về hưu, sống trong một xóm nghèo, nhiều năm vẫn cặm cụi kèm dạy các
cháu nhỏ và học sinh chuẩn bị thi toán và cả thi môn văn (khi đi học, Th vừa
giỏi toán vừa giỏi văn) nhắn tin: “Thế mới
là thầy mà chúng em luôn ngưỡng mộ, mặc những kẻ
đang hằn học nói xấu thầy, chúng em khinh chúng. Thầy cứ sống như thầy đang
sống thầy nhé... Và thầy ơi, ‘rượu ngon lại có bạn hiền’ nhưng thầy nhớ cho
em rằng vụ ngã lầu tai tiếng vừa rồi mà người ta cũng lấp liếm đổ cho rượu đấy,
thầy ạ”.
Còn Vũ Cao Phan thì từ Hà Nội gọi: “Em muốn bay
vào đến thăm thầy và cũng để nghe nhận xét của thầy bài viết về
“Vấn đề Biển Đông và Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hiện nay” nhưng
mùa đại dịch cách ly nên đành gọi điện”.
Tôi vụt nhớ đến một kỷ niệm cách nay cũng đã ba chục
năm, Phan lái chiếc ô tô con cóc đưa tôi đến một quán ăn trên bờ đê Nhật Tân để
có thể ngồi lâu với nhau sau một chặng dài của những nẻo đường chiến tranh đã
20 năm chúng tôi chưa gặp nhau. Cuối đường Thuỵ
Khuê, khi xe rẽ trái, tôi chỉ cho Phan cái ngõ hẹp dẫn vào nhà anh Phạm Thuỷ
Ba, người bạn chí cốt và thương quý của tôi, cũng là người thầy Phan rất kính
trọng vì dấu ấn nhân cách và kiến thức uyên bác của ông để lại trong người học
trò từng trở về từ chiến trường nóng bỏng với quân hàm đại tá cùng với một
truyện ngắn nổi tiếng về trận đánh cuối cùng tại cửa ngõ Sài Gòn ngày
29.4.1975.
Thế rồi một sự cố kỳ
lạ xảy ra. Chiếc xe đang leo dốc Bưởi lên đường Cầu Giấy bỗng hẫng lại. Phan rồ
máy, nhấn ga, xe vẫn không nhúc nhích. Thoáng thấy chút bối rối trên ánh mắt
của Phan, tôi cười với anh: “Thôi, lại ông Thuỷ Ba trêu cậu
học trò mà ông yêu đấy”! Rồi, tôi vẫn cười mà thầm thì: “Ông
Rô ơi, tha cho chúng tôi đi, đừng
trêu nữa, Phan toát mồ hôi hột rồi kìa”.
Đang khựng lại, chiếc xe con cóc bỗng từ từ lao
lên dốc. Phan vẫn thảng thốt “sao thế thầy, sao lại là thầy Rô “trêu” em.
Thế là thế nào hả thầy?”. Một thoáng lặng thinh trong hồi ức
sâu thẳm. Tôi khẽ nói với người học trò cũ từng dạn dày trong mưa bom
bão đạn: “Mình cũng chẳng hiểu sao nữa, cũng chẳng biết
nói gì với cậu, vì chính mình cũng đã nhiều lần như vậy”! Rồi
tôi kể cho Phan nghe câu chuyện có phần li kỳ pha chút bí ẩn này.
Nhà người bạn quá cố thương quý
của tôi ở sâu trong ngõ hẹp gần chợ Bưởi. Từ cơ quan tôi đi ra sân bay, chiếc
Land Cruiser do anh Việt lái thường hay theo đường Thuỵ Khuê vòng lên dốc Bưởi
phải đi ngang qua đầu ngõ nhỏ dẫn vào nhà anh Phạm Thuỷ Ba. Nơi đây ông ngồi
viết và dịch tác phẩm của Charles
Dickens, John Steinbeck, Alexandre Dumas...
và nhiều tác gia lớn khác, trong đó có bộ sử thi Ấn Độ
Ramayana đồ sộ mà học giả Phan Ngọc trong lời giới thiệu đã viết rằng “Ramayana
là một thế giới trong một tác phẩm. Đọc tác phẩm ta hiểu một thế
giới. Trì hoãn đến giờ mới dịch Ramayana là một thiếu sót”. Và người
bạn quá cố của tôi đã chấm dứt sự trì hoãn ấy khi ngồi bên một
cái tấm gỗ nhỏ được đóng chặt trên bốn cọc gỗ làm bàn của dịch giả. Anh ngồi
đó, lấy ánh sáng từ cánh cửa sổ được chống lên bởi một thanh tre, nhìn ra mảnh
vườn nhỏ, cặm cụi viết. Có lần tôi sững lại khi tôi đến đưa tặng anh cuốn sách
“Nhập môn Xã hội học” anh dịch cho Viện
chúng tôi mà tôi hân hạnh được viết lời giới thiệu: “Cuốn
sách này đã trở thành một trong những cuốn sách mẫu mực về xã hội học trong
các nhà trường, học viện, trường đại học, và lần tái bản mới nhất lại đóng góp
thêm cho uy tín vốn đã rất cao của nó...”. Sững lại, vì tôi nhìn thấy
một nhánh cỏ từ dưới nền nhà mọc lên xuyên qua khe
hở của tấm ván đặt làm mặt bàn đang phe phẩy trước
mặt dịch giả! Ông không để ý đến nhánh cỏ xanh ấy hay chính tâm hồn bay bổng và
sâu thẳm đậm chất “umua” trong bạn tôi đã cố tình để vậy để
ngắm nhìn theo cách “hàn nho phong vị phú
trước cửa nhện giăng màn gió, đầu giường nhố...”.
của Nguyễn Công Trứ: “đầu kèo mọt tạc vẻ
sao, tre mối dũi quanh co, góc tường đất, trùn lên lố
Không thể không kể
lại chính ngôi nhà nhỏ này là nơi tôi tìm đến ngồi với anh khi trong lòng nặng
trĩu những suy tư về “một điều giấu kín trong tim con người là điều giấu kín thôi” như vừa dẫn ở trên. Và có
lẽ cũng nên nhắc về cuộc hội ngộ cuối cùng giữa những người bạn kính mến quây
quần quanh chiếc chiếu trải trên nền đất của ngôi nhà “phên trúc ngăn
nửa bếp nửa buồng, ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ”. Để
chi? Còn chi nữa ngoài chuyện được ngồi với nhau tại một
nơi thật tĩnh lặng cách xa sự nhộn nhạo, bụi bặm nhiễu nhương, để
nhâm nhi chai rượu ngoại anh Hoàng Tuệ xếp bên chai rượu “làng Vân” nút lá
chuối khô của anh Trần Đình Hượu mang đến, đặt cạnh tảng pho mát anh Nguyễn
Tài Cẩn cậy nhờ chị Nona mua ở căng tin của sứ quán Nga để góp thêm vào cỗ lòng
lợn chấm mắm tôm chị Châu Anh mua từ chợ Bưởi. Chuyện này tôi đã có dịp viết
trong cuốn Mênh mông thế sự 2017. Và nay thì những người
ấy đã là người thiên cổ, “ngày tháng nào đã ra đi khi ta
còn ngồi lại”?
Thế
rồi “người ngỡ đã xa xưa nhưng người bỗng lại về”.
Dạo ấy, mỗi lần chiếc Land Cruiser của chúng tôi lăn
bánh đi ngang đầu ngõ dẫn vào ngôi nhà nhỏ ấy để leo lên dốc Bưởi đầu Cầu Giấy
để rẽ sang đường Láng lên sân bay Nội Bài thì xe lại trục trặc, khựng lại giữa
dốc và Việt lại quay sang tôi lẩm bẩm cười “Anh phải xin bác Rô đừng
trêu chúng ta nữa không thì nhỡ chuyến bay mất”. Cũng thật lạ, chiếc xe lại rồ máy trườn lên! Và Việt lại vẫn
câu: “Cụ Rô thiêng thật. Cụ trêu thôi và chắc
cũng vì nhớ anh đấy!”.
Chuyện thật mà cứ như đùa, phảng phất chất Liêu Trai!
Xin nói thêm, Việt là lính lái xe đường Trường Sơn trong khói lửa B52, sau 75
về hưu non vì hoàn cảnh gia đình với hàm thiếu tá, và rồi cơ duyên nào đã đưa
đẩy Việt về với chúng tôi trong 12 năm với chiếc Land Cruiser ấy để rong ruổi
cùng tôi khắp các tuyến đường Bắc Nam trong những chuyến khảo sát Xã hội học.
Trên nhiều chặng đường dài, Việt vẫn thường nhắc lại câu chuyện chưa bao giờ
phôi pha ấy trong anh, trong tôi. Câu chuyện mà Vũ Cao Phan cũng bồi hồi cảm
động nhắc lại trong cuộc điện thoại hôm rồi. “Ôi trái tim phiền muộn
đã vui lại một giờ. Như bờ xa
nước cạn bỗng chìm vào cơn mưa”!
Nhơn
vừa gọi cho tôi sau khi nhận được tin nhắn ngỏ lời cám ơn bè bạn của tôi, đề
nghị gửi những gì tôi đã viết và có giữ được những tư liệu về Trịnh Công Sơn để
có thể khởi đầu một khảo luận mà anh từng ấp ủ: “... thấy Sơn vô cùng
gần gũi. Không phải trong không gian ồn ào sôi động
của những buổi hoà nhạc hay tiệc rượu mà chủ yếu trong lặng lẽ cô đơn,
trong nỗi khổ niềm đau, trong những lúc lạc bước – ngã lòng thậm chí có lúc
gần như là tuyệt vọng, tôi buông mình chìm đắm vào âm nhạc của Anh thanh tẩy
tâm hồn tự vỗ về rồi níu vào tựa vào thơ Anh mà đứng dậy... Anh cũng từng thảng
thốt: Tôi là ai? Từ thinh không gió cũng chưa trả lời! Tôi cũng nợ Anh! Nợ một
khảo luận về Anh!”.
Đúng rồi, những gì đã ấp ủ, đã định làm thì phải bắt
tay vào làm ngay. Thời gian không chờ đợi, nhất là vào cỡ tuổi lũ chúng ta. Thì
đó, tôi vừa bàng hoàng thảng thốt nhận tin dữ về anh Nguyễn Ký qua đời sáng
ngày 21.4.2020, người mà tối hôm qua tôi còn gửi tin nhắn trả lời anh về những
câu viết dí dỏm của anh sau khi nhận được tin cám ơn bạn bè của tôi – trong đó
có anh – đã gửi lời chúc sinh nhật 18.4: “Các bác tiếp thơ nhau
hay và vui đáo để... lâu này không có dịp gặp nhưng
thỉnh thoảng vẫn đọc được bài của anh, nên cũng học theo anh từ ngày về đến nay
cũng viết và xuất bản được ba tập sách hơn 1200 trang xung quanh những vấn đề
về Hà Tĩnh, được nhiều bạn bè đón nhận nên cũng vui anh TL à. Chủ yếu là để
thể dục đầu óc, giảm dần sự xuống dốc. Cho nên, cập nhật thông tin hàng ngày
đang thật sự là một nhu cầu. “Mênh mông thời sự” có kèm theo “Điểm tin đáng
đọc” của anh TL đã đáp ứng nhu cầu ấy của tôi và không chỉ riêng tôi, tôi đã
chuyển cho rất nhiều các ông bạn tôi. Vì vậy, nếu không có gì khó khăn, nhờ anh
gửi đều cho tôi anh TL ạ”.
Sau này không còn sinh hoạt trong Ban, tôi thỉnh
thoảng vẫn gặp anh tại nhà anh Việt Phương. Nụ cười hồn hậu, ấm sáng, cái siết
tay thật chặt của anh cùng với ánh mắt chân tình nhưng không giấu được sự dí
dỏm của một người hiều đời, hiểu người bằng chính sự trải nghiệm của một nhân
cách trung thực từng đọng lại trong tôi, để hôm nay không kìm được giọt nước
mắt thương cảm chân thành nhớ về anh. Anh kém tôi 4 tuổi, đang tập thái cực
quyền trước sân nhà thì gục xuống, mãi mãi không thèm đứng dậy nữa. Một cái
chết đáng ao ước cho những người thuộc lớp vượt xa cái ngưỡng “cổ lai hy” đến
hơn một thập kỷ. “Xin úp mặt bùi ngùi. Từng ngày qua mỏi ngóng
tin vui”, anh Ký thương yêu ơi, đành
“lấy nhớ làm thương” theo cách Nguyễn Khuyến khóc
Dương Khuê xưa!
Sự chân thành ấy không hẹn mà gặp, hay vẫn là “duyên
hội ngộ” mà ông bạn thân cũng ở Ban Nghiên cứu, đồng hương với anh Ký, người
thông tường mọi ngõ ngách phức tạp của Sài Gòn sau 75 vì anh đã có mặt từ những
ngày vừa ở R về, đã nhắn tin mừng sinh nhật tôi với những dòng cô đọng: “Tình
người vô cùng phong phú, nhiều hình nhiều vẻ nhưng cái đọng
lại cuối cùng chỉ có hai chữ: Chân Thành. Em K...”.
Vâng, sự chân thành. Câu
đúc kết hàm súc của K khiến tôi nhớ lại tác phẩm “Hard Times”
của Charles Dickens, Phạm Thuỷ Ba dịch là “Thời gian khó”.
Trong cuốn tiểu thuyết anh Thuỷ Ba tặng ấy, tôi tô đậm dòng chữ:
“Trò chuyện sôi nổi không bao giờ thay thế được gương
mặt của người lấy hết tấm chân tình để khuyến khích người khác can đảm và
trung thực”.
Và rồi, một nhà khoa học – mẹ của một nhà toán học tài
danh – cũng gửi những dòng chân thành “Mừng sinh nhật thầy, em nhắc lại
điều đã viết vào ngày nhà giáo VN, người
thầy đầu tiên mà em nghĩ đến là thầy ạ. Thầy có
những người bạn quý quá, cùng có tài thơ văn, nên mới thành hữu tình được ạ. Em
học nhạc từ bé, từ khi học văn của thầy, văn vẻ của em cũng khá lên. Nhưng
rồi đường em đi lại là toàn chai lọ, là cây cỏ, là hoá chất khét lẹt nên trong
em không còn chút lãng mạn nào. Nhưng em lại luôn ngưỡng mộ những người có tâm
hồn thơ”.
Tôi đã trả lời cho
nhà khoa học từng là học trò của tôi rằng: “Công trình nghiên cứu về
“Tơ Sen” của em cũng tràn đầy chất thơ đấy chứ. Và tôi cứ nghĩ, nếu không
có một tâm hồn bay bổng giàu chất thơ, thì Ngô Bảo Châu e khó trở thành nhà
toán học tài danh. Xin nhớ cho rằng, Phan Đình Diệu có thơ rất hay, chất thơ
chìm sâu trong tâm thức nhà khoa học đích thực, người bạn mà tôi rất mực thân
quý và kính trọng. Anh ấy đã từng nói với tôi “Nước ta có nhiều
nhà toán học, nhà vật lý học, nhà sinh học, kỹ sư và nhà kinh tế. Đào tạo những
“nhà” này thành chuyên viên thì dễ, nhưng thành trí thức khó hơn bởi họ phải
học để độc lập trong tư duy và luôn suy nghĩ về những vấn đề của xã hội”,
câu này đã được nhắc rất nhiều trên mặt báo của những tờ báo dám nói sự thật”
chắc em cũng đã có đọc”.
Lại một học trò cũ nay bận bịu chăm sóc cháu nhưng vẫn
thường đ ến thăm đúng vào “ngày 20 tháng 11” cùng với chồng và mấy bạn thân,
trong thư mừng sinh nhật cũng chân thành nói là mình dốt văn nên không viết dài
được, và cảm thấy buồn vì không nói đủ những điều muốn nói. Tôi đã gửi những
dòng cám ơn chung như đã gửi đến bạn bè với lời động viên: “Văn là người
em ạ, đâu cần phải dài dòng cố làm cho ra văn vẻ mới là văn. Mà tôi
nghĩ, văn đích thực là tiếng nói của xúc động chân thành. Và sự chân thành thì
không hề thiếu trong em. Nhà văn Pháp từng được giải Nobel văn chương chẳng phải đã viết rằng trước hết là phải sống, sống cho đến mức rơi lệ, tôi đã dẫn ra
trong bài “Mênh mông thế sự để gió cuốn đi” gửi cho các em đó sao”.
Nói với những học trò cũ, chưa hề là “những
người muôn năm cũ” (mà thơ Vũ Đình Liên đầu thế kỷ trước đã thảng thốt
gọi “hồn ở đâu bây giờ”) cho dù bên nhau cũng đã
gần nửa thế kỷ trên ghế nhà trường phổ thông hay giảng đường đại học. Nửa thế
kỷ đã là một quãng đường đời khá dài mà ở đó, “chất liệu cuộc sống làm
bằng thời gian ”. Chỉ có điều, “thời gian cũng là cơn
bão mà tất cả chúng ta đều có thể lạc đường trong đó”. Rất
may mắn là những gì tôi cảm nhận được từ những lời trao đổi bạn
bè rất chân tình trong mấy ngày qua, thì xem ra, chúng tôi chưa bị cơn
bão thời gian đánh gục, ngoài những chao đảo, chung chiêng trong khi
tìm được nơi trú ẩn. Tôi lẩn thẩn nhớ lại một hình ảnh cũng của tác giả “Con
cáo và chùm nho” đột nhiên thức dậy, lay động tâm tư: “Tình bạn
là bóng của ráng chiều, càng trở nên mạnh mẽ khi
mặt trời của đời ta dần lặn”!
Hình như trong mông lung suy nghĩ giữa những ngày tĩnh
lặng này mà hiểu được sâu hơn câu nói giàu chất triết lý từng chìm lắng trong
tôi: “Một mình, đó là bí mật của phát minh; một mình,
đó là khi ý tưởng sinh ra”. Câu ấy
của Nicola Tesla, một nhà phát minh độc đáo người
Mỹ gốc Serb. Các công trình lý thuyết của ông đã góp
phần tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2,
từng được xem như là một trong những
nhà phát minh, nhà khoa học vĩ đại nhất lịch sử, là con người của
tương lai! Người ta nói Tesla có “trí nhớ thấu niệm” (eidetic
memory). Ông là cha đẻ của máy phát
thanh, điện thoại, điện thoại di động và tivi. Marc Seifer, tác giả bài “Wizard:
The Life and Times of Nikola Tesla” trên tạp chí Citadel (2001) đã
viết “Toàn bộ hệ thống thông tin toàn cầu ngày nay đều dựa trên hệ thống của
Tesla”. Vậy mà, oái oăm thay, Tesla lại
đã từng bị cô lập và bị gọi là một nhà bác
học điên!
Một số ý tưởng phát minh vĩ đại của ông đã không th ể thực hiện được vào thời
điểm ông còn sống do không có công nghệ tương ứng.
Tôi
bị hút vào câu chuyện cuộc đời của “nhà bác học điên”đó, vì trong tôi lờ mờ
hiện ra một thân phận người thấm đậm
tính bi kịch cũng giống như từng đắm mình trong “Đi
tìm thời gian đã mất” của Marcel Proust mà dịch giả – chị
Đặng Thị Hạnh, người bạn quý của tôi – gửi tặng.
Chính đây, một lần nữa tôi hiểu hơn “Một
mình, đó là bí mật của phát
minh; một mình, đó là khi ý tưởng
sinh ra”. Vậy thì có phải sự cô đơn triền miên đã bao
phủ lên một thiên tài, nhà văn vĩ đại
nhất của thế kỷ 20. Trong
một cuộc thăm dò ý kiến để chọn lấy 10 cuốn
sách hay nhất trong văn học Pháp cho thế hệ năm 2000
thì “Đi tìm thời gian đã mất” đứng
thứ nhất. Proust đã
tự giam
mình trong căn phòng riêng
cửa đóng kín, sàn nhà, các bức tường, và trần nhà rất cao đều được lót những
lớp bần, không để lọt một tiếng động. Ông muốn từ nay chỉ
sống cho tác phẩm lớn, duy nhất, của đời mình. Một
liên tưởng vụt đến, phải chăng
đây chính là tính bi kịch thuộc về phạm trù cái đẹp mà mỹ học Hegel đã lý giải. Bỗng nhớ đến một ý của
Cao Xuân Hạo – nhà ngôn ngữ học xuất
chúng, người bạn mà tôi rất mực kính yêu –
khi anh nói về âm nhạc trong cuốn sách anh tặng tôi: “Mô tả sự
hiện hữu và vận động của thế giới như được
cảm thụ ở chiều sâu của tâm lý con người, và do đó mà làm
cho tâm tư ta cộng hưởng trực tiếp với nhịp của vũ trụ”**.
Liên tưởng ấy
xoáy sâu vào đầu tôi
lời nhắc nhở của Camus “Đừng bao giờ để lỡ một
cơ hội để thấy
cái gì đẹp đẽ,
bởi cái đẹp là chữ
viết tay của Chúa”.
Tôi
hiểu khái niệm “Chúa” theo quan niệm của Spinoza – mà
tôi đã ngẫm nghĩ từ rất lâu– trong tác phẩm “Đạo đức
học” xem tinh thần và thể xác
là một thể thống nhất, Chúa
và Tự nhiên là hai cái tên
của cùng một thực tại. Spinoza là nhà triết học có
ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới quan
của Albert Einstein như ông đã tự nhận. Và phải chăng vì vậy mà ông đưa ra dự
phóng về sự xuất hiện của “đạo vũ trụ” (cosmic
religion) mà theo Einstein, sẽ là “tôn giáo của tương lai”,
một thứ tôn giáo “bao trùm cả tự nhiên lẫn tâm linh”,
“dựa trên một ý thức tôn giáo nảy sinh từ kinh nghiệm về vạn vật, kể cả
tự nhiên lẫn tâm linh”. Chính Einstein đã khẳng định
rằng “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà
không có khoa học thì mù quáng”.
Một nhà khoa học chuyên ngành dịch tễ học đưa ra một
nhận xét dí dỏm: “Con người cứ cho mình là loài tinh khôn, thống trị
thế giới nhưng thật ra virus nó thông minh hơn mình nhiều lắm”. Còn tác giả của
bài viết “Biến cố của thế kỷ” thì đặt
ra một vấn đề rất nghiêm túc: “Những ai
có tâm cần phải động lòng suy nghĩ trong đại dịch. Có lẽ chúng ta đã quá tàn
phá thiên nhiên, sinh hoạt đã quá vô độ. Về mặt chính trị, các quốc gia đều
quá ích kỷ, cho quyền lợi quốc gia mình là trên hết... Tất cả những thứ đó đã
sinh ra các nhà lãnh đạo kỳ dị, các chủ trương bất thườ ng,... Dù vậy, nhiều năm qua, thế giới vẫn chưa thức tỉnh. Thế thì phải chăng đại dịch này là bài
dạo đầu cho một sự sắp xếp lại, một cuộc tái cấu trúc vĩ đại?”.
Đúng là phải có tâm thì mới thức tỉnh để góp
phần vào cuộc tái cấu trúc vĩ đại ấy.
Tôi hiểu chữ tâm theo
nghĩa rộng, gắn với phạm trù tâm linh. Bởi lẽ, trong tôi vẫn
đọng lại ý tưởng của Trịnh Xuân Thuận, nhà thiên văn học tuyệt vời mà tôi đã có
dịp nghe ông trình bày: “Khoa học có thể hoạt
động không cần tới tâm linh. Tâm linh có thể tồn tại không
cần tới khoa học. Nhưng con người, để trở nên toàn thiện, thì cần phải có
cả hai”.
Chữ “tâm” này khác xa với cặp đôi “tâm-tài”
cố tình định lượng hoá chúng theo kiểu “chữ tâm kia mới
bằng ba chữ tài” nhằm tìm điểm tựa mà chì chiết chữ
tài theo một ý đồ chính trị thực
dụng, để mà cay cú đay nghiến ai đó (liệu có phải là đối thủ đáng gờm)
chăng: “có tài mà cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một
vần”. Tôi lại muốn nhắc lại đây một trích dẫn từ Cao
Xuân Hạo: “Tôi chỉ mong sao con tôi đừng
học dốt, vì nếu nó dốt, nó chỉ có thể sống bằng
cách hại thầy hại bạn và nịnh trên nạt dưới mà thôi. Người ta cứ
nói cần đức hơn tài, chứ thật ra người bất tài vô dụng không thể nào có đức
được!”**. Quả là đúng như tác
giả bài “Biến cố thế kỷ” vừa nói:
“Tất cả những thứ đó đã sinh
ra các nhà lãnh đạo kỳ dị, các chủ trương
bất thường, nhiều năm qua... vẫn chưa thức tỉnh”!
Nhưng thôi, chìm đắm
vào chuyện không đáng nghĩ này thì rồi mất hết hứng thú viết, không khéo lại
rơi vào tâm trạng chán ngán của Allbert Camus: “Vẫn luôn là cũng những từ
ngữ đó, nói cùng những những lời dối trá đó. Và sự thật
rằng người ta chấp nhận điều này, rằng sự giận dữ của nhân dân không hề hủy
diệt những thằng hề rỗng tuếch đó”. Hãy trở lại với
những ý tưởng của Einstein để có thể thức dậy những nỗi niềm, những băn
khoăn tự vấn cũng như những suy đoán về một cái gì đó khác thường. Tôi thấu
hiểu thêm ý tưởng của thiên tài Einstein khi suy ngẫm về kết luận của Jules
Henri Poincaré, nhà toán học lớn, cũng là nhà
vật lý lý thuyết, và là một triết gia người Pháp: “Chúng
ta chứng minh qua khoa học, nhưng chúng ta khám phá qua
trực giác [trực cảm, intuition]”.
Chính trong những
thông tin ào ạt dội đến, trong đó thật có, giả có, sai có, đúng có... từ những
sự kiện và hiện tượng xoay quanh sự xuất hiện virus corona, việc phòng chống và
chữa trị đại dịch này với những động cơ và mục tiêu rất khác nhau, thậm chí đối
nghịch nhau mà khái niệm trực giác này trở nên hết
sức nhạy cảm. Chắc là không chỉ vì “trí nhớ thấu
niệm” mà có thể là nhờ trực
cảm, trực giác mà Nikola Tesla cũng như nhiều nhà phát minh vĩ đại, nhà
sáng chế độc đáo khác đã để lại những dấu ấn trong lịch sử nền văn minh. Xét
đến cùng, có phải đó là kinh nghiệm tích tụ trong vô thức mà
hình thành phán đoán trong hiện thực?
Nhân để cập đến vấn đề này tôi muốn nhắc lại một “cảm
giác” của Cao Xuân Hạo khi anh viết: “Tôi thú nhận rằng mình
không khỏi có một cảm giác ghê ghê khi đọc một vài chuyện củ a
Nguyễn Huy Thiệp, mặc dầu truyện ngắn của anh đựơc nhiều người ưa thích. Tôi
không đ ủ lý luận để nhận định cho rõ ràng về hiện tượng đã gây nên cảm giác
ấy, nhưng tôi vẫn sợ gặp quá nhiều những hiện tượng như thế”**. Tôi
chia sẻ với “nỗi sợ” vì “cảm giác ghê ghê”
ấy vì tôi cũng từng có cảm giác ấy khi
đọc một số truyện Nguyễn Huy Thiệp mà không
lý giải được. Giờ đây, nhân tìm đọc những bài viết cảnh báo về một đại dịch
sẽ đến có dáng dấp của những lời “tiên tri” tôi cứ phân vân tự hỏi vi sao có
chuyện đó, là kinh nghiệm tích tụ trong vô thức mà hình thành phán đoán trong hiện
thực hay là còn gì khác nữa.
Gì thì chưa biết, nhưng chính cái con virus “thông
minh hơn con người này” đang làm đảo lộn cả thế giới nên “giai đoạn
này sẽ dạy chúng ta rất nhiều. Nhiều điều tưởng nh
ư chắc chắn, không thể thay đổi rồi sẽ bị
cuốn đi, sẽ được đặt câu hỏi, những điều vốn chúng ta đã nghĩ là không thể xảy
ra”, Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp đã thẳng thắn nói
ra đi ều rất khó nói trước bàn dân
thiên hạ. Đó là điều gì? Là điều mà mỗi khi nhắc đến “đều làm dấy lên nỗi
sợ hãi pha lẫn một sức thu hút giống như cảm nhận
choáng váng của con người trước sự linh thiêng” như tờ
báo Pháp L’Obs đã viết về những nạn dịch xảy ra vào những thời điểm khác
nhau.
Sự “linh thiêng”
ư? Sẽ phải tốn rất nhiều giấy mực để làm sáng tỏ. Trong khi chờ đợi kiến giải
của các học giả uyên bác, các nhà khoa học tài ba, xin tạm gợi ra đây một ví dụ
của đời thường để tiện suy ngẫm: Chuyện trong dân gian truyền tụng “Sấm
Trạng Trình”, chắc không phải là hoàn toàn vô cớ. Xin gợi ra đây cách
lý giải của Kiến trúc sư Trần Thanh Vân trong một bài viết ngắn mới đây: Những
ai đọc qua sấm Trạng Trình đều
có thể thấy rằng cụm
từ lục thất, lục thất
gian hay lục thất nguyệt gian được lặp lại nhiều
lần trong các câu thơ sấm. Đó là một quy luật
tồn vong của các triều đại được mô hình hóa thành một cách tính toán
đơn giản trong lục thất, lục thất gian hay lục thất nguyệt gian ấy.
Tác giả đưa ra ba triều đại liền kề nhau từ Hậu
Lê qua Tây Sơn đến nhà Nguyễn để chứng minh cho những lời “tiên
tri” ẩn trong câu sấm là đúng.
Thế
đó. Rồi một vài ví dụ tiếp
theo đây cho thấy rằng khó để phủ nhận
những hiện tượng kỳ lạ có thể xem là có bóng dáng
của khái niệm “linh thiêng” mà L’Obs nói đến. Cuốn tiểu thuyết kinh dị “The Eyes of Darkness”
(Đôi mắt của bóng t ối) của Dean Kuntz viết cách đây g ần 40 năm là
một ví dụ sống động. Đây là câu
chuyện về Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tạo ra một loại virus chết người có tên
là Vũ Hán-400 trong một phòng thí nghiệm bí mật ở
vùng ngoại ô thành phố Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc. Virus này được tạo ra với mục đích
biến nó thành vũ khí sinh học và hóa học. Tác giả hư cấu nên nhân vật nhân vật
Li Chen, một nhà khoa học Trung Quốc đã tiết lộ thông tin
về virus “Vũ Hán -400” cho Hoa Kỳ.
Đó là chủng virus nhân tạo thứ 400 được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để loại bỏ những người bất đồng chính kiến. 40 năm sau, câu chuyện hư cấu đã biến thành sự thật!
Đó là chủng virus nhân tạo thứ 400 được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để loại bỏ những người bất đồng chính kiến. 40 năm sau, câu chuyện hư cấu đã biến thành sự thật!
Nhưng nếu từ một hình
tượng hư cấu trở thành một hiện thực sống động khủng khiếp thì không thể không
nhắc đến một sự thật nhày nhụa và ghê tởm lại đã được phơi bày công khai
cách nay 15 năm trong bài nói của Trì Hạo Điền vể toan tính của Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản Trung Quốc ráo riết chuẩn bị vũ khí sinh học để tiêu diệt nước Mỹ
nhằm thực hiện mộng “chúa t ể thế giới” mà báo chí quốc tế đã đăng tải. Nếu đối
chiếu dã tâm khủng khiếp đó với những sự kiện đang diễn ra mà nhật báo Libération
tố cáo đ ích danh chính quyền Bắc Kinh trong bài “Từ hành động
gian dối cấp nhà nước tới đại dịch” đã viết rõ: “Từ ngày 14
đến ngày 20 tháng Giêng, các quan chức Trung Quốc khẳng đị nh rằng con virus
corona không lây nhiễm nhiều, trong khi chính quyền đồng thời bí mật chuẩn bị
kế hoạch chống lại dịch bệnh”. Đừng quên rắng, từ năm 2004
qua bài điều
tra của tờ báo Pháp Le Figaro, một câu hỏi đã từng được đưa ra: “Làm
thế nào, phòng thí nghiệm do Pháp xuất khẩu [sang
Trung Quốc] thoát khỏi mọi kiểm soát?”. Và nghi vấn phòng thí
nghiệm P4 tại Vũ Hán có thể là nơi xuất phát SARS-CoV-2, gây ra đại dịch được
đặt tên Covid-19 (theo yêu cầu của Trung Quốc) được ba nhà lãnh đạo Tây phương
là Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, đồng nhiệm Anh Dominic Raab và Tổng thống Pháp
Emmanuel Macron, trực tiếp nêu lên yêu cầu phải làm sáng tỏ vì “có nhiều
chuyện xảy ra ở đó mà chúng ta không biết”.
Theo một nhà ngoại giao Pháp, cái tội của chính quyền
Pháp là “quá ngây thơ, nghĩ là có thể tin vào
chữ tín của chính quyền Trung Quốc”. Những gì xảy ra sau đó
cho đ ến đ ại dịch Covid-19 chứng
minh là phe “không tin” Trung Quốc có lý. Còn theo Bloomberg thì
Nhà Trắng đã được các cơ quan tình báo Mỹ
cho biết là Trung Quốc đã không nói thật về các con số lây nhiễm và chết do
Covid-19, nên Mỹ đã bị động không đối phó kịp thời với đại dịch này. Có m ột sự
thật đanh thép được khẳng định lại với thế giới rằng, nếu ai tin Trung
Quốc nói thật thì là ngây thơ và không hiểu gì về người Trung
Quốc cả.
Mà đâu phải chỉ một cuốn tiểu thuyết kinh dị của Dean
Kuntz! Cuốn sách The Call to Glory (Ti ếng gọi vinh quang) của
nhà tiên tri quá cố nổi tiếng người Mỹ thế kỷ 20, Jeane Dixon cũng đã viết: “Đại
quyết chiến giữa thiện và ác sẽ xảy ra vào năm 2020”, “khoảng
vào năm 2020 -2037 sự ca tụng Chúa cứu thế chân chính sẽ đến lần thứ hai”.
Theo dự ngôn trong Kinh Tân ước, Khải
thị lục của Cơ đ ốc giáo, sẽ có trận chiến giữa thiện và ác (Battle of Armageddon)
tại thế gian vào giai đoạn cuối cùng của thời mạt thế. Đó là trận quyết chiến
cuối cùng giữa Thượng đế và quỷ Satan!
Vậy
là, dù có đức
tin tôn giáo hay chỉ bằng tâm
thức của chính mình đều thấy cần phải tìm
hiểu để tự lý giải cho mình về những hiện tượng lạ lùng đó. Tác giả bài
viết “Bi kịch Covid-19. và
hệ quả không định trước” đưa ra một kiến
giải rất đáng được suy ngẫm để mà
hiểu sâu hơn nhưng gì chúng ta đang chứng ki ến: “Chưa biết
liệu có phải loài người đã hủy diệt môi trường
quá đà và thách thức cả thượng đế, làm cho “Mẹ Thiên nhiên” (Mother
Nature) và các vị thần nổi giận trừng phạt hay không. Nhưng loài người chắc phải trả giá đắt cho cả thiên tai và nhân họa mà họ gây ra. Covid-19 cũng làm cho
loài người tỉnh ngộ ra rằng, họ rất dễ bị tổn thương và dễ bị hoảng loạn.
Họ ngu ngốc hơn là họ tưởng...”!Nhưng gì thì gì, lạ lùng
hay kinh dị, linh thiêng hay trần tục, ngu ngốc hay thông minh
thì cái dễ thấy nhất, sát sườn hơn lại là điều mà tác giả của bài viết sắc sảo
và giàu tính chiến đấu nói trên đã chỉ ra rất rành rẽ: “Trong một thể
chế độc tài dựa trên “sùng bái cá nhân” các quyết sách do lãnh
đạo “duy ý chí” thường khó lường hết các ẩn số và biến số”. Thế
mà, tai ác hơn, có một sự thật nhãn tiền ai cũng thấy ra
là: “Hệ lụy vì vô cảm và vô minh của quan chức cao cấp lớn hơn nhiều so
với người dân”.
Chỉ có điều, vì “Con người cứ cho mình là loài tinh khôn, thống trị thế giới nhưng thật ra virus nó thông minh hơn mình nhiều lắm”, câu nói dí dỏm của bà Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nhắc ở trên là một cảnh báo sáng giá vào thời điểm này. Cùng với cảnh báo đó, sự phân tích của tác giả của bài viết “Con covid 19 thông minh hơn con người ” nối tiếp thêm lời cảnh báo đó với những kiến giải rạch ròi: “Vì con Covid-19 là thông minh và nguy hiểm nên con người cũng phải thông minh, thay đổi cách tiếp cận cách ly, phong tỏa để quản lý được nó một cách hiệu quả”... không một nhà tiên tri nào có thể nói được đến khi nào những “mầm bệnh thầm lặng” di động đó sẽ hết; đồng nghĩa với đại dịch Covid-19 sẽ được triệt tiêu. Do vậy, cuộc chiến với con Covid-19 sẽ là lâu dài, gian nan, không thể ngắn hạn được”. Ấy vậy mà theo nhà y học này “hiện nay chúng ta đang tiếp cận theo cách ngắn hạn”!
Những nhận định dí
dỏm hay những lời bàn tỉnh táo kia có sức nặng hơn bất cứ những lời đao to búa
lớn đang đư ợc phóng đại để tự PR cho cái thể chế tuyệt vời mà nếu không có nó
thì không thể có thành tích chống Covid-19 khiến cả thế giới phải ngả mũ kính
chào. Vậy đó! Đành phải láy lại lời nhà Pháp được giải Nobel văn chương kia: “Sự
giận dữ của nhân dân không hề hủy diệt những
thằng hề rỗng tuếch đó”.
Nói thế không phải để tuyệt vọng, để phủ bóng đen lên
cuộc sống. Không, cuộc sống vẫn lừng lững đi tới. Và những gì chúng ta đang
chứng kiến đang là bản đại hợp xướng “dạo đầu cho một
sự sắp xếp lại, một cuộc tái cấu trúc vĩ đại”. Vậy thì
Dù
đến rồi đi
Tôi
cũng xin tạ ơn người
Tạ
ơn đời
Ngày 25.4.2020
Chú thích:
•
Ca từ Trịnh Công Sơn
•
Cao Xuân Hạo. Tiếng Việt. Văn
Việt. Người Việt .NXB Trẻ, tr. 380, tr.343, tr283
Chú
thích ảnh từ trên xuống:
1.
Hoa mừng sinh nhật.
2.
Vũ Cao Phan.
3.
Bìa sách anh Phạm Thuỷ Ba tặng.
4.
Ngôi nhà Huế của Ngô Tiến Nhơn
nhìn xuống bến sông gợi nhớ trong tôi “một dòng sông đã qua đời” của làng quê
tôi.
5.
Anh Nguyễn Ký (đứng mép phải) đưa
ông Võ Văn Kiệt thăm Vũng Áng, Hà Tĩnh.
6.
Tượng Nikola Tesla.
7.
Bìa sách chị Đặng Thị Hạnh tặng.
8.
Đảo Nước Mắt ở New York.
9.
Bìa sách anh Cao Xuân Hạo tặng.
10.
Sách The Eyes of Darkness.
11.
Sách The Call to Glory.
12.
Ảnh chụp màn hình ngày 24.4.2020.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire