24/05/2020

ĐÃ TỚI LÚC PHẢI GIÃ TỪ THAM NHŨNG LUẬT PHÁP!


Mai An Nguyễn Anh Tuấn


Vụ án Hồ Duy Hải đã tích tụ trong nó suốt 12 năm qua bao vấn đề nổi cộm về tư pháp ở nước ta, và tới hôm nay, như một giọt nước làm tràn ly; và tất cả những vụ được gọi là “kỳ án” suốt hàng chục năm qua- nổi bật lên vụ Hồ Duy Hải hiện giờ, là phần nổi của một tảng băng.


Xem những hình ảnh ông chánh án TAND tối cao bạc tóc, bơ phờ và Hội đồng giám đốc thẩm vất vả trong những ngày vừa qua, tôi và rất nhiều người cảm thấy ái ngại, thậm chí thương cảm, bởi họ đã phải làm cái công việc tôi tin là “bất đắc dĩ”: cái hệ thống tư pháp đó đã sản sinh ra một phiên tòa Giám đốc thẩm như thế, với một kết quả như thế! Một hệ thống tư pháp đã được xây dựng trên một hệ thống triết lý Pháp luật cũ kỹ, lạc hậu, man rợ, đi sau thế giới văn minh tới hàng thế kỷ!

Chỉ cần nhớ lại vụ án nổi tiếng vào mùa xuân năm 1933, tại chính phiên tòa do bọn phát xít mở tại Leipzig nhằm vu cáo các lực lượng yêu hòa bình, ông G. Dimitrov đã bóc trần toàn bộ sự thật, đồng thời thức tỉnh lương tri những người tiến bộ trước hiểm họa quốc xã, ông đã làm lu mờ hàng ngũ tư pháp Đức - những kẻ theo đuôi Hitler, và được trả tự do! Nhưng ông làm được như thế, bởi cái hệ thống tư pháp đó quá chặt chẽ và chắc chắn khiến những kẻ có quyền lực muốn vu khống ông “chủ ý tổ chức đốt nhà Quốc hội có tính toán trước” đã phải bó tay bất lực, còn những “nhân chứng sống” quy kết tội danh ông gồm giới dân biểu quốc xã, lũ bồi bút phát xít, bọn tội phạm hình sự, trộm cắp và làm bạc giả, bè lũ vô chính phủ… cũng phải cụp đuôi! Ông G. Dimitrov và những người yêu hòa bình đã chiến thắng được phiên tòa phát xít đó, ngoài lẽ phải hiển nhiên và tài tư biện xuất sắc của ông tự bào chữa cho bản thân, còn nhờ chủ yếu trên cơ sở một phiên tòa trong một xứ sở của Tam Quyền phân lập.

Thuyết tam quyền phân lập là học thuyết về tổ chức bộ máy nhà nước tư sản do Lôckơ, Môngtexkiơ, Ruxô sáng lập. Theo mô hình phân quyền của Môngtexkiơ thì không chấp nhận việc một cơ quan nhà nước đứng trên hoặc nắm trọn vẹn cả 3 quyền. Quyền lập pháp giao cho nghị viện, quyền hành pháp giao cho chính phủ, quyền tư pháp giao cho tòa án. Mặc dù có nhiều mặt hạn chế, nhưng mặt tích cực lớn nhất của học thuyết tam quyền phân lập thể hiện ở chỗ nó dùng quyền lực kiểm soát và kiềm chế quyền lực, ngăn ngừa được sự chuyên chế rất dễ phát sinh ở xã hội mà sự thống trị thuộc về thiểu số thành viên trong xã hội…

Mấy điều trên thực ra chỉ là bài học vỡ lòng của tất cả các sinh viên trường luật, song lại hết sức cơ bản, hết sức quan trọng để xây dựng một nền tư pháp đúng nghĩa, và mọi triết lý Luật pháp phải xuất phát từ nền tảng này. Không có thứ Triết lý luật pháp đứng đắn đó, tình trạng tham nhũng luật pháp đã nảy nở như cỏ dại đã diễn ra suốt hàng chục thập kỷ vừa qua. Bởi thiếu Triết lý luật pháp này - kèm theo cơ chế kiểm soát nghiêm túc, nên mới có tình trạng án bỏ túi, ép cung, sửa bản án tùy tiện, xử theo ý thích và lợi ích nhóm… Bởi coi thường Triết lý luật pháp này, nên mới có chuyện bi hài là người dân muốn dựng tượng thần công lý với cái cân có chiếc thớt và con dao!!! Bản thân người viết những dòng này cũng đã có ý định đưa lên FB ảnh bức tượng sắt quỳ của vợ chồng Tần Cối trước Nhạc Phi làm biểu tượng mới của ngành tư pháp nước ta - bởi Tần Cối đã lấy tội danh “Không cần có” (Mạc tu hữu) bất hủ để giết chết cha con người anh hùng Nhạc Phi! Nhưng tôi sẽ không làm thế, bởi hình ảnh ngành tư pháp của ta đã mất điểm quá nhiều, đã lấm nhơ nhuốc quá rồi, cũng cần giữ thể diện chung; hơn nữa, tôi cũng hiểu những băn khoăn trăn trở của cả ngành tư pháp VN - hầu hết là những con người chính trực, đang mong làm điều gì đó để lấy lại danh dự cho ngành mình. Và một trong những trăn trở đó là xây dựng một Triết lý thực sự cho ngành tư pháp, góp phần thủ tiêu, và chia tay vĩnh viễn một tình trạng đang sinh sôi nảy nở: Tham nhũng luật pháp!

11 tháng 5 năm 2020

Tại sao không là Việt Nam?
canhco
Trong lúc cả bộ máy chính trị Việt Nam bận rộn đề cao lãnh tụ Hồ Chí Minh qua việc khánh thành công trình “ghi lòng tạc dạ” gia đình nội ngoại ông Hồ cùng lúc với việc bận rộn tổ chức đại hội Đảng nhằm chia ghế trong những vị trí “đắc địa” thì nguồn tin 27 công ty, tập đoàn của Mỹ sẽ ra khỏi Trung Quốc về “định cư” tại Indonesia khiến dân chúng Việt Nam một lần nữa ngỡ ngàng, ngỡ ngàng vì thấy rõ sự đần độn của bộ máy nay đã đến lúc cần tháo ra và…vứt bỏ.

Tin tức từ PolicyTimes cho biết Indonesia đã giành chiến thắng khi nhận được sự gợi ý của Tổng thống Mỹ cho phép 27 công ty của Mỹ vào nước này sau khi rút khỏi Trung Quốc vì Bắc Kinh đã lợi dụng chuỗi cung ứng toàn cầu để tạo sức ép với Mỹ và các quốc gia EU trong đợt dịch Covid-19 vừa qua.
Tuy tờ báo cho biết tên của 27 công ty này chưa được tiết lộ nhưng người ta hiểu rằng đó là những công ty lớn, có ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu và chính quyền của Tổng thống Trump đã quyết tâm kéo chúng ra khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Trong vài tuần vừa qua thế giới chứng kiến sự giận dữ của Hoa Kỳ trước trò làm ăn tráo trở của Trung Quốc cũng như Bắc Kinh đã thừa dịp dịch họa của thế giới đề ung dung làm những việc mà bất cứ chính thể nào có lương tri đều phải tránh xa ngoại trừ cộng sản. Mỹ đã sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc kể cả bằng vũ lực và việc cùng lúc 27 công ty rút ra khỏi Trung Quốc chỉ là bước dạo đầu của một loạt biện pháp ngăn chận cơn tham vọng làm chủ trái đất của Bắc Kinh.
Nhưng tại sao Tổng thống Trump lại chọn Indonesia chứ không phải là Việt Nam khi Hà Nội có mặt những công ty khác đang hoạt động tại đây? Câu hỏi này thật ra không khó nếu tìm hiểu sâu hơn.
Điều dễ hiểu đầu tiên bởi Việt Nam đang là tay chân thân cận với Bắc Kinh và Mỹ hiểu rất rõ về vai trò của Hà Nội đã và đang đóng thế vai cho Bác Kinh trong những lúc được yêu cầu. Bắc Kinh nói không ở đâu thì Hà Nội cũng nói không ở đó. Bắc Kinh chống Mỹ một thì Hà Nội cũng chống Mỹ có khi còn hơn, mặc dù chỉ trên những tờ báo Đảng. Bắc Kinh không chấp nhận nước nào thì Hà Nội có mặt đưa tay ủng hộ, Bắc Kinh truy bắt người Duy Ngô Nhĩ thì Hà Nội lập tức trao trả những người này khi họ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Bắc Kinh không chấp nhận Đài Loan thì Hà Nội giơ tay biều quyết….
Thứ đến Mỹ cũng hiểu rõ Việt Nam không còn nguyên vẹn chủ quyền khi Trung Quốc đã khống chế mọi thứ từ tài chánh tới đất đai, biển cả và nhất là vị trí lãnh đạo trong guồng máy công quyền. Việt Nam nợ Trung Quốc từ những vụ vay mượn ngân hàng trong các dự án cho tới các món nợ chính trị xa xưa từ hồi còn chiến tranh với Mỹ. Chính những món nợ này khiến doanh nghiệp Trung Quốc xem Việt Nam là đất nhà của của họ vì vậy mọi vấn đề liên quan tới kinh doanh không cần phải lo ngại luật pháp Việt Nam. Hà Nội bắt buộc phải nương tay đối với doanh nghiệp Trung Quốc. Chính điều này làm cho Mỹ đặt dấu hỏi liệu sau này doanh nghiệp Mỹ có được đối xử công bằng với doanh nghiệp Trung Quốc khi có tranh chấp xảy ra hay không? Và đất nhà Trung Quốc ngay tại Việt Nam có giúp cho Bắc Kinh có thêm cơ hội để trành những đòn phép thuế quan của Mỹ?
Việt Nam đã chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc chia chát quyền xử dụng đất vốn là thứ cấm kỵ trong hiến pháp Việt Nam khi lập ra những đặc khu kinh tế trong đó không có hình ảnh nào của phương Tây hiện diện. Những đặc khu đó cho thấy tính chất chính trị mạo danh kinh tế của chính phủ Việt Nam khiến dù có hào phóng cách mấy Mỹ cũng phải chùn chân trước một đất nước không còn chủ quyền trên lĩnh vực đất đai và độc lập trên phương diện chính trị
Tất cả những thứ ấy Mỹ đều thấy và bây giờ tới lượt Mỹ phản ứng có điều kiện với Việt Nam là điều dễ hiểu.
27 công ty này không phải tự ý chọn Indonesia mà do Tổng thống Mỹ chọn lấy. Mặc dù đó chỉ là sự thỏa thuận để được hỗ trợ của chính phủ nhưng điều này cho thấy trong những sự kiện lớn có liên quan tới kinh tế và an ninh quốc gia Mỹ lúc nào cũng có đủ luật lệ để ứng phó. Thoát Trung lúc này là mục tiêu lớn của Mỹ, cả hành pháp và lập pháp, vì nước Mỹ nhận thấy sự nguy hiểm của Cộng sản đã giúp cho Trung Quốc lừng lững đe dọa toàn thế giới. Chỉ có Cộng sản Trung Quốc với nguyên vẹn hình hài độc tài toàn trị mới đủ sức mạnh khiến hơn 1 tỷ 400 triệu người dân Trung Quốc nằm im dưới xích sắt của những chiến xa thời Thiên An Môn.
Vì Việt Nam là một thể chế Cộng sản nên Mỹ không thể đưa tay cho Hà Nội trói như đã từng bị Trung Quốc trói trước đây.
Người ta không ngạc nhiên khi năm ngoái chính Tổng thống Donald Trump đã chỉ đích danh Việt Nam mà nói: “Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”. Tại sao như vậy? Bởi Việt Nam toa rập với các công ty Trung Quốc xuất khẩu thép vào Mỹ qua con dấu Việt Nam.
Nước Mỹ đủ bản lãnh để biết trên sao hỏa đang xảy ra chuyện gì thì Việt Nam làm sao qua được đôi mắt cú vọ của tình báo kinh tế Mỹ trải ra trên toàn cầu? Có lẽ Hà Nội đánh giá Mỹ là con cọp giấy nên lờ đi hậu quả thấy trước khi tiếp tục chơi với con cọp Trung Quốc.
Nước Mỹ tự do nhưng nước Mỹ có khuôn phép để làm cho sự tự do đó trở nên có ý nghĩa.
Bất cứ công ty nào của Mỹ cũng có quyền vào Việt Nam nhưng cùng lúc 27 công ty vào Indonesia là một câu hỏi lớn cho những người làm chính sách. 27 công ty là một tập thể, tập thể kinh tế ấy có thể làm tiền đề cho hàng loạt công ty khác theo nhau vào Indo gây ra một bối cảnh tốt đẹp cho kinh tế của nước này. Ngược lại, vì mất lòng tin của nước Mỹ nên Việt Nam đang tự bỏ phiếu đẩy mình ra khỏi quỹ đạo dân giàu nước mạnh.
Rồi đây sau khi cuộc bỏ phiếu trong căn phòng tổ chức Đại hội Đảng thành công tốt đẹp có lẽ Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ sang trang: Cùng chia sẻ với Trung Quốc sự run sợ đối với con cọp giấy Hoa Kỳ.




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire