08/05/2020
Hồ Duy Hải trong một phiên tòa trước đây. Ảnh: PLO. |
Tôi không quen biết gì với Hồ Duy Hải, chỉ biết vụ án của anh thông qua những thông tin trên báo chí. Tôi quan tâm đến vụ án của anh bởi vì tôi tin tưởng rằng tòa án là nơi để tìm kiếm sự thật của một vụ án.
Sự thật của vụ án Hồ Duy Hải tôi quan tâm đó là: Hồ Duy Hải có phải là hung thủ giết người hay không?
Câu trả lời chỉ đơn giản là có hoặc không.
Từ đó, tôi tìm hiểu xem hệ thống tư pháp các quốc gia trên thế giới làm thế nào để xác định được sự thật đó.
Điều thú vị đối với tôi, người vốn chỉ quen thuộc với hệ thống tòa án ở Việt Nam, đó là hệ thống tòa án của các quốc gia thuộc định chế pháp luật của Anh, gọi là thông luật, sử dụng cơ chế bồi thẩm đoàn để trả lời cho câu hỏi bản chất của vụ án: có tội hay không có tội.
Nếu bồi thẩm đoàn tuyên bố bị cáo có tội, thẩm phán sẽ dựa vào các quy định của pháp luật để đưa ra mức xử phạt. Nếu bồi thẩm đoàn tuyên bố bị cáo không có tội, bị cáo sẽ được thẩm phán tha bổng ngay tại tòa.
Tại sao cơ chế bồi thẩm đoàn lại có thể mang lại sự thật cho vụ án?
Thứ nhất, bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên, bồi thẩm đoàn là một cơ chế được thiết lập để đảm bảo sự công bằng cho bị cáo trong việc xét xử. Ở Mỹ, bồi thẩm đoàn là 12 thường dân được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Việc lựa chọn ngẫu nhiên giúp cho cả hai phía nguyên cáo và bị cáo không thể nào tác động đến quyết định của 12 thành viên bồi thẩm đoàn.
Mười hai người được lựa chọn ngẫu nhiên thì sẽ có học vấn khác nhau, quan điểm khác nhau, nhận thức khác nhau về công lý và thậm chí cũng không quen biết nhau trước đó. Những người dân bình thường tham gia bồi thẩm đoàn cũng
không quen biết thẩm phán, không quen biết luật sư bào chữa và công tố viên nên sẽ ra quyết định một cách độc lập mà không chịu sức ép từ bên ngoài.
Lựa chọn ngẫu nhiên bồi thẩm đoàn cũng giúp cho việc hối lộ những người quyết định đến vụ án trở nên bất khả thi. Bạn không thể nào hối lộ được toàn bộ những người nằm trong danh sách những người có khả năng được chọn làm bồi thẩm đoàn.
Ảnh: assets.lbc.co.uk.
|
Thứ hai, để tránh tình trạng thiên vị cho bị cáo, chủ tọa phiên
tòa và luật sư cũng như công tố viên sẽ đặt ra những câu hỏi để loại ra những người có khả năng thiên vị cho bị cáo, ví dụ như bồi thẩm đoàn không thể là người trong gia đình, người thân, bạn bè, hay đồng nghiệp của bị cáo.
Thứ ba, cơ chế quyết định của bồi thẩm đoàn là đồng thuận 100%. Bị cáo chỉ bị tuyên bố có tội khi toàn bộ 12 thành viên bồi thẩm đoàn (bị thuyết phục bẳng chứng cứ và lý
lẽ) bỏ phiếu “có tội”. Nếu chỉ một người bỏ phiếu “vô tội” thì 11 người còn lại lắng nghe người bỏ phiếu “vô tội” giải
thích vì sao người đó đã bỏ phiếu “vô tội”. Sau đó, tất cả sẽ bỏ phiếu kín mộ tlần nữa và tiếp tục tranh cãi với nhau về việc xác định có tội hay không. Saun hiều lần bỏ phiếu mà đa số vẫn không thuyết phục được thiểu số thay đổi ý kiến
để đạt được cơ chế đồng thuận tuyệt đối 100% thì phán quyết sau cùng là bị cáo vô tội.
Cơ chế đồng thuận tuyệt đối 100% có lẽ xa lạ đối với nhiều người dân Việt Nam khi mà nhiều người thường nghĩ rằng chân lý thuộc về đa số. Nhưng ngẫm nghĩ kỹ lại, cơ chế đồng thuận 100% tạo ra sự công bằng cho những người bị
xét xử, chỉ cần một thành viên bồi thẩm đoàn có một chút nghi ngờ chưa được làm sáng tỏ thì họ sẽ bỏ phiếu “vô tội” và 11 người còn lại phải tìm cách làm sáng tỏ nghi ngờ đó hoặc phiên tòa sẽ phải được xử lại để làm sáng tỏ nghi ngờ đó.
Trong quá trình tìm hiểu về cơ chế bồi thẩm đoàn của Mỹ, tôi tình cờ biết được có một bộ phim rất hay về cơ chế bồi thẩm đoàn mà độc giả Luật Khoa nên xem, đó là bộ phim 12 Angry Men (12 người đàn ông giận dữ).
Câu chuyện bắt đầu ở một tòa án ở thành phố New York, nơi một thanh niên 18 tuổi từ một khu ổ chuột đang bị xét xử vì nghi đâm chết người cha. Đến lúc bồi thẩm đoàn phải đưa phán quyết, quan toà yêu cầu đoàn bồi thẩm xác định bị cáo có tội hay không, và thông báo thêm rằng nếu họ kết tội, bị cáo sẽ phải chịu hình phạt tử hình.
Nội dung bộ phim cho thấy rằng khi lựa chọn ngẫu nhiên 12 bồi thẩm viên, với cơ chế đồng thuận 100% mới có thể quyết định buộc tội bị cáo thì chỉ cần một người bỏ phiếu “vô tội” thì sẽ xảy ra tranh cãi giữa đa số và thiểu số.
Từ đó nảy sinh ra tranh luận giữa hai bên, từ những tranh luận đó, sự thật của vụ án dần dần được sáng tỏ và thiểu số có thể làm thay đổi quyết định của đa số.
Một cảnh trong phim “12 người đàn ông nổi giận”. Ảnh: Chưa rõ nguồn. |
Hệ thống pháp luật sử dụng cơ chế bồi thẩm đoàn để đưa ra quyết định bị cáo có tội hay không rõ ràng là một hệ thống đáng để nghiên cứu và học hỏi. Trong hệ thống đó, thẩm phán không phải là người đưa ra phán quyết của vụ
án, thẩm phán chỉ đóng vai trò người điều hành phiên tòa, với nhiệm vụ quan trọng giúp bồi thẩm đoàn xác định được sự thật của vụ án. Sau khi sự thật được bồi thẩm đoàn xác định, thẩm phán mới dựa vào luật đã quy định để đưa ra mức phạt.
Trở lại vụ án của Hồ Duy Hải, nếu được chọn làm bồi thẩm viên cho phiên tòa sơ thẩm vào năm 2008, tôi sẽ bỏ phiếu “vô tội” vì những gì xảy ra ở tòa không đủ sức thuyết phục để tôi kết án Hải giết người, cướp tài sản.
Với tôi, sự thật chỉ có một, Hải có giết người hay không? Nếu xuất hiện bất kỳ khúc mắc nào khiến tôi nghĩ rằng Hải không giết người thì bên công tố phải giải đáp cho bằng được khúc mắc đó, nếu không giải đáp được thì tôi không thể nào bỏ phiếu “có tội”. Cho dù Tòa án Nhân dân Tối cao của Việt Nam vẫn tuyên y án mà những những khúc mắc trong tôi không được giải đáp thì với tôi Hồ Duy Hải vẫn là người vô tội và điều đó khiến tôi nghi ngờ vào hệ thống pháp luật của Việt Nam.
Bằng suy nghĩ thông thường, tôi không hiểu vì sao Hải lại có động cơ để giết người. Nếu Hải vì muốn quan hệ tình dục với Hồng thì trong bộ phận sinh dục của Hồng phải tìm thấy tinh trùng của Hải nhưng cơ quan điều tra không đưa ra bằng chứng để chứng minh nghi ngờ đó.
Hải muốn giết người thì phải có hung khí, cơ quan điều tra cũng không tìm được hung khí mà phải mua hung khí ở chợ.
Nếu Hải lấy khoảng 40-50 sim card, điện thoại di động Nokia 1100, dây chuyền và bông tai của các nạn nhân thì những tang vật đó phải được tìm thấy và phải xác định ai là người đã mua những vật đó hoặc Hải đã cất giấu những vật đó ở đâu.
Vân tay của Hải có xuất hiện trên hiện trường gây án, trên các hung khí, trên thi thể nạn nhân không?
Nếu không thể trả lời được những nghi ngờ hợp lý đó, một người có lương tri bình thường như tôi cũng như bao người dân Việt Nam khác, trong vai trò bồi thẩm viên, khó lòng bỏ phiếu để phán quyết Hải đã giết người.
Hệ thống bồi thẩm đoàn được xây dựng dựa trên niềm tin vào lương tri của những thường dân trong xã hội, dựa vào những người có khả năng cảm nhận đúng – sai một cách thông thường hơn là dựa vào trình độ chuyên môn. Với niềm
tin vào công lý, tôi đặt niềm tin vào hệ thống pháp luật dựa trên lương tri của con người hơn là một hệ thống dựa trên những quy định cứng nhắc của pháp luật và trình độ chuyên môn của các thẩm phán và hội thẩm viên nhân dân.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire