Bản đồ quần đảo Trường Sa |
Trung Quốc sử dụng những bản in từ một sách địa
lý cho học sinh lớp 9 của Việt Nam xuất bản cách nay 40 năm để vận động sự ủng
hộ của quốc tế trong đòi hỏi chủ quyền của nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Theo tin của đài truyền hình CNN, những trang sách giáo khoa này nằm trong số các tài liệu mà Bắc Kinh đã nộp cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc, kèm theo lời yêu cầu phân phát các tài liệu này cho tất cả 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Bản tin cho biết những trang sách địa lý đó nằm trong một tập hồ sơ bao gồm một bản đồ khu vực, công hàm năm 1958 của Việt Nam, và trang bìa của một bản đồ thế giới in vào năm 1972.
Xinhua, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, trích lời ông Vương Dân, Phó Đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, nói rằng “Trung Quốc nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để trình bày sự thật với cộng đồng quốc tế, và sửa sai cách hiểu biết của quốc tế về vấn đề này.”
CNN tường thuật rằng đây là cố gắng mới nhất của Trung Quốc nhằm chứng minh chủ quyền của nước này trong một khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, giữa lúc cả hai nước tố cáo tàu bè của nước kia đâm va vào tàu của mình ngoài Biển Đông.
Trả lời ban Việt ngữ Đài VOA, một nhà sử học đã bảo vệ luận án Tiến sĩ xác lập chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, xác nhận là sách giáo khoa liên hệ dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam có công nhận rằng quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, nhưng theo ông, sách giáo khoa đó không có giá trị trước pháp lý quốc tế.
Sau đây là cuộc trao đổi ngắn giữa Tiến sĩ Nguyễn Nhã trao với Ban Việt ngữ VOA:
“Trong sách giáo khoa đó thì cái bản đồ có ghi là Tây Sa là của Trung Quốc.”
VOA: Sách đó có nói Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Vâng, Tây Sa là của Trung Quốc, dạ vâng.
VOA: Thưa sách giáo khoa đó là dành cho học sinh lớp 9 của Việt Nam phải không ạ, mà lại khẳng định Tây Sa là của Trung Quốc?
Tiến sĩ Nguyễn Nhã: Tôi đã nói là cái tâm lý của hai miền Nam Bắc đối đầu với nhau, thì sẵn sàng ủng hộ đồng chí đồng minh của mình thôi, nhưng mà nó không có giá trị trước luật pháp quốc tế vì vấn đề không có thẩm quyền để mà từ bỏ chủ quyền. Hiệp định Genève quy định rất rõ là chính quyền phía Nam mới quản lý (Hoàng Sa).”
CNN trích lời ông Sam Bateman, một nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng Hải của Trường Quan Hệ Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại Học Công Nghệ Nanyang ở Singapore, nói rằng Bắc Kinh đang tìm cách bắt kịp Việt Nam, sau một chiến dịch khá hiệu quả của Hà Nội nhằm vận động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.
Tuy nhiên, ông Sam Bateman nói rằng mặc dù Việt Nam đi trước Trung Quốc trong cuộc quốc tế vận này, đa số các nhà quan sát quốc tế độc lập cho rằng những lập luận của Trung Quốc đòi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa vững chắc hơn các lập luận của Việt Nam.
Trong một lập luận chắc chắn sẽ gây nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu này nói bước hành động tốt nhất đối với Việt Nam, là nhường chủ quyền cho Trung Quốc, và thương thuyết để có được những sự nhượng bộ của Trung Quốc, kể cả việc tiếp cận các vùng biển để đánh cá, và một thỏa thuận để khai thác chung các tài nguyên dầu khí.
Nhà sử học Nguyễn Nhã phản bác lập luận của Giaó sư Bateman:
“Ông đó chắc là người thân Trung Quốc đó! Theo tôi một cách khách quan thì cái gì của Cesar phải trả lại cho Cesar thôi. Còn tất cả những gì mà Trung Quốc nói, nhất là sau 1974, thì hoàn toàn mang tính cách suy diễn mà thôi, không có sự thực lịch sử. Tôi là một người nghiên cứu lịch sử, theo luật pháp quốc tế cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, phải là một sự chiếm hữu thực sự mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Theo tôi thì suốt từ Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn cho tới thời kỳ Pháp thuộc, cho đến thời kỳ thống nhất, chưa có một chính quyền nào có trách nhiệm quản lý Hoàng Sa Trường Sa nào từ bỏ chủ quyền cả.”
Việt Nam cũng đã nộp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc để tố cáo Trung Quốc là vi phạm “nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam”, và tiếp tục tố cáo “nhiều tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá của Việt Nam.”
Các nhà phân tích cho rằng những tố cáo qua lại giữa hai nước đã làm vẫn đục lối tiếp cận lẽ ra nên có là hợp tác khu vực như đã vạch ra trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hoài Hương-VOA
12/06/2014
https://www.voatiengviet.com/a/tq-dua-sach-giao-khoa-vn-ra-lam-chung-ve-chu-quyen-bien-dong/1935536.html?fbclid=IwAR261ZbtDvO9rPYVr5dRpA7jlInFHV8UvkATUahkLnBD-zkv1FZO7hOD60Q
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire