26/05/2020

UY - TÍN


Thiện Tùng

25/5/2020



Uy tín là từ ghép, Uy quyền lực, quyền hành…; còn Tín là lòng tin, sự tín nhiệm…. Uy và Tín có mối quan hệ khắn khít với nhau: nếu có Uy mà không có Tín thì sớm muộn gì cũng sụp đổ, ngược lại có Tín mà không có Uy thì tác dụng của tín không nhiều. Xét cho cùng, Tín có vai trò quyết định giá trị con người trong xã hội nói chung, quyết định sự tồn tại của quan chức và tồn vong chế độ nói riêng.

Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình- Ảnh minh họa


Dưới thể chế Dân chủ, quan chức do dân cử, tiến thân bắt nguồn bằng chữ Tín ( tạo tín nhiệm trước, tạo quyền lực sau), đặt chữ tín lên hàng đầu. Bởi vì người thất tín thì chẳng ai dại gì cử và bầu vào ghế quan để chuốc lấy hậu quả. Nếu Dân lỡ chọn nhầm người thất đức, bất tài vào ghế quan đó là lỗi của dân thì, chiếu theo luật pháp, người dân có quyền bãi miễn (không thuê nữa) – tội nặng tống vào tù, tội nhẹ cách chức, cắt lương, đuổi về làm phó thường dân, để cho họ tu tâm dưỡng tánh trở thành người tử tế.



Dưới thể chế độc tài Đảng trị, quan chức do Đảng cử, tiến thân bắt nguồn từ chữ Uy. Đảng cử, coi như Đảng tặng không cho quan chức chữ Uy, quan chức chỉ cần tự bổ sung chữ Tín (tài đức) của mình vào sẽ trở thành cán bộ hoàn hảo (có cả Uy và Tín). Nếu Đảng chọn nhầm kẻ thất đức bất tài vào ghế quan đó là lỗi cũa mình, Đảng phải có trách nhiệm xử lý những quan chức hư đốn ấy theo luật pháp chớ không được xử lý “nội bộ”. Làm như thế mới công bằng, toại lòng dân. 

Uy tín cá nhân và uy tin tập thể:


Uy tín cá nhân do mỗi con người tự tích lủy, tạo dựng cho mình sự tín nhiệm trước rồi sau đó mới xác lập quyền lực thông qua bầu cử dân chủ - được xem như thế chấp bằng sự tín nhiệm. Nếu anh/chị không có vốn tín nhiệm để thế chấp thì chúng tôi dứt khoát không cho vay (không cử).


Uy tín tập thể do cấp trên ban cho quan chức chữ Uy, tạo tiền đề cho quan chức xác lập chữ Tín – được xem như tín chấp. Vì tin tưởng cấp trên, có cấp trên bảo lãnh nên chúng tôi tạm chấp nhận cho anh/chị vay vốn. Nếu anh/chị thất Tín, chung tôi buộc phải đòi nơi bảo lãnh - nắm dài tóc chớ không nắm trọc đầu.


Mỗi người có thể có uy tín một vài lĩnh vực nhứt định, lao vào mọi lĩnh vực để rồi làm không được là đặt uy tín bên bờ vực thẩm. Khi có dấu hiệu uy tín bị giảm sút, phải tự tìm nguyên nhân và điều chỉnh ngay, điều chỉnh một cách tự giác. Cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý hễ sai lầm thì chẳng những đối với bản thân mà cả quốc gia dân tộc phải trả giá. 


Những người thật sự không có uy tín mà cấp trên vẫn bố trí vào hàng ngũ lãnh đạo thì họ sẽ bằng mọi cách biến chữ uy thành chữ oai: oai danh, oai quyền, oai thế, oai phong… để uy hiếp cấp dưới và dân chúng. Mất tín thì uy cũng mất theo, nói không ai nghe, có xác không hồn. Quan chức do Đảng cử nếu mất uy tín, không dừng lại ở cá nhân ấy mà thể chế chính trị (Đảng) cũng từng bước bị bào mòn về uy tin – hệ quả: “tốt lá tốt nem”, “mũi dại lái chịu đòn”.  


Khi được trên tặng không quyền uy, lẽ ra quan chức phải tranh tối tranh sáng xác lập chữ tín để sớm trở thành cán bộ hoàn hảo, đàng nầy khi được trên ban quyền uy thì họ xem như mình đã là quan chức hoàn hảo (có cả uy và tín). Như những con rồng, họ từ trên cao“khạc lửa” vào cấp dưới và thường dân, khiến cho “trời sầu, đất thảm, nước khóc, sông buồn”- hệ quả: “có áp bức có đấu tranh”, “tức nước vỡ bờ”.


Khi dân nổi giận phản ứng dữ dội thì những “con rồng” co đầu rút cổ, thúc thủ vào trụ sở đóng cũa lại, cắt đặt Công an canh gác cẩn mật – nội lén xuất, ngoại bất nhập. Quan chức cơ quan hành chánh trở thành cơ quan “hành là chính”, không chịu tiếp dân, đóng cửa im yểm trông thật buồn cười.


 Có lẽ đâu cũng vậy, ở xứ tôi, xin gặp lãnh đạo, nhất là Chủ tịch, còn khó hơn lên trời, số điện thoại của quan chức thay đổi liền xì, giữ bí mật tuyệt đối. Đến cơ quan không gặp được, người ta đến nhà riêng, riết rồi các vị không dám về nhà riêng, hết giờ làm việc chuồn đến nơi bí mật nào đó ăn nghỉ hoặc trụ lại cơ quan ăn cơm hộp trông thật “đáng thương”. Để cho cuộc sống đỡ vất vả, các vị cho hiện đại hóa những phòng họp nhỏ quanh hội trường lớn, có đặt máy điều hòa để vừa làm nơi họp tổ khi hội nghị, vừa làm nơi cho các vị né dân.


Thưa kiện tại chỗ không được, người ta thưa kiện vượt cấp, họ kéo nhau đổ xô về trên. Trên chịu không xiết, ra quy định “cấm thưa kiện vượt cấp”. Ngặt nỗi Hiến pháp đâu thể ghi cấm vụ nầy, người dân tiếp tục thưa kiện vượt cấp, lũ lượt kéo về Trung ương (Hà Nội và Sài Gòn), khiến những cơ quan có liên quan với dân phải tăng cường canh gác, chỉ dám hí cửa khi không có dân yêu sách bên ngoài. Bức xúc quá, dân oan nằm vạ trước cửa. Kẹt quá, những cơ quan bị dân bao vây nầy, cho người ra vã vờ lập danh sách rồi điện cho địa phương đưa xe đến hốt số dân oan nầy chở về địa phương.

Như bắt cóc bỏ dĩa, đến hẹn họ lại lên!.

Ngủ có lương. Ảnh minh họa


Ngủ không lương - Ảnh minh họa
 
Quan chức làm sai, phạm luật thì làm sao dám đối mặt với dân oan?.  Đưa vụ việc ra xét xử công minh thì nhiều quan chức tránh sao khỏi bị hạ bệ, cứ hạ bệ riết lấy ai lảm việc?!. Thôi thì  “Né là thượng sách”?.

Hiên nay, không chỉ dân oan mà một bộ phận không nhỏ dân chúng xem thường cán bộ, chính quyền, họ dùng những từ chợ búa: tụi nó, bọn họ, thằng nầy, con kia… là báo hiệu không lành cho chế độ đang cai trị ?!.


Từ lâu, Đảng lựa chọn người và đặt họ ngồi vào ghế quan. Việc cán bộ thất đức, bất tài, hư đốn ngày càng phổ biến, đó là lỗi lầm của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhứt là của Tổng Bí thư. Giờ đây, cũng Tổng Bí thư, Bộ Chinh trị, Ban Bí thư lại giành quyền lựa chon cán bộ chiến lược cho bộ máy Đảng và Nhà nước, cứ theo kiểu không có chó bắt mèo ăn “cực” nầy, e rằng cũng sẽ thất bại nữa thôi?!.  -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire