President Donald Trump
mocks US coronavirus testing
Tổng thống Donald Trump chế giễu xét nghiệm virus
corona của Mỹ
|
Tổng thống Mỹ Donald Trump tổ chức cuộc
vận động tranh cử đầu tiên kể từ khi Mỹ bắt đầu phong tỏa vì virus corona, với
một đám đông nhỏ hơn dự kiến.
Ông Trump khoe vào đầu tuần này rằng gần
một triệu người đã yêu cầu có vé tham dự buổi vận động tranh cử của ông tại
Trung tâm Ngân hàng Oklahoma tại Tulsa.
Nhưng vận động trường 19.000 chỗ ngồi
còn rất nhiều ghế trống, và kế hoạch nói chuyện với dân chúng của Trump tại một
khu vực ''đầy tràn'' bên ngoài đã bị hủy bỏ.
Đã có những lo ngại về việc tổ chức cuộc
vận động tranh cử trong đại dịch.
Người tham dự phải ký giấy đồng ý sẽ
không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump chịu trách nhiệm cho bất cứ bệnh
tật gì. Vài giờ trước khi sự kiện bắt đầu, ban vận động tranh cử của ông cho
biết sáu nhân viên trong ban tổ chức đã xét nghiệm dương tích với virus corona.
Tuy nhiên, không rõ lý do tại sao số
người tham dự thấp hơn dự kiến ban đầu. Ông Trump, người nói gần hai tiếng đồng
hồ về một loạt các chủ đề, gọi người có mặt trong sân vận động là "chiến
binh", trong khi đổ lỗi cho giới truyền thông và người biểu tình làm cho
người ủng hộ phải tránh xa cuộc vận động. Có một số cảnh xô xát bên ngoài địa
điểm tổ chức, nhưng không rắc rối nghiêm trọng nào được báo cáo.
Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Nhiều người ủng hộ ông Trump không đeo khẩu trang tại cuộc vận động tranh cử |
Cuộc vận động tái tranh cử của ông Trump
là một trong những cuộc tụ họp trong nhà lớn nhất được tổ chức tại Mỹ, kể từ
khi đại dịch Covid-19 bắt đầu tại đây, và xảy ra ngay giữa lúc số người nhiễm
dịch tại tiểu bang Oklahoma đang gia tăng.
Theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins,
Mỹ hiện có hơn 2,2 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và 119.000 tử vong.
Ông Trump nói gì?
Trong bài phát biểu khai mạc, ông Trump
nói đã có "những người rất xấu ở bên ngoài, họ đang làm những điều
xấu", nhưng không nói rõ chi tiết.
Về phản ứng với virus corona, ông Trump
nói đã khuyến khích các quan chức làm chậm xét nghiệm vì nó dẫn đến nhiều trường
hợp được phát hiện. Ông mô tả việc xét nghiệm như một "con dao hai
lưỡi".
Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Người tham dự phải ký thỏa thuận sẽ không bắt chiến dịch tranh cử của ông Trump phải chịu trách nhiệm về bất kỳ bệnh tật nào |
"Đây là mặt xấu của vấn đề: Khi bạn
xét nghiệm đến mức đó, bạn sẽ tìm thấy nhiều người hơn, bạn sẽ tìm thấy nhiều
trường hợp bị nhiễm hơn", ông nói trước sự cổ vũ của đám đông. "Vì
vậy, tôi nói 'làm chậm việc xét nghiệm xuống'. Họ cứ xét nghiệm và xét
nghiệm."
Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng
tổng thống "rõ ràng là đang đùa".
Nhắm vào ứng cử viên tổng thống đảng Dân
chủ của mình, ông Trump mô tả Joe Biden là "con rối bất lực của phe cực
đoan".
Tổng thống cũng có một giọng điệu hiếu
chiến khi nhắc đến các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc - và việc lật
đổ các bức tượng - bắt đầu diễn ra sau khi một người đàn ông da đen không vũ
trang, George Floyd, bị cảnh sát ở Minneapolis giết chết.
"Đám người cánh tả quá khích đang
cố gắng phá hoại lịch sử của chúng ta, mạo phạm di tích của chúng ta - những
tượng đài đẹp đẽ của chúng ta - phá bỏ các bức tượng của chúng ta và bức hại
bất cứ ai không tuân theo yêu cầu đòi kiểm soát tuyệt đối và toàn diện của
chúng. Chúng ta không làm theo'' ông nói với đám đông.
Phân tích của Anthony
Zurcher
Phóng viên Bắc Mỹ
Buổi vận động tranh cử của Trump ở Tulsa
có tất cả màu sắc và tính cách của một trong những cuộc vận động điển hình của
ông.
Những chiếc mũ "Make America Great
Again", hô hào về Hillary Clinton "nhốt bà ấy lại", âm thanh lớn
thủng lỗ tai - nheo mắt, và cảm giác giống như một buổi ăn mừng ồn ào đã đưa
Trump vào Nhà Trắng vào năm 2016 và đưa tổng thống đi qua những thăng trầm của
nhiệm kỳ.
Điều duy nhất còn thiếu là đám đông ngồi
chật kín vận động trường, khi hàng loạt ghế màu xanh trên các tầng cao vẫn
trống rỗng ngay cả khi Trump đã bước vào sân khấu.
Đổ lỗi cho virus corona khiến mọi người
không tham dự. Đổ lỗi cho người biểu tình ảo - như chiến dịch tranh cử của
Trump đã làm trong một tuyên bố - là người biểu tình đã chặn lối vào. Đổ lỗi
cho những người cấp tiến tinh nghịch rủ nhau vào trang mạng ồ ạt ghi danh với
các yêu cầu xin vé giả, khuyến khích chiến dịch tranh cử của ông chuẩn bị cho
đám đông tràn về.
Dù lý do là gì đi nữa, những đám đông dự
kiến khổng lồ đó đơn giản là không trở thành hiện thực. Số người đến tham dự
không phải là tồi tệ, nhưng khi chiến dịch tranh cử của bạn tự hào với hơn một
triệu RSVP, thì việc số người đến tham dự quá thấp so với mốc đó, là một cái
nhìn đáng xấu hổ.
Đối với một chiến dịch tranh cử phấn đấu
để tự ổn định trong bối cảnh các cuộc thăm dò dư luận và công chúng ngày càng
khó chịu về hướng đi của quốc gia, tổng thống có thể cần nhiều hơn một cuộc vận
động tranh cử thoải mái, để trở lại những ngày tốt đẹp hơn.
Bối cảnh cuộc vận động
Cuộc vận động tranh cử được tổ chức
trong bối cảnh lo ngại nó có thể trở thành một sự kiện "siêu lây lan"
của virus corona.
Trong một bài đăng trên Facebook, Thị
trưởng Tulsa GT Bynum thừa nhận rằng cư dân Tulsa bị chia rẽ vì đây là thành
phố đầu tiên tổ chức một sự kiện lớn như vậy.
Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Mọi người phải được kiểm tra nhiệt độ trước khi có thể vào địa điểm |
"Chúng tôi làm điều này khi các
trường hợp nhiễm Covid-19 đang tăng lên, nhưng trong khi bệnh viện vẫn còn
nhiều chỗ trống. Một số người cho rằng điều đó thật tuyệt vời, một số người cho
rằng điều đó thật liều lĩnh, chúng ta sẽ cùng đi chung với nhau như một cộng
đồng, "ông viết.
Cảm xúc cũng đang tăng cao sau vụ cảnh
sát ở Minneapolis vào tháng trước, đã giết chết George Floyd, một người đàn ông
da đen không vũ trang, sự kiện gây ra các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng
tộc lan rộng.
Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Cảnh sát Tulsa đã kéo một người biểu tình từ gần địa điểm của cuộc vận động tranh cử ra ngoài |
Thị trưởng GT Bynum hôm thứ Năm tuyên bố
lệnh giới nghiêm bao trùm khu vực xung quanh Trung tâm Ngân hàng Oklahoma, với
lý do nguy cơ "bất ổn dân sự". Nhưng hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố
lệnh giới nghiêm đã được dỡ bỏ vì "nhiều người ủng hộ chúng ta".
Ông Trump ban đầu lên kế hoạch tổ chức
cuộc biểu tình vào thứ Sáu. Nhưng đã đổi ngày vào tuần trước sau khi biết nó
rơi vào ngày 19/6, được gọi là Juneteenth, đánh dấu sự chấm dứt chế độ nô lệ ở
Mỹ.
Sự lựa chọn vị trí của cuộc vận động
cũng gây tranh cãi. Năm 1921, Tulsa là nơi xảy ra vụ thảm sát, trong đó đám
đông da trắng tấn công người da đen và các doanh nghiệp, giết chết khoảng 300
người.
Tại một cuộc mít tinh yên bình ở Tulsa
hôm thứ Sáu, nhà hoạt động dân quyền Al Sharpton nói rằng các nhà đấu tranh có
thể "Làm cho nước Mỹ vĩ đại" lần đầu tiên cho mọi người.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire