21/06/2020

Địch là gì?


Thiện Tùng

19/6/2020


Cụ Lê Đình Kình 80 tuổi đời, 58 tuổi Đảng
Địch là 2 lực lượng (hai bên) kình chống nhau chưa phân thắng bại, bên này được gọi bên kia là địch. Địch có nhiều loại: Thù địch, địch thủ, kình địch, tình địch..v.v…

Cuộc chiến địch thủ, kình địch, tình địch… xuất hiện trên lĩnh vực thể thao, kinh tế, xã hội mang tính chất ganh đua. Muốn phân biệt thắng thua, đúng sai  lấy luật lệ, pháp lý và đạo lý làm thước đo.

Còn cuộc chiến thù địch chỉ xuất hiện trên lĩnh vục chính trị, mang yếu tố giành giữ quyền lực, cuộc đấu tranh mang tính chất “một mất một còn”, chẳng hạn như cuộc đấu tranh giữa Độc tài và Dân chủ. Muốn phân biệt đúng sai  lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm thước đo. 


Ở Việt Nam ta, dầu không tuyên chiến, nhưng cuộc đấu tranh giữa Độc tài và Dân chủ đang diễn ra mang tính chất một mất một còn. Phía Độc tài xem phía Dân chủ là “thế lực thù địch” thẳng tay dùng bạo lực đàn áp. Phía Dân chủ đấu tranh  bất bạo động đòi thay đổi thể chế chính trị.

Đảng CSVN theo chủ thuyết Cộng sản (CS), xem quốc gia, dân tộc là chuyện nhỏ, chỉ là phương tiện để thực hiện mục đích lớn “bốn phương vô sản đều là anh em”. Chính vì thế, Thủ tướng VNDCCH Phạm văn Đồng mới ký giao  biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Đảng CSTQ. Khi ký giao Ông còn nói đại ý rằng: “Giao cho Đảng CSTQ vẫn tốt hơn đề cho VNCH, tay sai Mỹ quản lý, sau nầy bạn sẽ trả lại cho mình thôi”. Trừ Lê Duẫn ra, các Tổng Bí thư Đảng CSVN sau nầy, ai dụng đến Đảng CS nói chung, Đảng CSTQ nói riêng là “rụng nụ”.

Dường như dân tộc VN không thích CS,  theo lịch sử: Từ năm 1930 đến 1940, khi nhơn danh Đảng CS Đông Dương, tiến hành những cuộc khởi nghĩa “Xô Viết Nghệ Tĩnh”, “Nam kỳ Khởi nghĩa”… dều thất bại do không được dân chúng ủng hộ. Sau 1945, Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Đảng CSĐD,  đưa ra đường lối cách mang “Dân tộc Dân chủ” và chủ trương “đa nguyên đa đảng”, được nhân dân đồng tình ủng hộ, cuộc kháng chiến mới thành công.

Không ngờ, khi cuộc kháng chiến thành công trên cả nước (1975), Đảng Lao động VN đổi tên Đảng, tên nước, hiện nguyên hình Cộng sản,  giải tán các đảng “chiến hữu” và các tổ chức Cách mang vang danh một thời, áp đặt “chủ thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tiến hành Cải tạo XHCN trên toàn cõi Việt Nam”, khiến cho nhiều đảng viên phản đối, tìm cách ly khai Đảng CSVN, thi nhau viết hồi ký kể lể về việc bị lường gạt và sự ngộ nhận của mình, chẳng hạn như: Tướng Trần Độ viết hồi ký “Rồng rắn” / Nhà văn Nguyễn Khải viết hồi ký “Tìm cái lại tôi đã mất”/ Nhạc sĩ Tô Hải viết “Hồi ký của thằng hèn”..v.v… Riêng giáo sư Tương Lai, sau khi ly khai Đảng CSVN, ông cho ra đời biết bao bài viết “Mênh mông thế sự” chôm chỉa châm chích những sai trái của Đảng CSVN. Nhưng Ông Lai còn đề nghị: “Đảng CSVN nên đổi lại tên Đảng Lao động VN của Hồ Chí Minh”. Người ta lấy làm lạ, sao vị Giáo dư nầy lại quên “Năm 1976, Đảng Lao động VN đẻ ra Đảng CSVN”?!. 



Trong hiện tại, ngay những đảng viên Đảng CSVN cũng không đồng nhứt quan điểm (cách nhìn). Không nói đâu xa, tại cuộc họp Quốc hội lần nầy, các đại biểu tranh cãi chí chóe:



-  Theo lập trường Dân tộc, LS Trương Trọng Nghĩa, đại biểu Quốc hội nói: “Đừng mượn bóng ma thế lực thù địch để công kích người góp ý. Khi ý Đảng hợp lòng dân thì không thế lực thù địch nào có thể phá hoại được.  Mỗi khi người dân phản ứng với chính sách, hành động của chính quyền, cán bộ, công chức thì các tổ chức, cá nhân liên quan phải tự vấn (tự hỏi), tự kiểm vì sao lòng dân không đồng thuận. Đừng vội quy kết họ là  thế lực thù địch để đối phó. Vì như vậy là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía “thế lực thù địch”. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm tìm cho ra, cho đúng “thế lực thù địch” để nghiêm trị, nhưng không được mượn "bóng ma" của vấn đề này để công kích những người góp ý, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử. Nếu không muốn kẻ địch phản tuyên truyền thì không gì hơn là đánh giá, sửa chữa khuyết điểm, dầu có cố bưng bít người ta cũng biết”. Ông Nghĩa dẫn lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "không phải cứ đỏ mà tưởng là chín".

Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa

-  Theo lập trường  “giai cấp” (CS), ông Phạm Hồng Phong, Phó chánh án TAND cấp cao tại TP HCM,  đại biểu Quốc hội phản biện lại quan điểm của ông Nghĩa: "không nên qua một vài thông tin mà đưa ra nhận định thiếu cơ sở, để thế lực phản động lợi dụng, chống phá".

-  Đồng quan điểm với ông Nghĩa, ông Hoàng Đức Thắng, đại biểu Quốc hội, nhấn mạnh: “Muốn không để thế lực thù địch lợi dụng chống phá thì chúng ta phải sửa mình cho tốt, không được làm sai, làm trái thì ai chống phá chúng ta được".

 Thời đại ngày nay, việc lừa mị dân không phải dễ. Trước đây Đảng nói: Không Dân Đảng tính làm sao, không Đảng Dân biết ngả nào mà đi”, câu nói này ngày nay người ta đã ngộ ra nó chỉ đúng ở vế đầu – “Không Dân Đảng tính làm sao”? Còn không Đảng chẳng sao cả, có khi còn đỡ khổ hơn, lịch sử đã chứng minh điều đó?. Và nếu nói: “Đảng và Dân như cá với nước” thì hãy xét xem: nếu cá (Đảng) không có nước thì cá chết khô, còn nước (Dân) không có cá thì nước sạch – Đảng chỉ là phạm trù lịch sử, còn Dân là phạm trù vĩnh viễn?.  Nói thế nghe qua dường như Dân “xây lưng”(phản bội) Đảng CSVN, nhưng thực tế ngược lại hoàn toàn.



Dầu không muốn cũng phải thừa nhận một thực tế: Trừ số lượng ít ỏi còn “theo đốm ăn tàn” như Phạm Hồng Phong vừa kề trên chẳng hạn, đại đa số dân chúng  đã và đang ngày một thất tín, bất tin vào sự lãnh đạo của Đảng CSVN.  



Dưới  “Chuyên chính vô sản”, bất kỳ ai, dù đó là đảng viên lâu năm như cụ Lê Đình Kình chẳng hạn, nói hoặc làm trái ý Đảng CSVN đều bị xem là “thế lực thù địch”- bị trừng trị hoặc trừng phạt. Nhưng xem mòi, càng dùng uy vũ việc bất tuân càng tăng theo tỷ lệ thuận.
Tôi đã dành 1 ngày đọc toàn văn Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ XIII gồm 8 tiêu đề lớn với 168 trang khổ A4. Sau khi đọc xong Dự thảo Văn kiện nầy tôi muốn khùng luôn. Vậy nên chăng, Đảng CSVN nên lấy việc “bắt đọc  Dự thãoVăn kiện nầy” làm biện pháp trừng phạt bất cứ ai còn tỏ ra “cứng đầu” may ra có hiệu quả hơn chăng?!.   -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire