Lê Văn Sinh
Nguồn hình ảnh, AFP
Chụp
lại hình ảnh,
Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hà
Nội, 2020 |
Trung
tuần tháng Bảy năm 2020, Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng sản Việt Nam
kết hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh tổ chức hội thảo " Công tác Tuyên giáo của Đảng - 90 năm một chặng
đường vẻ vang:Thành tựu và tầm nhìn ".
Đã có
hơn 90 bài viết tham gia hội thảo, nhưng không phải ai cũng được đọc chúng.
Những vấn đề bàn ở đây là dựa trên những gì mà báo chí và truyền thông nhà nước
công bố từ hôm 15/7 vừa qua mà tác giả tiếp cận được.
Khởi thủy thế nào?
Thời kỳ Đảng hoạt động bí mật, tiến tới giành chính quyền, lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và cách mạng xã hội chủ nghĩa, công tác tuyên truyền đóng vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất, trong cuộc vận động các tầng lớp người dân và cả cán bộ đảng viên nữa tham gia vào sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Ban
Tuyên giáo các cấp từ trung ương đến địa phương đã làm tốt nhiệm vụ của họ từ
năm 1930 đến năm 1975 và có thể đến trước đổi mới kinh tế (1986). Ngày đó, phần
lớn đảng viên sống vì lý tưởng cao đẹp: giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, xây dựng một xã hội không có người bóc lột người, "ai cũng có cơm
ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Họ nêu gương "đảng viên đi
trước, làng nước theo sau", "không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng". Có thể nói đó là thời lãng mạn cách mạng.
Thời đó
cán bộ - đảng viên nêu gương "cần kiệm liêm chính, chí công vô tư",
"mình vì mọi người, mọi người vì mình" thực sự chứ không phải trên
đầu môi, chót lưỡi. Ngày đó không ai chạy chức, chạy quyền, chạy cơ cấu, nghĩa
là không có kẻ bán, người mua chức - quyền.
Nguồn hình ảnh, AFP
Chụp
lại hình ảnh,
Góc phố Hà Nội |
Còn nay ra sao?
Ngày
nay, dưới tác động của đổi mới kinh tế, xã hội Việt Nam bị phân hóa giầu nghèo
ngày càng sâu sắc; nạn tham nhũng hoành hành từ ngoài đường đến văn phòng các
cơ quan nhà nước, từ lực lượng vũ trang đến cơ quan bảo vệ pháp luật; các nhóm
lợi ích xâu xé tài lực quốc gia; tầng lớp dân oan, mất đất ngày một đông đảo;
độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng bởi người đồng
chí phương Bắc cùng ý thức hệ, v.v. Và đó là những thách thức rất khắt nghiệt
đối với người làm tuyên giáo.
Thêm vào
đó, cuộc cách mạng tin học đã tước đi sự độc quyền thông tin của bất kỳ chính
quyền nào. Trong bối cảnh đó ngành Tuyên giáo liệu có thể "Tạo ra sự
thống nhất về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân"?
Liệu có
thể "phát huy quyền làm chủ của nhân dân và sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc"? Liệu có thể "xây dựng môi trường văn hóa, xã hội an toàn,
lành mạnh, xây dựng con người mới Việt Nam"?
Tôi
không biết trong số hơn 90 tác giả tham gia viết bài, có ai làm các điều tra xã
hội học nghiêm túc đủ để đưa ra những kết luận định tính trên?
Mặt
khác, sự băng hoại đạo đức không buông tha những người làm tuyên giáo. Hai ông
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn ăn hối
lộ to chỉ trong một vụ làm ăn. Họ bị phạt tù nhiều năm. Trớ trêu thay, hai ông
Son - Tuấn rao giảng đạo đức cách mạng, học theo gương cố Chủ tịch Hồ Chí Minh,
chống tự diễn biến, tự chuyển hóa hùng hồn hơn ai hết. Hóa ra họ là những kẻ cơ
hội, tay phải viết sách dạy đạo đức cách mạng, tay trái ăn cắp công quỹ quốc
gia. Vậy thì kết luận rằng, ngành Tuyên giáo góp phần " xây dựng Đảng và
hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh " liệu có thuyết phục?
Có duy ý chí?
Nhà lãnh
đạo Tuyên giáo của ĐCSVN coi ngành này có nhiệm vụ "đi trước - mở
đường", tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận cùng là các nhiệm vụ đấu
tranh chống các thế lực thù địch, chống suy thoái đạo đức - tư tưởng - lối
sống, " tự diễn biến, tự chuyển hóa " của các đồng chí của ông trong
Đảng và đoàn kết dân tộc, thống nhất nhân tâm. Tóm lại, ngành Tuyên giáo có
nhiệm vụ bảo vệ Đảng, sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng.
Vấn đề
là ngành này, với đội ngũ lý luận gia đông đảo có thực ĐI TRƯỚC - MỞ ĐƯỜNG?
Ông cựu Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (tiền thân của Ban Tuyên giáo)
Hà Đăng xác quyết rằng "thành tựu quan trọng về lý luận mà ĐCSVN đạt được
qua gần 35 năm đổi mới là đã hình thành một hệ thống quan điểm lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã ở Việt Nam".
Lập
luận này chứng tỏ ông Hà Đăng đã không theo kịp thực tiễn xã hội Việt Nam
ngày nay. Nó trái với nhận định của Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý
luận Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương đảng CSVN, Giáo sư Phùng Hữu Phú,
như báo chí nhà nước của Việt Nam tường trình, rằng lộ trình phát triển đất
nước ta thời kỳ quá độ " là vấn đề rất vướng, chưa rõ, lâu nay chưa làm
được " và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, vẫn theo báo chí
truyền thông chính thống Việt Nam, từng nói "Chúng ta chưa nghiên cứu
tường minh vấn đề này, có khi trăm năm nữa cũng chưa có chủ nghĩa xã
hội".
Điều này
có nghĩa là Ban Tuyên giáo trung ương nếu cứ quyết tâm tìm kiếm chủ nghĩa xã
hội cho Việt Nam sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa, công tác tổng kết thực
tiễn, nêu lý luận dẫn đường cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn nữa.
Và, một
khi chưa làm được điều đó thì tự cho mình có thiên chức đi trước - mở đường chỉ
là chuyện mong ước chủ quan, duy ý mà thôi.
Bài
viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nguyên Giảng viên, nhà nghiên cứu sử
học, từng làm việc nhiều năm tại Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire