31/08/2020

Nhập tịch vào Cyprus: nhiều câu hỏi từ trường hợp ông Phạm Phú Quốc


Bùi Thư

Trong 2351 hồ sơ tham gia đầu tư vào chương trình này thì Nga là đông nhất (922), tiếp theo sau là Trung Quốc (482) và Ukraine (100)

Vụ đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc cùng một số người Việt Nam có tên trong "Hồ sơ Cyprus" làm dấy lên nhiều câu hỏi: Tại sao điểm đến là Cyprus? Đại biểu Quốc hội có quyền mang song tịch? 


Đài Al Jazeera của Qatar mới đây đã tiết lộ nhiều thông tin chấn động về hoạt động đầu tư để nhập quốc tịch Cyprus.

Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Để nhập tịch Cyprus, có hai phần phải thực hiện. Trước hết là khoản đầu tư, thường là vào bất động sản. Người muốn nhập tịch cần mua bất động sản tối thiểu khoảng hai triệu euro".



Theo tài liệu "Hồ sơ đảo Cyprus", người mua quốc tịch Cyprus đến từ nhiều nước, như Nga (chiếm gần 50%), Trung Quốc, Ukraine, Lebanon, Jordan, Iran…

Việt Nam có 26 cá nhân xuất hiện trong hồ sơ của Al Jazeera. Đáng chú ý, đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc và vợ Nguyễn Phan Diệu Phương được nêu danh trong hồ sơ này. Ông Phạm Phú Quốc và vợ được cho đã có hộ chiếu Cyprus vào tháng 12/2018 theo chương trình "Hộ chiếu vàng" (golden passport).

Trong khi đó, trong bài phỏng vấn phát trên Báo Tuổi Trẻ chiều 25/8, ông Quốc lại thừa nhận có quốc tịch Cyprus vào năm 2018 và quốc tịch của ông do "gia đình bảo lãnh", đồng thời phủ nhận thông tin "mua" hộ chiếu 2,5 triệu USD.

Theo ông Quốc đến năm 2017, vợ và con gái ông có mong muốn ra nước ngoài học tập và sinh sống cùng con trai nên đã thực hiện các thủ tục xin quốc tịch tại đảo Cyprus.

Lý lịch cá nhân của Phạm Nguyễn Nhật Minh, con trai ông Quốc trên trang LinkedIn (đã được gỡ bỏ) nói Minh học đại học (2013- 2016) và cao học ở Anh và mở một công ty tài chính vào tháng 3/2016 với vốn huy động 425 ngàn bảng. Công ty này giải thể vào tháng 10/2016, tức chỉ khoảng hơn 6 tháng sau khi thành lập.

Ông Phạm Phú Quốc, 52 tuổi, quê Quảng Trị, từng giữ các chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển TP HCM, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM, Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành.


Làm thế nào để nhập tịch Cyprus?

Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners, chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Để nhập tịch Cyprus, có hai phần phải thực hiện. Trước hết là khoản đầu tư, thường là vào bất động sản. Người muốn nhập tịch cần mua bất động sản tối thiểu khoảng hai triệu euro".

"Thêm vào đó, họ phải hiến tặng 200.000 euro vào quỹ do chính phủ chỉ định. Tổng cộng khoảng 2,3 đến 2,4 triệu euro", ông Volek nói.

Henley & Partners là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực đầu tư di cư, với dịch vụ hỗ trợ khách hàng định cư hoặc nhập tịch bằng hình thức đầu tư. Công ty này có nhiều khách hàng tại Việt Nam.

Theo ông Dominic Volek, người đồng thời là Giám đốc châu Á của Henley & Partners, Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng mạnh nhất của công ty.

"Như vậy, bạn cần đầu tư 2 triệu euro và hiến tặng 200.000 euro đối với người xin nhập tịch Cyprus, bao gồm cả người phối ngẫu. Khoản này bao gồm luôn con nhỏ hoặc con trưởng thành dưới 28 tuổi chưa lập gia đình và đang đi học", ông Volek giải thích thêm.

Nguồn hình ảnh, Henley & Partners

Chụp lại hình ảnh,

Ông Dominic Volek, Giám đốc kinh doanh của Henley & Partners

Chuyên gia của Henley & Partners cho biết người di cư cần duy trì trong năm năm khoản đầu tư bất động sản. Sau năm năm, họ có thể bán lại.

Ông Volek chia sẻ thêm: "Ngoài các khoản đầu tư bắt buộc thì nếu muốn, khách hàng có thể đầu tư thêm. Một số khách hàng của chúng tôi mua ngôi nhà thứ hai, mua biệt thự lớn trên bờ biển. Họ có thể mua hai, ba căn hộ để cho thuê. Sau đó họ bán lại".

"Nói chung là khá linh hoạt trong loại hình đầu tư bất động sản, một bất động sản hoặc nhiều cũng được, nhà ở hay nhà thương mại đều được", ông Volek chia sẻ.

Vậy tại sao một người muốn nhập tịch vào Cyprus? Theo ông Volek, có nhiều lý do, quan trọng nhất phải kể đến đó là việc trở thành công dân EU.

"Nếu tôi là người Việt Nam, tôi có thể đầu tư lấy quốc tịch Cyprus. Khi đó, con tôi có thể tới Thụy Điển học miễn phí. Tôi có thể tới Đức làm việc và tới Pháp mua nhà. Tôi có thể sang Ý ở ba tháng. Có nghĩa là tôi có được sự linh hoạt về chỗ ở, đi lại trong 27 quốc gia thành viên EU", ông Volek giải thích.

Mang hộ chiếu Cyprus cũng giúp người ta có thể đi lại dễ dàng hơn bên ngoài châu Âu vì được nhiều nước miễn thị thực.

"Các gia đình giàu có của Việt Nam ngày càng trở nên toàn cầu hóa. Các công ty cũng vậy. Nhân sự ở các công ty như vậy cần đi lại thường xuyên giữa các nước. Việc giữ một hộ chiếu mạnh sẽ giúp họ tiết kiệm được thời gian làm thủ tục xin thị thực", ông Volek giải thích.


Có lọt lưới tội phạm?

Đầu tư di cư (investment migration) bao gồm hai hình thức là đầu tư để cư trú/định cư (residence-by-investment) và đầu tư để nhập tịch (citizenship-by-investment).

Với cả hai hình thức, người nộp đơn đều phải trải qua quá trình duyệt hồ sơ kỹ càng để tránh việc lợi dụng đầu tư để thực hiện các hoạt động phạm pháp hoặc để lọt lưới tội phạm.

Ông Volek lý giải: "Bạn cần phải có một hồ sơ sạch và đầy đủ thông tin. Sau đó, chúng tôi sẽ xác minh thông tin kỹ càng về nhân thân người nộp đơn. Bất kỳ người nào đi kèm, chẳng hạn con cái, cha mẹ, đều được kiểm tra kỹ".

"Thông thường, quy trình bao gồm ba đến bốn lớp thẩm định và có sự tham gia của đối tác tại nước là điểm đến. Trước khi chấp nhận một khách hàng, chúng tôi phải kiểm tra kỹ mọi thứ, chẳng hạn người đó đã làm gì, nguồn tiền đầu tư đến từ đâu. Các hoạt động trên mạng xã hội, trên Google cũng được kiểm tra".

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Cyprus được nhiều người Việt Nam chọn để đầu tư nhập tịch

Ông cho biết thêm: "Nếu có điều khiến chúng tôi quan ngại, chúng tôi sẽ không chấp nhận khách hàng đó. Đơn giản là vậy".

"Một khi hồ sơ sạch sẽ và đầy đủ, chúng tôi sẽ nộp cho chính phủ. Cơ quan chức năng sau đó có hai tới ba bước kiểm tra nữa, với lực lượng thực thi pháp luật tham gia. Hồ sơ cũng cần có xác minh từ công an Việt Nam để đảm bảo rằng khách hàng đó không phạm tội", ông Volek nói.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Hồ sơ Cyprus có nêu đích danh ông Phạm Phú Quốc, người Việt Nam đầu tư để có quốc tịch tại CH Cyprus, theo tờ Aljazeera

Ông cho biết thêm các chính phủ còn có thể thông qua các cơ quan tình báo quốc tế để xác minh.

Nếu mọi thứ sạch sẽ và đúng, hồ sơ sẽ được duyệt. Sau đó khách hàng sẽ thực hiện việc đầu tư và hiến tặng tiền, trước khi được cấp quốc tịch, rồi hộ chiếu hoặc giấy cư trú.

Ông Volek lưu ý rằng quy trình kiểm tra ở các công ty có thể khác nhau, và "không phải công ty nào cũng tuân thủ nghiêm túc quy trình đó".

"Người bị trượt ở chỗ chúng tôi có thể tới nộp hồ sơ ở công ty khác, và có thể họ được duyệt", ông nói.

"Trường hợp vừa rồi Việt Nam có người bị nêu tên trong 'Hồ sơ Cyprus' thì tôi không biết rõ người đó là ai. Tôi không rõ câu chuyện cụ thể. Nhưng với chúng tôi, việc kiểm tra luôn rất kỹ lưỡng để đảm bảo không có những người như vậy. Quy trình thực hiện hồ sơ bao gồm cả giấy xác nhận của công an", ông nói. 


Đại biểu Quốc hội được mang song tịch?

Trường hợp ông Phạm Phú Quốc có tên trong "Hồ sơ Cyprus" làm dấy lên tranh luận tại Việt Nam về việc đại biểu Quốc hội có được phép mang song tịch.

Sau khi Al Jazeera công bố hồ sơ và báo chí Việt Nam thuật lại, ông Phạm Phú Quốc đã thừa nhận việc ông có quốc tịch Cyprus từ năm 2018. Các cơ quan hữu quan cũng đang tiến hành xác minh, xem xét tư cách đại biểu của ông.

Một câu hỏi được đặt ra: Theo luật pháp hiện hành, đại biểu Quốc hội Việt Nam có được phép mang thêm quốc tịch nước khác?

Cựu đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến nêu ý kiến trên báo Tiền Phong: "Là đại biểu Quốc hội Việt Nam, ông phải đại diện cho cử tri và nhân dân Việt Nam chứ không thể đại diện cho cử tri và nhân dân ở một nước khác. Đại biểu Quốc hội Việt Nam phải là công dân Việt Nam, chứ không phải công dân nước ngoài".

Nguồn hình ảnh, Quốc hội Việt Nam

Chụp lại hình ảnh,

Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc

Chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn viết: "Vừa ngồi ghế Đại biểu Quốc Hội Việt Nam vừa bỏ ra 2,5 triệu đô (57 tỉ) mua quốc tịch châu Âu. Thật thú vị cho cách mà Phạm Phú Quốc và các cán bộ chức quyền đang cười vào cái lò của ông Trọng. Cười vào phong thái nêu gương giản dị của ông và cả niềm hi vọng rằng các đồng chí sẽ noi theo".

Trả lời trên báo Tuổi Trẻ, thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa luật Đại học Kinh tế - Luật thuộc Đại học quốc gia TP HCM, cho rằng nếu chiếu theo quy định pháp luật hiện hành thì đại biểu Quốc hội có đồng thời một quốc tịch khác là không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, theo ông Quang, việc này là không được, cần phải điều chỉnh. Lý do là nếu xét theo tiêu chuẩn thì đại biểu Quốc hội đại diện cho ý chí, quyền lợi của nhân dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc. Nếu đại biểu đồng thời là công dân quốc gia khác thì có thể không đáp ứng tiêu chuẩn trung thành, chỉ đấu tranh cho quyền lợi của người dân Việt Nam.

Chụp lại video,

Kiếm hộ chiếu EU bằng cách bất hợp pháp có dễ không?

Vào năm 2016, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng bị phát hiện có thêm quốc tịch Malta.

Việc nhập quốc tịch Malta không được bà Hường kê khai trong hồ sơ ứng cử. Sau đó, Hội đồng Bầu cử quốc gia đã bỏ phiếu kín, kết quả 100% thành viên hội đồng có mặt biểu quyết xác nhận bà Hường không đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Bà Hường cũng bị bãi nhiệm tư cách đại biểu Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.

Từ vụ việc này, Quốc hội đã xem xét bổ sung thêm tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội là "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam".

"Đồng thời luật quy định cho Quốc hội và cử tri có quyền bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội nếu thấy đại biểu đó không còn xứng đáng với tín nhiệm của nhân dân", ông Lưu Đức Quang nói.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Tổ chức Quốc hội cũng đã thêm vào quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội: "Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam". Tuy nhiên, luật này tới ngày 1/1/2021 mới có hiệu lực.

29 tháng 8 2020
Bùi Thư 

  Việt Nam - Ấn Độ xích lại gần hơn để đối phó với Trung Quốc?
Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Phụ nữ Việt Nam vẫy cờ Việt Nam và Ấn Độ trong chuyến đi thăm Ấn Độ của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007
Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục thắt chặt quan hệ song phương với nhiều cuộc họp cấp cao gần đây, trong bối cảnh hai nước cùng có quan ngại về các động thái của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.


Mới nhất, hôm 25/8, một phiên họp trực tuyến của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ về Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Khoa học và Công nghệ đã diễn ra dưới sự chủ trì của bộ trưởng ngoại giao hai nước.

Trong số nhiều nội dung được bàn thảo tại cuộc họp, hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông và trên Đường kiểm soát Thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc (LAC) được nhắc tới, và hai bên cùng tóm tắt những diễn tiến mới nhất cho nhau, tờ HindusTimes đưa tin.




Trang tin Chính phủ Việt Nam nói hai bên "khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, và kêu gọi các bên tôn trọng phán quyết của các cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS."

Trước đó ít ngày, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu gặp Bộ trưởng Ngoại giao Harsh Shringla và cập nhật cho vị bộ trưởng những căng thẳng mới nhất ở Biển Đông, sau khi Trung Quốc điều máy bay ném bom H-6J tới Đảo Phú Lâm, thuộc Quần đảo Hoàng Sa.

Hôm 4/8, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma gặp Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng, người 'đánh giá cao lập trường của chính phủ Ấn Độ về vấn đề Biển Đông'.

Ấn Độ có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, và Tập đoàn dầu khí ONGC Videsh của Ấn Độ đang tham gia khai thác thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

Việt Nam mong muốn Ấn Độ tiếp tục có sự hiện diện trong khai thác dầu khí ở Việt Nam, và Ấn Độ đã nhiều lần khẳng định các công ty nước này sẽ tiếp tục các hoạt động với Việt Nam trên các vùng biển của Việt Nam.

Trong bối cảnh có các thách thức chiến lược trong khu vực Indo - Pacific, chủ yếu do Trung Quốc gây ra, Ấn Độ và Việt Nam tích cực ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn đa phương, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nơi cả hai nước đều là ủy viên không thường trực. 


Việt Nam và thiết bị quốc phòng Ấn Độ

Hợp tác về quốc phòng, an ninh được coi là một trong những lĩnh vực "trụ cột và hiệu quả" của quan hệ song phương Việt - Ấn.

Ấn Độ đã cung cấp cho Việt Nam một gói tín dụng trị giá 100 triệu USD để mua 12 tàu tuần tra cao tốc.

5 tàu sẽ được đóng tại xưởng Kattupalli, thuộc tập đoàn Larsen & Toubro của Ấn Độ, và 7 tàu đóng tại nhà máy đóng tàu Hồng Hà ở Việt Nam. Dự kiến các tàu sẽ được hoàn tất vào giữa năm 2021.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hệ thống tên lửa Akash trong Lễ Diễu hành Ngày Cộng hòa Ấn Độ hôm 26/1/2020 ở thủ đô New Delhi

Ấn Độ cũng cho Việt Nam một gói tín dụng khác trị giá 500 triệu USD để mua các thiết bị quốc phòng của nước này.

Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ mua thiết bị nào, nhưng các nguồn tin cho biết Hà Nội quan tâm đến hệ thống tên lửa đất đối không Akash và trực thăng nhẹ Dhruv của Ấn Độ, theo trang The Diplomat.

Bàn thảo về khả năng Ấn Độ bán hệ thống tên lửa Brahmos cũng đã diễn ra nhiều năm qua. Các chuyên gia quốc phòng cho rằng sau cuộc xung đột ở thung lũng Galwan, Ấn Độ nên triển khai cả hai hệ thống Brahmos và Akash và không nên e ngại về phản ứng của Trung Quốc.

Ấn Độ trong thời gian qua cũng hỗ trợ đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm huấn luyện lực lượng gìn giữ hòa bình cho Việt Nam.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm 59 ứng dụng điện thoại di động có liên quan đến Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia

Căng thẳng Trung - Ấn

Quan hệ Trung - Ấn hết sức căng thẳng hồi giữa tháng Sáu khi một cuộc xung đột ở thung lũng Galwan đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.

Thung lũng Galwan được coi là khu vực có tầm quan trọng chiến lược với cả New Delhi và Bắc Kinh. Nó là điểm nóng trong cuộc chiến giữa hai nước vào năm 1962. Tình hình ở đó khá bình yên cho tới 15/6 khi xung đột chết người nổ ra.



Phía Trung Quốc sau đó cáo buộc tội binh sĩ Ấn Độ đã châm ngòi bạo lực trước bằng cách băng qua đường kiểm soát thực tế, và tuyên bố có chủ quyền đối với Thung lũng Galwan.

Cuối tháng Sáu, chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm 59 ứng dụng điện thoại di động có liên quan đến Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia.


Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire